Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nữ giới và vấn đề bình đẳng giới hiện nay

Tạo hóa sinh ra phụ nữ với thiên chức cao quý là làm mẹ, là người thầy đầu đời. Phụ nữ cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học nghệ thuật, là biểu tượng cho cái đẹp bất tận. Bên cạnh những mỹ từ mà cuộc đời dành cho họ, thì nữ giới cũng thường chịu những thiệt thòi nhất định, do đặc điểm sinh học và định kiến xã hội. Cuộc sống càng hiện đại, xã hội càng quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ; vì thế vấn đề bình đẳng giới luôn được đặt lên hàng đầu trong mối quan tâm của các quốc gia, dân tộc.

Mẹ, con gái và mùa xuân - Ảnh: T.Đ

Mẹ, con gái và mùa xuân - Ảnh: T.Đ

Nữ giới trong truyền thống văn hóa Việt

Ngay từ trong quan niệm về sự hình thành dòng giống người Việt đã đề cao yếu tố mẫu (mẹ). Truyền thuyết Con rồng cháu tiên kể về mẹ Âu Cơ là một phụ nữ có lòng nhân hậu, đi khắp bốn phương cứu chữa bệnh cho mọi người. Một ngày nọ, nàng hóa thành chim phượng hoàng. Lạc Long Quân là thần rồng từ biển gặp Âu Cơ và kết nên câu chuyện tình yêu huyền thoại. Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên non, từ đó tạo nên dòng giống Lạc Hồng.

Không chỉ thiên chức sinh sản nòi giống, người mẹ trong huyền thoại dân gian cũng gắn với sự chịu thương chịu khó, đức hy sinh cao cả. Chuyện về một người phụ nữ lớn tuổi nhưng chưa có con, một hôm bà đi làm đồng thấy một dấu chân liền ướm chân mình vào. Sau đó bà sinh hạ được một cậu bé đặt tên là Gióng, nhưng mãi đến ba tuổi Gióng vẫn chưa biết nói. Đến khi nghe tin giặc Ân kéo tới, cậu bé Gióng liền vụt lớn và cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, mặc áo giáp sắt, cầm gươm sắt đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nguy cho xã tắc.

Mẹ Âu Cơ và mẹ Thánh Gióng là hai trong số những cổ mẫu được người dân tôn xưng thánh và thờ phụng, tạo nên tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam đặc sắc. Ngày 1/12/2016, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa (Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia), di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự vinh danh này cũng là một khẳng định về sự đề cao, tôn trọng phụ nữ trong đời sống Việt từ lâu đời. Tôn thờ mẫu (mẹ) như là cách biểu đạt trọng thị với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Thông qua tín ngưỡng thờ mẫu, người xưa gửi gắm những ước vọng giải thoát phụ nữ khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội phong kiến.

Sự vượt lên mạnh mẽ của nữ giới trong lịch sử cũng góp phần làm nên truyền thống nồng nàn yêu nước của dân ta. Đó là các nữ anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô Mê Linh; Bà Triệu - thủ lĩnh những cuộc nổi dậy đã làm lung lay tận gốc rễ thành lũy đô hộ nhà Ngô.

Sang đến thế kỷ XX, chúng ta còn có biết bao tấm gương anh dũng chống Pháp, chống Mỹ, với quyết tâm "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Tinh thần anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm đang đã khẳng định tầm quan trọng của nữ giới trong xuyên suốt lịch sử dân tộc và cuộc sống hôm nay.

Vẫn còn nhiều trở lực

Trong những năm qua, ở nước ta, nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên; công tác phụ nữ và bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu to lớn. Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tuy vậy, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống, đồng thời có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức.

Quan niệm Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người Việt, trong đó có những định kiến về nữ giới. Chẳng hạn, cho đến nay người Việt vẫn còn nếp nghĩ con trai quan trọng hơn con gái, dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh và bạo lực với nữ giới. Trong nếp nghĩ của nhiều người, nữ giới vẫn thường bị coi là thấp kém hơn nam giới, dẫn đến vai trò kém quan trọng hơn trong thực hiện công việc và tiếng nói ít trọng lượng hơn khi bàn bạc hay đưa ra các quyết định.

Đó đây vẫn còn quan niệm nữ giới chỉ có hai việc quan trọng là sinh đẻ (tái sản xuất) và phục vụ nội trợ. Phụ nữ thường được gán với những đức tính đảm đang, nhu mì, dịu dàng, song cũng từ đó nảy sinh định kiến buộc họ phải biết vâng lời, biết nghe theo người đàn ông. Nhiều công việc không được trả lương trong gia đình thường được giao cho phụ nữ như: nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái và người già, người bệnh… Đấy có thể là đức hy sinh của phụ nữ, nhưng mặt trái của nó là tình trạng lạm dụng lao động, gây nên những bất lợi cho nữ giới và đánh mất cơ hội của họ ngoài xã hội.

Việc phân công lao động và nuôi dạy con cái trong gia đình đã có sự chia sẻ giữa chồng và vợ, tuy nhiên, các vụ bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra, thời gian làm việc nhà của phụ nữ trong ngày vẫn còn cao hơn nam giới. Một số địa phương tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nam giới ngoài công việc trên nương rẫy ra vẫn còn ít chia sẻ việc nhà với vợ.

Trong lĩnh vực giáo dục, hiện nay trẻ em gái được bình đẳng về cơ hội học tập. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng trong mỗi gia đình, nam giới vẫn được ưu tiên học hành hơn. Nếp nghĩ "con gái học cao khó lấy chồng" dường như vẫn còn trong nhiều gia đình nặng nề tư tưởng cũ. Đôi khi, vì định kiến quá lâu dài ấy mà hình thành nếp nghĩ ngay chính trong bản thân nhiều phụ nữ. Nhiều người cho rằng nếu con trai đi học thì cơ hội thành đạt, thăng tiến sẽ cao hơn phụ nữ.

Văn hóa làng xã từ xưa thường trọng nam, khinh nữ. Đàn ông con trai thường được giao việc thờ tự, nối dõi, tham gia các việc làng mạc, họ tộc với tư cách chính. Ở nhiều làng quê, chỉ có nam giới được đến đình làng hay nhà thờ họ để hành lễ, còn phụ nữ chỉ là người phục vụ nấu nướng. Trong các loại giấy tờ liên quan đến hộ gia đình, nam giới thường vẫn được ưu tiên đứng tên.

Thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng kể: Trong hệ thống chính trị, tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 1/6 đại biểu, đạt 16,67%. Tỷ lệ tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 ở cấp tỉnh là 12/50 người, đạt 24%; cấp huyện: 76/291 người, đạt 26,12%; cấp xã: 597/2821 người, đạt 21,16%. Nữ lãnh đạo thuộc sở, ban, ngành là 14/77, đạt 23,1%; nữ lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố: 2/21 đạt 9,5%. Nữ lãnh đạo cấp phòng thuộc sở hoặc tương đương: 78/233, đạt 33,47%.

Trên phương diện lao động việc làm, năm 2024: Tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương khoảng 38%; tỷ lệ lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp khoảng 36%; tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp 25%. Về trình độ học vấn, năm 2024, tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ khoảng 42%. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ xấp xỉ 21%. Đây là những con số thể hiện sự tiến bộ ở một địa phương còn khó khăn như tỉnh Quảng Trị, song vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra.

Vượt qua định kiến giới

Bình đẳng giới là một biểu hiện quan trọng của văn minh loài người. Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước huy động sức lao động của các tầng lớp, thành phần để tiến vào kỷ nguyên mới thì nữ giới càng cần được đề cao. Phải làm sao để không có sự phân biệt đối xử về quyền, trách nhiệm và cơ hội của các giới. Khi đó, nữ giới và nam giới được tôn trọng như nhau, tiếp cận nguồn lực và thụ hưởng thành quả như nhau, đóng góp vào sự phát triển chung như nhau, tạo nên sức mạnh và nguồn lực cho công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

Ở nước ta, phụ nữ dần được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện. Bình đẳng giới của Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp đã có nhiều sáng tạo trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về công tác phụ nữ.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới, xem đó là một nguyên tắc căn bản của công bằng để xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanh niên, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII).

Nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng cũng kỳ vọng nữ giới: Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới tức là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Về mặt cơ chế, cần tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.

Để đạt được những kỳ vọng trên, ngoài chủ trương và cơ chế chính sách, còn có ý thức của mỗi người và cộng đồng, làm sao để phụ nữ ngày càng phát huy hết vai trò của mình trong sự nghiệp chung của xã hội.

TÂM ĐỒNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 366

Mới nhất

Nửa thế kỷ "Nối tròn một vòng Việt Nam"

16/04/2025 lúc 10:42

Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta. Đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này. Cũng như những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả những kết quả đó... Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. 

Ý thức về giới, một tiếng nói khác trong văn chương

16/04/2025 lúc 10:30

“Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có sự diệu kỳ”, Ntozake Shange, nữ nhà thơ người Mỹ ghi dấu ấn trong các phong trào nữ quyền, đã từng phát biểu như vậy. Phụ nữ là một nửa thế giới, là một thực thể sống động không thể thiếu trong văn chương.

Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức, hướng đến báo chí chuyên nghiệp, hiện đại

16/04/2025 lúc 10:49

Tạp chí văn nghệ địa phương là diễn đàn Văn hóa - Văn nghệ của những người yêu mến văn học nghệ thuật. Tạp chí mang sứ mệnh giới thiệu, lan tỏa những nét đặc sắc văn hóa vùng miền, phản ánh sâu sắc các sự kiện chính trị, thành tựu kinh tế - xã hội, góp phần vun đắp, phát triển nền văn hóa giàu bản sắc của quê hương, quảng bá rộng rãi hình ảnh đất và người đến bạn bè gần xa.

Tọa đàm “Văn học nghệ thuật Quảng Trị - 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” 30/4/1975-30/4/2025

7 Giờ trước

Sáng ngày 18/4, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị tổ chức tọa đàm “Văn học nghệ thuật Quảng Trị - 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” 30/4/1975-30/4/2025.

Quảng Trị tổ chức triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa trong trường học

16 Giờ trước

TCCVO - Sáng 18/4/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP. Đông Hà.

Trưng bày tư liệu, xếp sách nghệ thuật với chủ đề “Quảng Trị cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

18 Giờ trước

TCCVO - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, sáng 18/4/2025, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng

Dùng dằng với bến sông xưa

13/04/2025 lúc 09:13

Ngoại kể tôi nghe câu chuyện về một thời vừa đẹp, vừa đau, cứ day dứt trong lời hát ru, trong tiếng ầu ơ da diết. Dần dà tôi mê chuyện thời của bà, nó vọng lại từ bến nước, dòng sông. Nếu sông thôi chảy thì may ra chuyện của bà mới thôi dùng dằng.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground