Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thơ Xuân Lợi - Tiếng quê vọng giữa thị thành

N

gười ta bảo làng tôi, làng Hà Thượng có nước đất văn quả là không ngoa!

Tôi với Xuân Lợi là bạn đồng hương, thế nhưng chỉ biết Xuân  Lợi là con người của những con số. Anh hoạt động trong ngành kinh tế kỷ thuật sớm chiều lè kè chiếc máy tính trên tay với những bài trừ cộng nhân chia chứ có biết đâu anh còn là một người thơ. Gần đây thôi, tên anh xuất hiện khá nhiều trên các tạp chí không phải là tin tức bài viết mà lại là thơ ! Những bài thơ bóng mượt với  ngôn từ chân chất mang hồn vía của làng quê xóm mạc đã làm tôi hồ nghi.

            Trời ạ! Xuân Lợi lấy đâu ra thời gian và con chữ để chuốt trau đến độ long lanh như thế! Đó là dòng thơ hợp lưu trên nền thơ dân tộc được làm mới bằng chiều sâu nên hồn cốt của thơ rất quen mà rất lạ!

            Viết cho quê hưong, không dẫm lên lối mòn như một số cây bút khác anh khai thác hiện thực đọng lại bền lâu trong tâm cảm:

Hà thượng làng ơi con đã về đây

Tìm lại dấu xưa chuổi ngày thơ bé

            Hơi ấm nồng trong vòm tơi áo mẹ

            Sắn ủ rau tàu bay gối nhủn sờn vai ...

                                                                 (Tìm về)

Xuân Lợi đã len cảm xúc của mình vào ngõ ngách tâm hồn mới tìm ra hơi ấm tuổi thơ để nương bóng.

            Thiên nhiên trong thơ anh luôn hoà quyện với người nên cái tình và cảnh trong thơ khó nhận ra rạch ròi khiến câu thơ mang nhiều dư vọng:

Da em mùa lá thay màu cũ

 Ngậm ngùi anh lỡ chuyến đò xuôi

                                                    (Thu đổi biếc)

Viết cho quán Giang Châu, anh phác vẽ đôi nét như tranh thuỷ mặc vẫn đưa người đọc đến với không gian diệu ảo phảng phất mùi thiền cô tịch mà thơ mộng.

Ụ đá sần sùi róc rách chơi vơi

Con cá vàng nhởn nhơ bơi lượn

             Khung trời nhỏ sắc màu lấp loáng

Tụ về đây sông suối mây trời

                                                  (Quán Giang Châu )

            Anh đau đáu nỗi lòng khi tình cảm sắt se dành cho người mẹ tảo tần sương nắng

Trên đồng quê váng phèn màu cua gạch. Cái nghèo ám ảnh tuổi thơ để tình mẹ càng nồng sâu ray rứt lòng anh!

Mái lá tranh nghèo

Khói chiều váng vất...

Búng cơm mẹ mớm

 Ngọt ngào ca dao đằm thắm

Che chở hồn tôi gừng cay muối mặn

Cốc nước cầm hơi nhớ tổ chim về...

                                                  (Khúc hát đưa nôi)

Viết cho con trong khuya đêm vắng lặng, anh gởi vào đó ước mơ và niềm tin cho ngày mai tiếp bước anh đi . Câu thơ là tiếng lòng chan chứa tình thương vời vợi nhắn nhủ lời khuyên nhẹ nhàng mà sâu lắng :

Bước con đi dặm dài

Rồi một ngày mai đến

Ngọn đèn đêm mờ tỏ

Soi bóng con hôm nay

Cùng con đàm thoại

Với bè bạn, anh thương quý nâng niu như nguồn sống cho mình. Dấu ấn tuổi học trò vẫn tươi nguyên như ngày nào bên nhau dưới ngôi trường mái đỏ:

Phượng già che nắng hàng dương

Rêu phong bụi phấn sương vương mái đầu

Tháng năm hoa ép phai màu

Rưng rưng một thuở ban đầu chông chênh

 ...

Tuổi người qua chuổi lênh đênh

Góc sân nắng loảng ghập ghềnh nhớ quên..

(Trường cũ)

Xuân Lợi có một tuổi thơ  khổ nghèo đói cơm rách áo khắc đậm vào tâm hồn thơ trẻ những tủi cực cơ hàn để theo anh suốt hành trình đi tới. Anh sống nơi thị thành mà gởi hồn tận chốn xa sâu đó là làng quê nơi cắt rốn thành người.

Con trở về ray rứt không thôi

Nỗi buồn đọng dấu chân trâu ngõ vắng

Vẫn tháng vẫn ngày bao mùa mưa nắng

Lưng còng nghèo khó đắp đuổi quanh năm

                                                                          (Tìm về)

Hay:       

Mái cọ lều yên mơ đêm ngẩn ngơ trăng dọi

Thương chái bếp khói rơm cay ràn rụa lối về

 Mùi bùn ngai ngái ngọn Nam Lào áo chàm bóng mẹ

Nuộc lạt mềm, bát cơm dư trói hết niềm đau

                                                                (Đêm ký ức miên man)

Không biết nơi đâu có những ảnh hình như chưng cất lên từ mảnh hồn làng trong thơ Xuân Lợi. Những hình ảnh khi nhìn ra ta quay quắt nhớ chốn quê mà muốn quay gót trở về để hít hà cái mùi hun khói thơm cay của nồi cá kho cháy lửa. Bỗng dưng ta thèm chén cơm gạo cội nưng nức hương đồng sau mùa cơm mới.

Xuân Lợi còn có những ngày binh lửa để rồi nhớ về đồng đội, những người đã hoá thân vào cây cỏ đất đai cho đất nước thanh bình. Anh gọi tên đến xé lòng khi về tìm lại xương cốt bạn mình nơi rừng sâu núi thẳm. Anh viết như để tạ ơn đồng đội cho anh có ngày hôm nay nên lời thơ có âm vực sâu lấn từ cõi lòng mình:

Cánh rừng già làng ơi con nhớ

Tà khẹc nguyên như mới ngày nào

Bản Nâm Nưa sương giăng mờ lố

Núi chiều mây phủ lá lao

Ừ ! Lẽ nào một chuyến đi xa

Tìm trong đất nhành cây bụi cỏ

Chút bùn đất cốt vàng thẩm đỏ

Thoả lòng nghĩa bạn nằm đây...

                                                 (Tình đồng đội)

Xuân Lợi ít viết về tình yêu. Tình yêu của anh như chỉ thoáng qua nhưng lại sâu đằm trong không gian mờ ảo. Hình như trong tâm thức của mình,anh có điều bất ổn khi nhớ về một bóng hồng xưa cũ, ta nghe như lỡ làng duyên nợ. Những câu thơ hụt hẩng đột nhiên như từng hình bóng rớt rơi để tiếc nuối, để bâng khuâng một cảm giác tê lòng của tuổi mới yêu:

Bỗng buồn

Chiều hẹn lại thôi

Bỗng nhìn

thấp thoáng đò ai mong chờ

Bỗng thương

Gàu nước lẳng lơ

Bỗng đau

Quang gánh em giờ nhẹ tênh

                                                   (Bỗng)

Với những từ ngữ mộc mạc, không khoa trương, anh nói về nỗi nhớ mà thầm thĩ, nhỏ nhẹ như thanh âm của cây độc huyền trong đêm thanh vắng:

Một chiều đò vắng mưa rơi

Sào trông bối rối nhớ nơi tìm về

Nhớ ngày pháo đốt câu thề

Nhà đò đón bạn sông tê tái lòng

Nhớ hoài cứ mãi long đong

Tao chèo chìm nổi mạn cong bến bờ

      (Nhớ...)

Xuân Lợi có nhiều thơ cho mùa thu vàng lá, mùa xuân nhú lộc, cho bằng lăng tím ngát, cho mái trường rêu phủ, tất cả là những ảnh hình được tốc ký bằng cảm xúc tinh nhậy và ngôn từ quê kiểng. Anh tâm sự nhiều lần với bạn bè như mong hiểu cho cái đích của thơ. Anh tự nhận mình làm thơ là để hoá giải những ưu tư, những nỗi lòng cho nhẹ đi cuộc sống vốn không bình lặng. Nghệ thuật trong thơ anh vì thế không cao diệu, không đài trang thậm chí anh cho phát lộ hết thảy những tâm tình mình đến trực giác của người đọc. Nói thế thôi, nhưng ở anh không thiếu những câu thơ làm tổ trong lòng bạn đọc. Hy vọng, con đường thơ anh còn ở phía trước thênh thang phẳng lặng mà cuộn trào sôi sục. Đó là Xuân Lợi Giang Châu! Một giọng thơ quê giữa lòng thành thị.

        Đ.T

 

 
 
Đức Tiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 185 tháng 02/2010

Mới nhất

Tên gọi của Trung đoàn

10/01/2025 lúc 21:47

Chớm vào thu. Bầu trời rưng rưng những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa đám mây giăng giăng như

Trùng phùng ở Prin C

10/01/2025 lúc 21:43

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản Prin C (nay thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan,

Đông Hà xanh trên nền đất khát

10/01/2025 lúc 16:22

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

10/01/2025 lúc 10:54

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

10/01/2025 lúc 10:09

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/01

25° - 27°

Mưa

16/01

24° - 26°

Mưa

17/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground