Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Phan Quang - Nghề báo - Nghiệp văn

N

hà báo, nhà văn Phan Quang thuộc thế hệ đàn anh của tôi cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Khi tôi mới là học sinh những năm đầu trung học cơ sở khi ông đã là biên tập viên báo Cứu quốc Liên khu IV, rồi phóng viên báo này ở các mặt trận Bình Trị Thiên, Thượng Lào, có quan hệ rộng với các nhà chính trị, nhà văn hóa ở vùng tự do Bắc miền Trung. Phan Quang không có điều kiện học lên cao, nhưng nhờ đam mê sự nghiệp báo chí, văn chương, đi nhiều, hiểu rộng, tinh thông tiếng Pháp đã tạo cho ông một phông văn hóa tổng quát (culture generale) và một phương pháp sáng tạo khoa học. Hơn 60 năm cầm bút, sự nghiệp báo chí, văn học của Phan Quang thật đồ sộ với 40 đầu sách, với tuyển tập 3 cuốn (1999) và nay là tuyển tập 10 năm (*) mà tôi đang có trong tay. Đó là chưa kể thì giờ vật chất cho công tác quản lý (ủy viên Bộ biên tập báo Nhân Dân), Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam nhiều khóa, Thứ trưởng bộ Thông tin, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, đại biểu quốc hội ba khóa và là Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của quốc Hội). Có thể nói, ít có nhà văn, nhà báo, nhà khoa học nào mà có sự kết hợp hài hòa giữa công tác quản lý và công tác chuyên môn. Cái trước bổ sung cho cái sau về chỗ đứng, cách nhìn; còn cái sau làm phong phú cho cái trước về tầm nhìn văn hóa, tố chất nhân văn trong ứng xử. Một số người cứ thiên kiến nghĩ rằng, công tác quản lý sẽ làm thui chột công tác chuyên môn. Ý kiến đó là sai lầm, chí ít là trường hợp Phan Quang.

Có nhiều chuyện để bàn về Tuyển tập của một nhà báo lớn, một nhà văn thành danh với gần 1000 trang sách có khối lượng thông tin lớn, kiến thức uyên bác nhiều bài có tính học thuật cao, tính thực tiễn ngồn ngộn (có thể dùng làm tài liệu giảng dạy ở các báo chí Học viện báo chí và tuyên truyền…), người viết dù có “chắc tay” cũng khó truyền đạt cho hết ý đẹp, lời hay của Tuyển tập. Vì vậy, trong bài viết này tôi xin nêu hai nội dung tâm đắc, sở đắc.

I. Chất lý luận, học thuật trong một số tiểu luận

Điều đọng lại sâu đậm nhất trong tôi là bài: Tư duy và phong cách báo chí Hồ Chí Minh. Bài viết không dài, nhưng tác giả đã nói đủ những điều cần nói mà Bác Hồ thường căn dặn báo giới: tính chiến đấu, tính nhân dân, vai trò chiến sĩ của nhà báo. Ý mới của bài viết là tác giả đã tiếp cận đối tượng từ góc nhìn văn hóa: “Báo chí vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là phương tiện xây dựng, truyền bá và thực thi văn hóa ( tr.660 ). Quan điểm báo chí của Hồ Chí Minh là tự do tư tưởng; văn phong báo chí phải giản dị, dễ hiểu phổ thông, hoạt bát, nhưng không có nghĩa là phàm tục, tự nhiên chủ nghĩa, thích thì tô hồng, không thích thì bôi đen. Nhà báo phải “viết cho văn chương, cho người đọc thấy hay, thấy văn chương mới thích đọc”. Hồ Chí Minh là người kế thừa V.I.Lênin và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác trên bình diện báo chí kiểu mới, mà nội dung có liên quan đến bài viết này là tính văn hóa. Trong thời kỳ tân kinh tế ở Nga, một câu hỏi đặt ra bức thiết đối với chính quyền Xô Viết được Lênin đặt câu hỏi: “chúng ta thiếu gì ? - và trả lời: tính văn hóa, sự hiểu biết tri thức quản lý…”. Vậy tính văn hóa trong báo chí nằm ở đâu ? đó là quá trình dân chủ hóa, tự do hóa đối với toàn dân. Tri thức trên báo chí là cội nguồn của tự do báo chí. Ngày nay báo chí là nơi hội tụ một khối lượng khổng lồ tri thức, thông tin trôi nổi trên nhiều phương tiện truyền thông kể cả internet đang làm giàu trí tuệ loài người, trực tiếp tham gia và sản xuất xã hội. Nếu định hướng đúng thì ngay cả “sự thật thấp hèn”, “sự thật màu xám” cũng có giá trị phản biện hơn “sự giả dối cao thượng” như những hiện tượng thổi phồng thành tích trong một số ngành, đánh tráo việc chuyển giao đất nông nghiệp cho sân Golf với mục đích vụ lợi, ý đồ các dự án biến công viên Thống Nhất thành một kiểu Disneyland hoặc trung tâm thương mại hàng chục tầng tại công viên Tuổi trẻ ở Hà Nội đã bị hủy bỏ, do thiếu ý thức văn hóa.

Nhân hội thảo về Ngô Tất Tố, Phan Quang có bài Nghề báo nghiệp văn nói về mối quan hệ giữa văn học và báo chí với những kiến giải thuyết phục. Văn học triết luận hơn báo chí, nhưng báo lại lô gích hơn văn học. Dù là người sinh trước, kẻ đẻ sau, nhưng đều là anh em một nguồn cội. Cái này bổ sung cho cái kia, trong cái này có cái kia. Phần lớn các nhà văn trước khi thành danh đều đã làm báo hoặc là nhà báo chuyên nghiệp. Ông chê một số nhà báo “dường như mãi mê săn nguồn tin trực tuyến trên internet để chuyển vội đến người đọc mà xao nhãng… trau dồi chủ nghĩa…”. Bài báo mà thiếu chất văn, tệ hơn là văn vẻ lủng củng thì không chỉ gây phiền hà cho người đọc, mà còn làm hỏng tiếng mẹ đẻ. Dự báo của ông về quá tr×nh tích hợp giữa văn học và báo chí trong xu thế toàn cầu hóa là có cơ sở (tr.659). Trong các bài Con người và tâm linh, Về ý chí và tính cách Việt Nam, Cuộc bút chiến về Nho giáo, Nhân tài nhìn từ hai phía, Tài năng và nhân cách, Văn hóa của người làm báo v.v… tuy cách đặt vấn đề khác nhau, ý tưởng không giống nhau,  nhưng cùng xuất phát điểm: tầm nhìn văn hóa. Trong bài đầu tiên, Phan Quang luận giải mối quan hệ giữa thế quyền và tôn giáo theo quan điểm duy vật lịch sử. Người cách mạng theo thuyết vô thần, nhưng tôn trọng quyền tâm linh của mỗi cá nhân, theo tôn giáo, tín ngưỡng hay không theo. Bởi đó là quyền dân chủ được ghi trong Hiến pháp. Đọc bài này, tôi liên tưởng tới những kiến giải của M.Gorki bàn về chúa Trời. Trên thực tế việc tôn vinh hay chống chúa Trời gắn liền với điềuthiện và cái ác. Giả sử chúa Trời là biểu tượng của điều thiện thì hà cớ gì mà chống; đàng này chúa Trời chỉ là cái thiện của những kẻ cũng cố quyền lực của mình. Bài báo có một số thông tin thú vị về cải cách Thiên chúa giáo. Ngày nay Chúa không còn là “đấng toàn năng nữa”, điều đó cho phép cộng đồng Vaticăng II ( 1962 - 1965 ) ban hành một số quy định mới để phù hợp với thực tiễn mới: giữa đạo với đời, giữa đạo pháp với dân tộc, để các đạo hữu vừa kính chúa vừa yêu nước. Đọc Cuộc bút chiến về Nho giáo 1930 giữa hai bậc thức giả: Trần Trọng Kim và Phan Khôi, người đọc hôm nay rút ra được bài học về văn hóa tranh luận. Quan điểm của họ đối lập nhau, sở đắc, cá tính rất khác nhau, nhưng cả hai đều nói năng lịch thiệp, gọi nhau bằng tiên sinh khi tranh luận, thẳng thắn phê bình những điều chưa phải; vừa công nhận những ưu điểm của người, vừa dũng cảm nhận cái sai của mình mà điểm qui tâm là nhờ ý thức dân tộc vì tương lai nền quốc văn quốc ngữ dân tộc.

IINặng lòng với quê hương Quảng Trị

Một chùm bài viết về quê hương Quảng Trị, ở đó đối với Phan Quang hễ chạm đến tuổi thơ, làng quê nghèo, kỷ niệm tuổi học trò ở mảnh đất địa linh này là dường như tâm hồn ông rung lên với những cảm xúc trào dâng, những hoài niệm tha thiết. Trả lời phỏng vấn Báo Lao động  ngày 21- 06 - 2007, ai cũng thấy Phan Quang nặng lòng với quê hương: “…Tôi vẫn thấy mình là người Quãng Trị 100% với những bản tính khó sửa: thẳng thắn, trung thực đến cực đoan, vụng về trong đối xử… Nhưng xứ quê nghèo ấy lại có những tiếng hát, giọng hò, giọng nói nghe thấy thân thương, gia diết… nó đã tạo nên tâm hồn đa cảm, tạng người lãng mạn của mình. Tôi được nhận từ quê hương nguyên vẹn con người tôi” (tr.828). Hai phẩm chất thẳng thắn, trung thực và đa cảm, lãng mạn thật ra không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau. Điều này ta thấy rõ khi ông viết những ký ức về làng quê, về truyền thống gia phong, về những danh nhân quê gốc Quảng Trị. Quê hương đối với Phan Quang là những cảnh vật gần gũi và những con người thân thuộc. Đó là vùng đất gió Lào, cát trắng, là con sông Thạch Hãn mà mùa nước nổi thì trong veo hiền lành uốn khúc, là tiếng “hò đập bắp” những đêm hè ở cái làng có bãi trồng ngô ở thượng nguồn Ba Lòng, là những câu hát ru từ giọng trầm buồn của người mẹ: Rồi mùa toóc rạ, rơm khô, bạn về xứ bạn biết nơi mô mà tìm; Chiều chiều ra đứng cửa sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều v.v…Ở đó là cội nguồn mà trung tâm là thân phụ của ông, con người khi tiết, khâm phục nghĩa lớn của phong trào Cần Vương, với nghị lực biết ngẩng cao đầu để chờ vận nước thống nhất.

Nói đến quê hương Quảng Trị là nói đến tinh, khí, thần của một vùng đất thiêng, ở đó đã sản sinh ra những nhân kiệt. Phan Quang ghi qua một số chân dung đó là Lê Duẩn trong bài Tầm cao trí tuệ; có nhiều bài viết về nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, về triết lý tình thương và lẽ phải, về lăng kính triết học khi nghiên cứu con người, nhất là người phụ nữ Việt Nam của Cố Tổng bí thư. Phan Quang triển khai bài viết theo những kỷ niệm mà ông trực tiếp nghe “anh Ba” nói chuyện vào năm 1952 tại Chi hội văn nghệ liên khu IV, lần cè Tæng bÝ th­ gặp mặt các tổng biên tập trong một cuộc tập huấn vào những năm 80, những chuyến đi về Vĩnh Linh, Triệu Phong về làng Hậu Kiên, làng Bích La v.v… được ông ghi trong nhật ký, nhớ lại những luận điểm sắc sảo của nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng: “Làm báo là làm công tác khoa học đồng thời là làm nghệ thuật” (tr.261); “thắng lợi này (đại thắng mùa Xuân 1975) là của toàn dân tộc, không phải của riêng ai” (tr.259); đời người phụ nữ ở bất kỳ đâu có gì quý hơn chồng con, vậy mà các bà mẹ, người vợ chấp nhận chồng con đi chiến đấu Tổ quốc, mà cầm chắc là khó tránh tổn thất hi sinh. Còn gì anh hùng hơn thế? (tr.259). Nhắc tới Nguyễn Hữu Ba, người nhạc sĩ đồng hương thuộc lớp đàn anh, ông ca ngợi cuộc đời lao động nghệ thuật cần mẫn và khiêm nhường vì sự nghiệp chấn hưng, truyền bá âm nhạc dân tộc. Viết về Trần Hoàn, sau cái chết đột ngột của tài năng âm nhạc cách mạng, người vốn là đồng hương, đồng tuế, đồng sự và có thời là cấp trên của mình, Phan Quang dành những tình cảm chân thật đối với người nghệ sĩ chân chính, giàu lòng nhân nghĩa, suốt đời mang cái đẹp đến cho đời… Giải thưởng Hồ Chí Minh trao cho âm nhạc Trần Hoàn là ghi công cực kỳ xứng đáng. Ở chân dung Chế Lan Viên - nhà báo; tác giả tuyển tập tránh lặp lại những nhà phê bình đã có những khảo cứu công phu, mà khai thác vùng trí tuệ ít người biết của nhà thơ lớn. Trong lời tựa cho tập ký Người và đất của Phan Quang (1988), Chế Lan Viên viết: “ Nghề cũ và là nghề chính của tôi trong thời chống Pháp: nghề báo hằng ngày!... Cho tôi tỏ lòng biết ơn cái nghề bạc bẽo mà chúng tôi rất trung thành, cái nghề hèn mọn mà lại cao cả đó. Xưa làm thơ tôi hít hương trên ngọn cây, giờ làm báo tôi phải nếm cả rễ cây dưới đất. Và nhờ cái nghề làm báo khô khan thời chống Pháp mà sang thời chống Mỹ, tôi làm thơ lại được, hơn thế còn làm thơ khá dạt dào (tr.325). Nhờ nếm cả rễ cây văn hóa dân tộc, chất hùng biện của văn chính luận, tính thời sự của báo chí mà Chế đã thành công trong tập ký Những ngày nổi giận, tập thơ Những bài thơ đánh giặc, nhiều bài thơ: Người đi tìm hình của nướccái hầm chuông giản dị; Ở đâu, ở đất anh hùng cùng nhiều bài tham luận giàu chất nhân văn được đọc tại các hội nghị quốc tế: Nền văn hóa từ cuộc sống, NghÜvề Đông - ki - sốt. Chân dung văn học của Phan Quang đậm chất trữ tình, với những câu chuyện trực cảm giàu liên tưởng trong trường hợp Thanh Tịnh. Nói về vốn thơ ca dân gian tài đọc tấu, kể chuyện của Thanh Tịnh hay đọc Quê mẹ của nhà thơ, ông nhớ tới thân phận mẹ mình thời son trẻ. Viết về cán bộ lãnh đạo cấp của Nhà nước như Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh… ông khai thác sự đóng góp của họ về báo chí từ góc nhìn văn hóa.

Phan Quang - Tuyển tập mười năm có trên dưới 70 ảnh phẩm, bút tích về mối quan hệ của ông với các nhà hoạt động chính trị, nhà văn hóa lớn, các nhà báo danh tiếng trong nước và quốc tế, về những chuyến đi nước ngoài ở nhiều châu lục nói lên sự hoạt động đa dạng, năng động, mối quan hệ đầy uy tín giữa bạn bè quốc tế, khi ông là Phó chủ tịch Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ), là nhà báo có tên trong từ điển Những người nổi tiếng thế giới (Whos who in the world của Mỹ năm 1995 - 1996). Tuyển tập không tránh khỏi một số thiếu sót như việc cấu trúc các phần trong bố cục chưa thật sự lô gích: có nhiều tiểu luận đáng lẽ phải đưa vào phần  Trên đường tìm học và suy ngẫm thì lại đưa xuống phần: Quê hương và thời cuộc. Văn của Phan Quang nói chung lưu loát, giàu cảm xúc, nhưng có một số câu, đoạn dài dòng, lời bất cập ý, ví dụ các trang 278, 261…

Mấy năm gần đây, từ khi nghỉ hưu (2003) tâm ông được nhàn, nhưng trí không bao giờ nhàn. Ông đọc sách, viết báo, chuẩn bị tham luận khoa học, dự các cuộc sinh hoạt ở Hội nhà văn, Hội nhà báo và những chuyến đi… Ông còn là chủ tịch Hội đồng hương Quảng Trị tại Hà Nội. Nếu có điều gì đó nói khái quát về con người của Phan Quang, thì tôi mượn lời người xưa: Có ba điều bất hủ của một đời người: lập đức, lập công, lập ngôn, thì Phan Quang - nhà báo, nhà văn bắt đầu sự nghiệp văn chương, báo chí của mình bằng lập đức, từ chữ đức, chữ tâm.

                                                                         H.S.V

 

Hồ Sĩ Vịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 177 tháng 06/2009

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

7 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

7 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

7 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

8 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

31/03

25° - 27°

Mưa

01/04

24° - 26°

Mưa

02/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground