Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sen hồng một độ

Nhắc đến hoa sen, nhiều người liên tưởng đến làng Kim Liên, tục gọi là làng Sen xứ Nghệ, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi trồng rất nhiều sen, thường khoe sắc đua hương cho người dân quê và đặc biệt cho du khách gần xa thưởng ngoạn. Hoa sen được nhiều người chọn và đề cử là Quốc hoa Việt Nam.

Còn với Thành Cổ Quảng Trị lại thường gợi đến cỏ, đặc biệt là cỏ non, có lẽ ám ảnh từ bài hát rất hay, thổn thức cả nỗi niềm và xúc động tận tâm can của nhạc sĩ Tân Huyền Cỏ non Thành Cổ. Nhưng nếu để ý một chút thì sẽ thấy sen được trồng khá nhiều, đặc biệt là hai bên hồ nước cổng vào thành. Và đây là loài sen trắng, một giống sen quý, lặng lẽ, thanh khiết trong không gian tưởng niệm thiêng liêng và bi tráng. Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính còn gọi là bồ đề tâm, hoa có tám cánh theo quan niệm Phật giáo là tám đức hạnh. Dịp tháng tư, về với Thành Cổ sẽ thấy lòng lắng lại khi ngắm nhìn hoa sen nơi đây, cảm nghiệm sâu hơn những câu chuyện chiến tranh và hòa bình khi khói lửa đâu đó bên trời kia vẫn bao trùm cuộc sống bao người. Và mặc dù không phải là một địa phương nổi tiếng với hoa sen nhưng nhiều làng quê trên đất Quảng Trị cũng có những hồ sen đẹp và ấn tượng như: Phương Sơn, Vệ Nghĩa (Triệu Phong) hay Trường Phước, Lương Điền (Hải Lăng)...

Trong vài dịp chuyện trò với họa sĩ Trương Đình Dung ở thành phố Đông Hà, anh cũng bày tỏ tình yêu đối với hoa sen và để tâm sáng tác nhiều họa phẩm có giá trị mỹ thuật về loài hoa đặc biệt này. Còn cố họa sĩ Võ Xuân Huy có bức tranh sen đỏ cũng rất ấn tượng. Sen đỏ biểu tượng cho trái tim sơ khai.

Hoa sen với nhà Phật có một vị trí đặc biệt quan trọng. Người tu hành được ví với hoa sen, Đức Phật ngự tòa sen, sen được trồng trong các ao, hồ của chùa. Hình tượng sen có mặt thường xuyên và trang trọng trong các tác phẩm hội họa và điêu khắc chốn thiền môn. Trong lịch sử hàng ngàn năm phong kiến, hoa sen chiếm lĩnh trong suốt chiều dài của mỹ thuật, đặc biệt là với các công trình Phật giáo. Trong văn học cổ có bài thơ như sau:

Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên,

Xuất ố nê trung sắc chuyền liên;

Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,

Tu hành diệu lý kháp như nhiên.

Tạm dịch là:

Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,

Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi;

Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột,

Cái lý tu hành cũng thế thôi.

Chùa Một Cột ở Hà Nội cũng là hình tượng hoa sen mọc giữa hồ.

Người Việt hầu như quen thuộc với bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ba câu trước là tả thực, câu cuối đề cao tính vô nhiễm của hoa sen, còn tượng trưng cho đức tính của người quân tử và bậc tu hành. Riêng câu cuối, nhà thơ Phùng Quán đã nổi giận vì cho rằng đó là câu thơ bội bạc, phản trắc trong văn học dân gian vì nói vậy là vô ơn với bùn lầy... Kể thêm như vậy để tham khảo một cách "phản biện văn học dân gian" của một thi sĩ cuộc đời chìm nổi.

"Lưỡng quốc trạng nguyên" được xem là danh xưng của danh sĩ Mạc Đĩnh Chi. Tương truyền ông có dung mạo xấu xí, khó nhìn nên khi đỗ đạt trạng nguyên năm 1304 vào triều bệ kiến thì mắt rồng của vua có vẻ không vừa ý. Thấy vậy ông bèn sáng tác bài phú cũng là một kiệt tác để đời Ngọc tỉnh liên, nghĩa là Hoa sen giếng ngọc để ngợi ca một loài hoa quý và cũng tỏ rõ cốt cách và sở nguyện của mình. Vua Trần Anh Tông đọc ngộ ra, cảm phục tài đức của vị tân khoa trạng nguyên mà tin dùng. Lại có người nói do ông từng là môn khách của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc sau cam tâm làm tay sai cho giặc nên nhà vua lúc đầu gặp Mạc Đĩnh Chi có lẽ còn nghi ngại đôi phần. Dù vì điều gì mà kết thúc có hậu khi nhân tài thực sự được trọng dụng cũng là điều hồng phúc cho đất nước và cho cả hiền tài.

Một bài hát dài, có lẽ thời lượng nhiều nhất trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn, khoảng 14 phút, đó là Đóa hoa vô thường có hơi hướng một trường ca, hơn thế một thiền ca. Trong đó có có một đoản khúc sen được thăng hoa trong tâm cảm chứa chan nghịch lý khi hòa quyện chất thiền trong tình yêu đôi lứa, một trong những thú vị đặc biệt của nhạc Trịnh.

Sen hồng một nụ, em ngồi một thuở 
Một thuở yêu nhau có vui cùng sầu 
Từ rạng đông cao đến đêm ngọt ngào 
Sen hồng một độ, em hồng một thuở xuân xanh 
Sen buồn một mình 
Em buồn đền trọn mối tình 

Sen còn có mặt trong văn hóa ẩm thực. Sen hồ Tịnh Tâm nghe nói được ướp trà cho nhà vua ngự ẩm. Xứ Huế cố đô nức tiếng với trà sen, chè sen. Ở miền Bắc, bà con gói cốm vào lá sen tạo nên phong vị riêng không dễ nơi nào có được. Sen còn là một thứ thuốc quý trong Đông y. Hầu hết các phòng khám Đông y, chẩn trị Y học cổ truyền đều có loại thuốc từ sen. Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng khẳng định: "Cây sen đượm khí thơm trong lành của trời đất nên củ, lá, hoa, tua, vỏ, quả, ruột đều là vị thuốc”. Chỉ riêng lá sen đã có công dụng chữa hơn mười bệnh, như giảm béo, an thần, chống choáng phản vệ...

Cũng là góp nhặt và tản mạn đôi điều về sen, mong hầu chuyện bạn đọc khi người xem có vài phút rảnh rỗi...

 P.X.D

PHẠM XUÂN DŨNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 332

Mới nhất

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Quãng vắng quạnh quẽ

5 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground