Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thơ tình Nguyễn Văn Dùng

Trong Tiếng Việt, từ “miền” chủ yếu được dùng để chỉ nơi chốn, địa điểm cụ thể: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, miền xuôi, miền ngược, miền quê, miền gái đẹp… nhưng đôi khi còn được dùng để gọi những nơi chốn địa điểm trừu tượng.

Với Nguyễn Văn Dùng đó là “miền nhớ”. “Miền nhớ” là miền mà thi sĩ gửi gắm bao niềm thương, nỗi nhớ; bao cung bậc tình cảm: vui, buồn, hờn, giận… Miền nhớ (NXB Thuận Hóa, 2023) có thể xem là tuyển tập thơ tình của thi sĩ Nguyễn Văn Dùng.

Cách đây 12 năm, tôi từng đọc tập thơ Lục bát tặng mình của Dùng. Một số câu thơ tình của anh vẫn ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ: Em ra giếng gánh nước trong / Còn tôi ra giếng… để không làm gì (Giếng); Bởi vì em nói lời yêu / Bằng lăng nở tím suốt chiều quê anh (Bởi vì); Sao người chẳng đi lấy chồng / Sao người vẫn cứ ở không một mình (Sao chẳng lấy chồng)… Giờ gặp lại những câu thơ đó trong Miền nhớ, tôi tưởng như gặp lại người thân bao năm xa cách.

Giọng thơ của Nguyễn Văn Dùng cứ nhẹ nhàng như thế, vẫn cứ rủ rỉ như thế, vẫn cứ “chân quê” như thế mà làm xiêu lòng bao nhiêu người đẹp. Có những câu thơ của anh, trước đây đọc đã thấy hay, bây giờ ở tuổi “xưa nay hiếm” đọc lại tôi cảm thấy hay hơn. Chẳng hạn như các câu: Đau như năm tháng đã qua / Bây chừ năm tháng đã già như tôi (Năm tháng ơi!).

Mặc dù tuổi không còn trẻ nhưng thơ Nguyễn Văn Dùng vẫn rất trẻ. Anh cảm nhận một cách tinh tế ánh mắt, nụ cười của người mình yêu chẳng khác gì những chàng trai mười chín đôi mươi:

Hình như em đi rồi

Tiếng cười còn vương lại

Cái nhìn sao diệu vợi

Hơi ấm tìm bàn tay…!

(Hình như)

Giữa những ngày nóng như lửa đốt, Nguyễn Văn Dùng chạnh Thương miền nắng gió:

Anh ước là mây che bớt nắng hè

ước là gió lành làm dịu đi cái nóng

ước là dòng sông chở niềm khát vọng

tắm mát cho em qua năm tháng nhọc nhằn.

(Thương miền nắng gió)

Trong ba điều ước trên, điều ước thứ ba mang nhiều ý nghĩa hơn cả, dễ làm đối tượng trữ tình xiêu lòng hơn cả. Đây chính là lời tỏ tình vừa không ngoan, vừa kín đáo, vừa tế nhị. Nhận được những dòng thơ này chắc là “người ấy” cảm động lắm.

Nhà thơ vốn là những người có tầm nhìn xa. Xuân Diệu từng dự cảm: Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt. Nguyễn Văn Dùng cũng không thật an tâm ngay khi hương lửa đang nồng cháy:

Có thể một ngày biển rất buồn

Và một ngày em không yêu ta nữa

Giông tố cuộc đời thổi tàn đi ngọn lửa

Ta dõi theo em hết cả cuộc đời này …!

(Có thể một ngày)

Anh bồn chồn, lo lắng:

Ta sợ con tim mình tắt lửa

Sợ ngày mai em bỏ cuộc tình

Sợ dại khờ đánh mất niềm tin …!

(Sợ)

Nỗi sợ ấy dần dần hiện hữu:

Thu mang nỗi niềm chất chứa

em đi chẳng nói một lời

hình như vườn thu đã khép

mây buồn và nắng chơi vơi.

(Thu lơ đãng)

Vườn thu đã khép hay cõi lòng em đã khép? Nắng chơi vơi hay lòng người chơi vơi? Còn “hình như” gì nữa, chỉ ít lâu sau linh cảm ấy đã trở thành sự thật - một sự thật phũ phàng:

Có đôi lần suy tưởng mông lung

Trời đất rộng, sao lòng người lại hẹp?

Hồn tôi mở, cửa phòng em lại khép

Tôi quay về đối diện với thời gian.

(Thị xã và tôi)

Cửa phòng em khép lại chứ không phải khóa. Khóa là không có em ở bên trong, còn khép là em vẫn ở trong phòng nhưng không muốn tiếp anh nữa. Trên đời này chẳng ai muốn thất tình cả, nhưng người đời thường thích đọc thơ thất tình hơn là đọc thơ tỏ tình. Có những nhà thơ đến khi thất tình “anh hoa” mới “phát tiết”. Hàn Mặc Tử lúc bị Mộng Cầm ruồng bỏ, nhà thơ quằn quại trong nỗi tuyệt vọng: Họ đã xa rồi khôn níu lại Tình thương chưa đãmến chưa bưa Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Còn Xuân Diệu thì đau đơn thốt lên: Hôm nay tôi đã chết theo người Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi

Nguyễn Văn Dùng trầm tĩnh, độ lượng và bao dung. Anh gọi “người ấy” là “Ngọn gió vô hình”:

Biết chúng mình không thể cùng nhau

Anh vẫn tin tình yêu không có lỗi

Đến một ngày già nua cằn cỗi

Vẫn rong ruổi vì em, ơi ngọn gió vô hình …!

(Ngọn gió vô hình)

Càng có tuổi, càng từng trải, thơ tình Nguyễn Văn Dùng càng nhiều trăn trở, suy tư. Điệp từ “mỗi ngày” lặp đi lặp lại trong bốn câu thơ dưới đây đã phần nào diễn tả được sự trôi chảy không ngừng nghỉ của thời gian:

Cứ mỗi ngày tình nghĩa đằm sâu

Em mỗi ngày tràn trề sức trẻ

Ta mỗi ngày khát khao lặng lẽ

Cứ mỗi ngày, day dứt mỗi ngày qua …!

(Cứ mỗi ngày)

Gần đây, cũng có tâm trạng và cảnh ngộ y hệt như anh, nên tôi hết sức đồng cảm, như là Dùng đang “đi guốc trong bụng” tôi vậy.

Làm thơ không chỉ để giải tỏa những ẩn ức trong cõi lòng mà còn để chia sẻ. Những ai từng bị thất tình một đôi lần trong đời mới thấm hết nỗi quặn xé trong bốn câu thơ sau đây:

Có một chiều hè nắng đổ đầy sông

Thiêu cháy cả một vùng ký ức

Nghe ran rát từ đáy sâu lồng ngực

Con tim khờ cũng biết nhói đau…!

(Có một chiều hè)

Lịch sử nước ta in đậm bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc “máu chảy thành sông, xương chất thành núi”. Tôi ước mong đến một ngày nào đó ở xứ ta chỉ có thơ tình. Lúc ấy, tôi sẽ đọc thật to hai câu thơ tình của Nguyễn Văn Dùng trong bài “Lời yêu”:

Lời yêu luôn ở trên môi

Vô tư trao tặng cho người mình yêu.

M.V.H

MAI VĂN HOAN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 348

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Quãng vắng quạnh quẽ

59 Phút trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground