Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nguyễn Xuân Phùng - Người hăng say "nhổ cỏ"

T

ôi biết Nguyễn Xuân Phùng từ cuộc thi vẽ, vẽ về chủ đề “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” do Sở Tư phap – Sở Văn thông tin và Báo Bình Trị Thiên phối hợp tổ chức 1984. Anh là người được giải trong cuộc thi ấy. Gần đây lại được đọc anh qua tập thơ trào phúng MONG ĐỜI ĐẸP HƠN do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành. Trong tình hình xã hội hiện nay, việc cho đời những tập sách như vậy là rất cần thiết. Tôi đồng tình với nhà văn Xuân Đức ở lời giới thiệu tập thơ: “Đọc tập thơ trào phúng này, ta cảm phục tác giả, một người kiên trì quét từng hạt bụi cho dù nó lẩn quất ở bất cứ xó xỉnh nào của đời sống… Từ những bữa nhậu vô nguyên cớ đến những cú chạm ly với câu hò hét đã trở thành bệnh hoạn “trăm phần trăm” đến quà cáp, biếu xén thói quan liêu, bệnh phô trương hình thức…”.

Nguyễn Xuân Phùng thì bộc bạch: “Tôi làm thơ trào phúng để phê bình, góp phần nhổ cỏ cho lúa tốt”.

Vâng, “quét bụi” hay “nhổ cỏ” đều là việc làm có ý nghĩa tích cực. Với lối nói châm biếm những thói hư, tật xấu, với thái độ thẳng thắn, chân tình nhìn vào mặt trái của sự vật, hiện tương; Nguyễn Xuân Phùng phanh phui cho mọi người thấy bản chất từng vấn đề tiêu cực, hủ lậu, làm ăn phi pháp; đồng thời khuyên mọi người nên tránh.

Đây là chuyện làm “giỗ”:

Cột điện cao thế dựng lên

Móng đổ qua quýt, vững bền được chăng

Lợn gà chén bớt xi măng

Rượu bia xói móng mòn năm sáu phần.

Và đây là chuyện ăn nhậu:

Có hội nghị biến thành hội ăn

Nếu thiếu rượu thịt, thừa nếp nhăn

Nguyễn Xuân Phùng gọi phần ăn sau phần họp là “phần hai La–mã”, phê phán “phần một thì nhỏ phần hai to”, “một bữa chén ngang một tháng lương/ Của tiền chung chạ chẳng xót thương”.

Còn đây là chuyện rút của công biếu xén nhau:

Bao của quý ông ôm về

Toàn thứ cao giá, hả hê lòng bà

Để giữ gìn đồng ruộng, Nguyễn Xuân Phùng chỉ trích những kẻ “vì tham con tép con tôm/ ông cuốc bờ ruộng đặt nơm giăng lờ” để bảo vệ rừng cây và phòng ngừa hạn hán, lũ lụt, anh cảnh báo mọi người “Đốt phá rừng thật nguy hiểm/ lũ quét hạn hán tức thì xảy ra”. Đặc biệt là với các em nhỏ - thế hệ tương lai của đất nước mà anh hằng ngày hằng giờ góp phần chăm nom dạy dỗ, anh phê phán kịch liệt các quán xép trước cổng trường làm hư hỏng nhân cách học sinh:

Nhăm nhe các mẹt hàng quà

Mong giờ chóng hết, ùa ra mua hàng

Kẹo, bánh, quả, thuốc… dọc ngang

Hút, nhai nhồm nhoàm, mất vẻ văn minh

Tôi có cảm nghĩ nghững cái gì không tốt, không đẹp, vớ vẩn đều làm cho Nguyễn Xuân Phùng khó chịu, căm ghét. Từ việc cấp dưới lừa cấp trên, văn công lừa khán giả, đến việc ăn xổi ở thì, bia ôm bia ấp, ki lô oác… ki lô éc, thi nhau đám cưới to, lấn choán đường quốc lộ phơi rơm…

Theo anh:

Làm những việc bất chính, bất minh

Là tự tay châm lửa thêu mình

Vì thế, anh khuyên răn mọi người:

Hãy vì ích nước lợi dân

Đừng biến quốc lộ trở thành sân riêng.

Hoan nghênh tinh thần dũng cảm chống tiêu cực của ngòi bút Nguyễn Xuân Phùng. Là một thầy giáo dạy giỏi toán cấp 3 – lại là một nhà thơ trào phúng, hy vọng anh sẽ còn đóng góp cho đời nhiều học sinh là hoa thơm trái ngọt của chế độ XHCN, không chỉ giỏi toán mà còn giỏi văn, và trở thành những người tốt trong tương lai, sống đẹp trong cuộc đời như anh mong ước.

                                                                                                   L.H.X

Lý Hoài Xuân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 68 tháng 05/2000

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

6 Phút trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground