Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 11/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Suy nghĩ nhân vài hiện tượng

C

húng ta thường nói đến thiên chức nhà văn. Nói như vậy hơi to tát nên tôi thường nghĩ về nhiệm vụ và trách nhiệm của người cầm bút hôm nay. Và luôn liên hệ đến chính mình, một người tài hèn sức mọn, việc được ít nói lại càng ít hơn giữa xã hội sôi sục nhiều chiều và đầy thách thức đang diễn ra. Đã là trách nhiệm thì dĩ nhiên – như một lẽ thường tình – đạo đức, nhân phẩm là phạm trù trội hơn một cách khách quan nhất. Dù muốn hay không muốn. Đó là sự trung thực và lòng khiêm tốn của nhà văn. Xem ra, chuyện này chẳng mới mẻ gì, nhưng nếu cũ rồi mà thực hiện chẳng được như ý thì nói thêm, suy ngẫm thêm hẳn không ai cho là thừa.

Xin phép nêu ra hai hiện tượng vừa mới xẩy ra đây ở Bác Miền Trung ta, tôi được chứng kiến.

Thứ nhất là tác giả Nguyễn Thế Quang với cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay “Nguyễn Du”. Cho đến nay, theo tôi biết, dù đã có nhiều tác phẩm thơ ca, sân khấu, dịch thuật, nghiên cứu về nhà thơ tài danh bậc nhất nhì này của dân tộc ta, nhưng vẫn chưa có một tác phẩm văn xuôi nào dài hơi, thật xứng đáng – nhất là tiểu thuyết – về ông cả. Với tiêu đề “Chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và kỷ niệm 245 năm ngày sinh của đại thi hào, cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du ra đời với khổ 13x21, cỡ chữ 8, gồm 3, phần 33, chương 420 trang dày dặn, bất ngờ”.

Một ông già là nhà giáo dạy văn ở Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Vinh – Nghệ An) về hưu, 68 tuổi, bệnh tật đầy người, viết văn, mà viết trong gần 10 năm ròng rã lại thành công, một sự thành công đáng giá – theo tôi – hẳn là một hiện tượng văn học không thể thơ ơ hoặc bỏ qua không bàn luận đến.

Nguyễn Thế Quang đã viết cái gì vậy? Một loại nhân vật lịch sử của cả một giai đoạn đầu triều Nguyễn như vua Gia Long vua Minh Mạng, rồi Ngô Thời Nhậm, Đặng Trần Thường, Hồ Xuân Hương, cả Nguyễn Văn Thành, đại công thần phò Gia Long từ khi vua chưa có một tấc đất, đến Ngô Nhân Tĩnh, Vũ Trinh v.v…. và nhất là Nguyễn Du nhân vật chính, đều được khắc họa miêu tả khá chân thực, đa dạng và sinh động qua những sự kiện có thật của cả phía quyền lực lẫn phía kẻ sĩ mà lịch sử, sách vở xưa nay đã ghi lại. Bao bi kịch để lên đầu kẻ sĩ bởi sức mạng của quyền thế gây nên bao đau đớn, thảm cảnh, máu xương… như Nguyễn Văn Thành, đệ nhất công thần, bị chính Gia Long khép vào tội chết do bọn nịnh thần xúi bẩy vu oan…

Như vậy là một vấn đề lớn của mọi thời đại đã được nêu bật: Mối quan hệ giữa quyền lực và trí thức.

Quyền lực thì thời nào cũng có, chế độ nào cũng hiện hữu. Có trí thức, hiền tài là “nguyên khí quốc gia” thì không phải thời nào cũng được hiểu thấu đáo, sử dụng đáng mức đáng độ của nó. Cái mối quan hệ này cực kỳ trọng yếu; tốt hay xấu là tồn vong, sự hưng thịnh hay bại suy ngẫm trăm điều trong đó có mệnh đề mà lâu nay chúng ta đau đáu: “Phấn đấu cho tác phẩm văn học xứng tầm với thời đại”

Hiện tượng thứ hai là Vũ Trường Giang với truyện ngắn vừa công bố trên tạp chí  Sông Hương và Tạp chí Văn Nghệ quân đội. Lại một tác giả nữa ra đời nhưng lần này là một thanh niên 22 tuổi đang học năm cuối Đại học Sử ở Trường Đại học Khoa học Huế.

Truyện đầu tiên là “Giọt úa đại ngàn” dự thi truyện ngắn sinh viên Huế do Tạp chí Sông Hương chủ trương. Không có gì để nói nhiều – đúng hơn là nói cụ thể - về cái truyện đầu tay này, ngoài cảm giác chung làm tôi tự nghi ngờ mình: phải chăng đây là một tài năng đang chuẩn bị bước đầu để lóe sáng? “Cuộc đời là sự giả biệt trong đoàn tụ khi tôi chịu hình…” (Vũ Trường Giang trong truyện trên). Một sinh viên chưa vào đời mà đã “tổng kết” cuộc đời như thế này thì sự nghi ngờ chủ quan của tôi có lẽ sẽ nhanh chóng chuyển sang sự nghi ngờ khách quan!

Một tháng sau tôi gặp lại Vũ Trường Giang với “Ngủ giữa Trùng Sơn” in trên VNQĐ số cuối tháng 5 năm 2010. Đọc một hơi từ đầu đến cuối, tôi giật mình thấy cảm giác ban đầu của mình trên không sai. Sợ cảm giác ấy ám ảnh, lừa mình, tôi đọc lại lần thứ hai rồi thứ ba…

Vũ Trường Giang viết về cái chết của vua Gia Long năm 1820 (3 – 2 – Kỹ Mão). Tôi không thể tưởng tượng được rằng thiên truyện đặc sắc này lại do một thanh niên hăm hai hăm ba viết ra, sáng tác nên. Cách đây 190 năm, gần 2 thế kỷ, vậy mà cảnh vật và con người thời đó hiện lên mồn một như đang diễn ra trước mắt. Đó là cuộc lễ tang vị tiên vương triều Nguyễn vô cùng hoành tráng, vô cùng uy nghiêm và vô cùng khốc liệt từ kinh thành Phú Xuân dọc theo dòng sông Hương về phía Tây Nam đến núi Thiên Thọ trong năm ngày đêm liên tục. Văn chương “Ngủ giữa trùng sơn” già dặn, nghiêm cẩn; chi tiết chọn kỹ, sắc bén, còn nhân vật thì lạnh lùng và lồng lộng. Người được chọn chỉ huy việc mai táng, đưa quan tài tiên vương Nguyễn và hầm ngầm Bảo Thành ở Thiên Thọ Sơn là Viên tướng Võ Phục cẩm y hiệu úy, Cháu Võ Tánh – một trong Gia Đinh tam gia, danh tướng nhà vua đã tử tiết ở thành Quy Nhơn. Chàng ta sẽ là người đóng sập cửa hầm ngầm cuối cùng. Những người vào hầm ngầm Bảo Thành là những người ở lại mãi mãi với tiên vương, gồm 4 tên lính khiêng quan tài, một số cung nữ vua sủng ái và Võ Phúc người chỉ huy họ. Nghĩa là họ bị chôn sống, nói chữ nghĩa là: quyên sinh cùng đức vua mà họ tôn thờ.

Đoàn kết của thiên truyện chỉ mấy dòng chữ như sau: “Thời gian vô định/ bạch Mã Sơn/ Một ngôi mộ được lập nên giữa trùng trùng núi non. Bia chí ghi “cẩm y Hiệu úy Võ Phục chi mộ. Công thần khai quốc Nguyễn Triều/ Năm lập Minh Mạng nguyên niên”

“Ngôi mộ ấy duy chỉ có gia tộc họ Võ biết rằng nó cũng rỗng ruột y như ngôi mộ của tiên vương họ Nguyễn trong Bảo Thành trên ngọn Đại Thiên Thọ”

Trở lại vấn đề hôm nay của nhà văn chúng ta. Có một tình trạng là sự quảng bá văn học Việt Nam không chỉ ra nước ngoài mà ngay trong nước cũng đang còn hạn chế. Ai viết nấy đọc; vùng nào biết vùng nấy, nhóm bạn nào “kênh” nào chơi, đọc nhóm bạn ấy “kênh ấy” chẳng biết mọi người khác mình hoặc mình không ưa viết ra sao cả. Đã như vậy thì chỉ thấy cái hay của mình không thấy cái hay của người khác, của bạn bè đồng nghiệp. Tôi nghĩ rằng sự trung thực và lòng khiêm tốn của nhà văn chính ở chỗ này đây.

Thế giới ngày nay nhiều chuyện lạ kỳ như không thể hiểu nổi. Tỉ như hạt thóc nằm dưới 3000 năm vẫn nảy mầm mọc cây được.

Vậy thì, không chừng tác phẩm văn học sắp ra đời đứng đầu thời đại, xếp loại nhất ở Việt Nam ta từ xưa đến giờ, lại do một người chưa từng viết, từng biết văn học là gì sáng tạo nên, bất kể người đó già hay trẻ…

H.N

Hồng Nhu
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 189 tháng 06/2010

Mới nhất

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị”

12 Giờ trước

Chiều ngày 10/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024.

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng

10/12/2024 lúc 12:24

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và khai mạc Triển lãm hội họa Lê Hữu Quỳnh

08/12/2024 lúc 15:03

TCCVO - Sáng nay 8/12, tại thành phố Đông Hà, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi hội

Tạp chí Cửa Việt đoạt giải Khuyến khích Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X

03/12/2024 lúc 23:05

TCCVO - Tối ngày 3/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Hơn 14.000 bức ảnh tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III

25/11/2024 lúc 23:57

TCCVO - Tối ngày 25/11/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III . Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

12/12

25° - 27°

Mưa

13/12

24° - 26°

Mưa

14/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground