Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thơ trên di tích và những suy nghĩ về đề tài "Nông nghiệp"

 Hiện nay, trên các di tích Nguyễn hiện còn có khoảng 3.500 ô thơ. Trong công tác ghi chép, dịch thuật và bảo lưu, đội ngũ nghiên cứu, dịch thuật của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã làm được 90% trong số đó…

 

Trong thời gian ngót 145 năm, dưới triều các vua Nguyễn, kiến trúc cố đô Huế đã hình thành một phong cách độc đáo. Nền kiến trúc cung đình ấy bao gồm một tổng thế các cung điện, đền đài, lăng tẩm… rất phong phú và đa dạng.

Trên mảng di tích Nguyễn, chúng ta thường thấy những mẫu tự Hán cổ được viết hay khắc chìm, chạm nổi trong những ô nhỏ, thường thì cách nhau bởi một ô trang trí các họa tiết… đó là lối trang trí ô hộc theo kiểu nhất họa, nhất thi. Các ô chữ Hán ấy chính là những “ô thơ”, mỗi ô có hai câu hoặc theo thể thất ngôn hoặc theo thể ngũ ngôn.

Thơ trên di tích là biểu diễn độc đáo của một phong cách kiến trúc. Không chỉ dừng lại ở mức độ trang trí nội, ngoại thất cho các công trình (thơ được viết trên liên ba, cổ điềm, bờ nóc… của công trình), các bài thơ trên di tích còn có những giá trị nội dung tư tưởng nhất định, chủ yếu là âm hưởng ngợi ca về triều đại; về thiên nhiên và niềm mơ ước về cảnh “quốc thái dân an, phong điều vụ thuận”.

Trên những di tích Nguyễn hiện còn có thể kể đến các ô thơ ở điện Thái Hòa, Thế Miếu, Ngọ Môn… (Đại Nội); điện Long An ( Bảo tàng cổ vật); lăng Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh… Bởi lẽ giá trị của chúng là nguồn tư kiệu vô cùng quý giá. Sự ghi nhận về giá trị tư tưởng của các bài thơ trên di tích đã được đặt ra và cuốn hút nhiều quan tâm của các học giả. Trong những chừng mực và giới hạn nhất định, chúng ta cũng cần ghi nhận vài nét về giá trị ấy.

Như mọi người đều biết, kinh tế nước ta trong thời kỳ phong kiến chủ yếu dựa trên nền nông nghiệp lúa nước. Bởi vậy, khi ý thức rõ về thực tế này, vua quan nhà Nguyễn nói chung đã thể hiện những quan tâm, những ước mơ rất chính đáng, và điều ấy còn được cụ thể trong các  bài thơ trên di tích, thực sự đề tài về nông nghiệp đã đi vào thơ ca của triều Nguyễn thời bấy giờ.

“Khả tri nam mẫu doanh hòa cốc

Kham hỷ tây trù thực đạo hương

Thắng hưởng bổn phi điều uyển hựu

Ngu tình yếu tại vịnh thương sương”

Thơ ở điện Long An

Dịch thơ:

Biết được đồng nam lúa trỗ cây

Tin mừng thơm nếp ruộng miền Tây

Lòng vui vun xới trong vườn tược

Hát một bài ca vịnh lúa đầy.

Nhìn cảnh mưa thuận gió hòa mà nghĩ đến lúc được mùa, câu thơ còn thể hiện một tinh thần rất nhân văn:

“Phương thời thắng tưởng duy như thử

Tuế mỹ thời điều toại chúng sinh”

Thơ ở điện Long An

Dịch thơ:

Ngắm trời đẹp tiết mấy lần

Được mùa, thuận gió muôn dân ấm lòng

Phải nóng rằng, câu thơ không chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện ước mơ ngợi ca thuần túy mà còn phản ánh được những sắc độ rất Á Đông – Tinh thần hướng nội, gợi nhiều hơn tả và trên hết đó là tinh thần hòa ái với thiên nhiên bởi cái tôi và vũ trụ được xem là một. Tinh thần đó được kết thành và thể hiện đậm nét trong nhiều câu thơ, bài thơ. Một bài thơ ở điện Thái Hòa se xlamf rõ thêm điều ấy:

“Hà xứ xuân sinh tảo

Xuân sinh vũ lộ nghi

Kỳ lâm phù chúng vọng

Khẩn trạch hiệp nông thì”

Dịch thơ:

Nơi nào xuân đến sớm

Đúng độ cơn mưa về

Cầu mưa làm thỏa nguyện

Mùa màng vui sơn khê

Từ thực tế này, rõ ràng ở ngay trong tư tưởng các vua quan nhà Nguyễn đều có tâm sự đối với sự nghiệp “kinh bang tế thế”. Điều  ấy chẳng có gì đáng ngờ cả. Bởi rằng, từ nếp nghĩ đến việc làm bao giờ cũng có khoảng cách nhất định. Thực ra, lịch sử đã chứng minh rằng triều Nguyễn chưa vượt khỏi khoảng cách đó, đây cũng là một hạn chế tất yếu? Nhưng không vì vậy mà chúng ta thiếu đi sự khách quan trong khi lý giải hay đánh giá về một hiện tượng. Phải chăng có những quan tâm, lo nghĩ đến cuộc sống của dân nên hình ảnh của nông thôn, đồng áng, mùa màng … đã đi vào thi ca dưới thời các vua Nguyễn? Điều ấy rất dễ hiểu. Và có thể xem đó là một mô típ (hiểu theo nghĩa hẹp) hay đề tài (hiểu theo nghĩa rộng).

Viết về những môtip, đề tài này rõ ràng các tác giả xưa có những rung động sâu xa khiến lời thơ- khi đọc có cái gì đó rất thống thiết. Tuy chỉ gói gọn tỏng những kết cấu ngắn gọn, cô đúc, đôi khi có vẻ tiết kiệm lời nhưng bài thơ có sức vang vọng, trang trải được tấm lòng của người viết:

“Nhật nhật hỷ hòa thanh

Thời thời ưu lao giáng

Nhược năng sơn thủy khuy

Khả tất thương sương mãn”

Dịch thơ:

Ngày ngày mừng lúa lên xanh

Giờ giờ lo độ lênh đênh mưa về

Thể nào điều tiết sơn khê

Kho đầy lúa chín những khi được mùa

Chính mang nặng nỗi ưu tư về vận nước, cuộc sống của dân đang cơ hàn khốn khó nên mong ước chung của vua quan cũng như thứ dân là có ngày xã hội ổn định, đất nước giàu mạnh. Như bài thơ trên, bài thơ sau đây vẫn là niềm mong mỏi tưởng chừng khôn nguôi ấy:

“Duyên đồ cục mục hoàng vân bố

Mãn dã ngu tâm ngọc lạp doanh

Tả lộ dân gian giai hỷ sắc

Hoạch điền dũng phụ dật ca thanh”

Dịch thơ:

Lúa trổ ven đường hun hút mây

Lòng vui trĩu giữa hạt căng đầy

Rộn rã đường về bao nét mặt

Mãn mùa nối nhịp tiếng ca say

Sử sách để lại còn chứng minh rằng, nông nghiệp đã được vua quan nhà Nguyễn gọi là bản nghệ (nghề gốc), khác với thương nghiệp thường được gọi là mạt nghệ (nghề ngọn) (ĐNTL-tập III,Tr.9-NXB KHXH-1963).Vì lẽ đó, sự trọng nông cùng với những chính sách khuyến nông của triều Nguyễn là một thực tế tất nhiên. Và bản thân các vị vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, tự Đức cũng đã làm những bài thơ phản ánh về tính chất ấy. Có thể lấy bài thơ Nôm “Mừng đặng mưa” của vua tự Đức để làm một minh chứng, góp phần cắt nghĩa cho vế này:

“Tình cờ may gặp vận mưa rào

Thiên hạ vui mừng hẵn biết bao

Thần núi ứng mây thêm đậm đậm

Ơn trời rưới nước khắp ào ào

Tràn đồng hột ngọc nhờ no đủ

Một nhọt cân vàng khó ước ao

Hai tháng tưởng cầu may mới đặng

Rằng thanh minh võ tạc non cao”

Hoặc bài “Vị nông ngâm” của vua Minh Mạng (xin được trích bốn câu)

“ Y ôn niệm chức tồn dư ý

Thực bảo tư nông động ngã tâm

Giá sắc gian nan tùng cổ trọng

Vô thời bất dĩ cử vi ngâm”

Dịch thơ:

“Mặc ấm nhớ ơn người dệt vải

Ăn no nghĩ đến kẻ làm nông

Tưa xưa trọng nỗi gian nan ấy

Đã tạc thời gian một khúc ngâm”

Nhìn chung khi viết về đề tài nông nghiệp các tác giả bấy giờ đều chung mọt ước muốn về tiết thuận, phong hòa, cảnh ấm no ngày mùa… điều ấy thật đáng trân trọng. Đọc kỹ các bài thơ trên di tích cũng như một số bài ngự chế của các vua Nguyễn mới thấy được các bậc tiền bối có những tấm lòng đáng quý dường nào. Những bài thơ ấy chính là lời tâm sự của người xưa muốn gửi lại hậu thế. Đúng như một câu thơ ở một công trình tại lăng Thiệu Trị, quả là “Nhân văn cửu viễn tồn” (*)

P.H

(*) Văn hóa con người tồn tại vĩnh cửu

 

 

 

Phước Hải
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 5 tháng 02/1995

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/07

25° - 27°

Mưa

08/07

24° - 26°

Mưa

09/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground