Đ |
ược sự giúp đỡ của Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, phòng tranh của họa sĩ Trịnh Hoàng Tân lại một lần nữa ra mắt công chúng thủ đô.
Hòa sắc trong tranh gây ấn tượng mạnh với người xem, khi thì dung dị hiền hòa, khi thì bừng nhiệt huyết, khi thì tương phản chói chang… Nghệ thuật của anh có thể công bố với đồng bạn rằng anh còn đi sâu hơn nữa.
Thật đáng mừng họa sĩ trẻ miền Trung mà trong mình có hai đầu đất nước.
Vào giữa mùa hè oi bức ở Hà Nội, người xem bước vào phòng tranh của Trịnh Hoàng Tân thấy bâng khuâng nhẹ nhõm.
Bức tranh Thành Cổ, người xem nhận thấy nền cũ, thành xưa trải qua biến thiên năm tháng vẫn còn đó tự thuở nào. Như mỗi họa sĩ khác, Trịnh Hoàng Tân đã không chịu dừng lại trước một thành quả nào, mà không ngừng khám phá, sáng tạo. Tình cảm buồn, vui và hy vọng, được anh biểu hiện trên tranh một cách rõ nét. Thực tế mà tác giả phản ánh chính là sức sống tràn đầy đang không ngừng chuyển động với những huyền thoại của vùng đất khắc nghiệt mà âm hưởng sâu lắng, lay động đến từng công chúng cảm nhận nghệ thuật.
Tranh Hương cỏ đêm hoa đêm, cỏ dại một tồn tại thiên nhiên khi tắt nắng chiều hôm có trăng sao, đêm tối vẫn hữu tình. Đó là một vùng đất, một hồi ức tác giả đã sống qua. Sự tồn tại ấy vẫn đang cần sự thay da đổi thịt, để cuộc sống lắp đầy ý nghĩa trong sáng và thú vị.
Hội họa là từ ngữ nghệ thuật mà người ta phải bình tâm, trầm lặng mới thấy hết được sức thuyết phục của nó. Trong khi đó nghệ sĩ nào cũng cô đơn hoàn toàn ở giờ phút sáng tạo. Khi thành đạt thì lòng vui như hội trước đám đông bạn bè nhộ nhịp hân hoan. Trịnh Hoàng Tân cũng tâm trạng đó.
Tranh Đông Hà xưa là phong cảnh lịch sử đã diễn ra ở một giai đoạn mà sự tàn phá của chiến tranh còn lưu giữu trên tranh và trong suy tư của từng cá thể.
Những tranh: Ra khơi, Ở một cửa biển, Chợ trên sông là những tác phẩm nói về những con người sinh sống trên sông nước. Người ta cảm thụ ở đây một Quảng Trị thân thương, đã từng nhiều thời sóng gió, nay vẫn trở lại cuộc sóng thanh bình. Tranh đẹp rực rỡ bởi màu sắc tươi mát, trong trẻo, bút pháp linh hoạt sự ẩn hiện của màu với tương phản tế nhị, tạo nên sự phong phú đến linh diệu.
Phòng tranh của họa sĩ Trịnh Hoàng Tân thật đa dạng về tình cảm mà rất thống nhất về phong cách.
Xem tranh người ta nhận ra anh ngay. Họa sĩ Trần Khánh Chương, Phó Tổng thư kí Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhận xết rất đúng: “Đây là một phòng tranh đẹp, đa dạng tại thủ đô Hà Nội” Họa sĩ Nguyễn Tấn Cứ, cán bộ nghiên cứu Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có ý kiến rất hay: “Dù ở đâu, đi đâu, mỗi mình cô đơn, mà làm nên một ý nghĩa, cái quý và cái trọng là ở đó Nghệ thuật vô biên. Mình chỉ chiếm giữ được mảnh nhỏ rách rưới mà được chấp nhận đó là vinh quang rồi.”
Qua năm mươi bức tranh được trưng bày ở Hà Nội, lần này Trịnh Hoàng Tân biết nhìn cảnh vật ở nhiều chiều khác nhau ở nhiều đường tầm mắt khác nhau với không gian hòa tan, ước lệ. Hình tượng được sắp xếp theo lô gich thẩm mĩ nhưng không trái với thực tế ngoài đời. Vì vậy, tranh của anh không bị khô cứng, hay bị rơi vào sao chép tự nhiên. Ngoài ra anh đã biết tận dụng tối đa sức biểu hiện của chất liệu bột màu.
N.V.C