Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tiếng quê hương trong từng trang viết

N

ghiệp dĩ dường như đã chọn nhà báo Trương Đức Minh Tứ như một định mệnh. Dù rằng, hệ lụy từ những bài báo buổi chập chững ban đầu đã “quất” cho anh không ít lằn roi đau đớn. Nghề báo từng đưa anh đi xa nhưng rồi gọi anh về lại với miền đất Quảng Trị quê hương còn nhiều thương khó. Nơi đây, ngòi bút của Minh Tứ được thăng hoa và định phận, trở thành một cây bút  tên tuổi, có phong cách trong làng báo miền Trung nói riêng và báo giới nói chung.    

Có nhiều dụng công để người ta có thể “đọc” được nhau qua tính cách, ngôn phong, ứng xử hàng ngày…nhưng với Minh Tứ, “âm bản” tâm hồn anh có lẽ là những trang viết thấm đẫm tình đời, tình người trong suốt 25 năm cầm bút. Đất và người Quảng Trị trong quá khứ, hiện tại đều đồng hiện, hóa tính lẫn nhau thành một thứ men say phát khởi tự tâm, để anh được dự phần và nói lên bằng chính ngôn phong của riêng mình.

Minh Tứ say mê nghề báo và đã viết nhiều bài báo trên các báo Trung ương và địa phương khi đang còn học tại Khoa Ngữ văn (Đại học Tổng hợp Huế).  Anh có một thời gian trải nghiệm ở vị trí phóng viên của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai- Kon Tum (cũ). Năm 1990, anh trở về quê Quảng Trị làm việc ở Báo Quảng Trị khi tờ báo mới được thành lập. Trong thời gian này, anh bị ngay “cú sốc” nghề nghiệp khi viết phóng sự “Lao Bảo, những ngày sôi động”. Bài báo nêu trường hợp con trai một quan chức ngành nội chính tỉnh có dính líu tới buôn lậu. Vị cán bộ này đã phát đơn kiện nhà báo vì tội vu khống, làm ảnh hưởng thanh danh gia đình ông ta. Nhà báo Minh Tứ “thoát nạn” được nhờ đầy đủ tài liệu xác thực, có cơ sở pháp lý của thông tin trong bài viết.

Làm Phó tổng biên tập từ 1997 cho đến nay, tưởng như vị trí quản lý lấn lướt đi con người viết vốn dĩ, nhưng bạn bè, đồng nghiệp hết sức kinh ngạc vì bút lực của Minh Tứ. Anh vẫn tiếp tục viết khỏe, đều đặn. Có người băn khoăn: “Đã làm quản lý rồi, còn viết làm gì”, Minh Tứ nói: “Viết để nuôi niềm đam mê, viết để kiếm sống một cách tử tế”…Từ năm 2000 đến nay, Minh Tứ được “mùa bội thu” khi có trong tay 2 giải A, 1 giải B, 2 giải C - Giải báo chí toàn quốc và các giải báo chí chuyên ngành trung ương. Trong năm 2012, nhà báo Minh Tứ được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí 5 năm (2008-2012). Cuốn sách thứ tư, tập hợp những bài bút ký, phóng sự, ghi chép của anh - Dòng sông ký ức (Nhà xuất bản Văn học -2012) được trao giải A, giải sáng tác Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị năm 2012.

 Nhà báo Minh Tứ tâm sự, để tự khẳng định được vị trí của một cây bút có dấu ấn trong lòng bạn đọc là điều hết sức khó khăn, nhất là ở báo địa phương. Những bài báo của Minh Tứ đã vượt khỏi ranh giới của của một địa phương và có sức lan tỏa, cộng hưởng và cộng cảm cùng với bạn đọc trong toàn quốc. Miệt mài thâm canh trên “cánh đồng chữ nghĩa”, đối với Minh Tứ cũng là cách để anh mở lòng với bạn đọc, đồng nghiệp và công tác quản lý được tốt, sát với thực tiễn hơn.

Các vấn đề xã hội, nhân sinh, từng góc khuất của thân phận luôn được soi gợi, đặt vấn đề và tìm giải pháp, thể hiện một cách chi tiết trong mỗi bài báo của nhà báo Minh Tứ. Bài ghi chépNgười thầy giáo ấy giờ đây… của Minh Tứ viết về thầy giáo người dân tộc Vân Kiều Hồ Roàng khi hướng dẫn học sinh làm vườn địa lý bị trúng bom Mỹ mù cả hai mắt, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Sau khi báo đăng, bạn đọc cả nước đã có nhiều đợt ủng hộ về vật chất, tinh thần giúp đỡ thầy giáo Hồ Roàng. Tiếp đó, thầy được ngành Lao động- thương binh và xã hội làm thủ tục công nhận diện chính sách thương binh. Bạn đọc còn biết đến một nữ du kích Nguyễn Thị Hoa, người con gái Hải Lăng một thưở, một thời bất khuất; là thương binh trong kháng chiến chống Mỹ phải từng ngày đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhà báo Minh Tứ có phóng sự “Chuyện ghi bên thềm Cầu Trắng”. Bài báo bắc thêm một nhịp cầu từ tâm đến với những vòng tay nhân ái, giúp chị Hoa vượt lên hoàn cảnh để từng bước ổn định cuộc sống. Tiếp tục mạch xúc cảm nhân văn đó, qua những bài báo “Nỗi đau lên tiếng”, “Những niềm đau lặng lẽ”… người đọc có thể hình dung một Minh Tứ từng ngày lặng lẽ ký họa lại từng chân dung, từng phận đời bị thiệt thòi, mất mát trong cuộc sống; chia sẻ, cảm thông và đồng hành cùng họ trong từng bước chân vững tin đi về phía ánh sáng.

…Có một quê hương thao thức, lặng lẽ đi về trong mỗi trang viết của nhà báo Minh Tứ. Sự uyên ảo của ngôn từ không thể nào đánh bóng hay làm khác đi “bản lai diện mục” của một miền đất đang còn phải đối diện với bao khó khăn, thách thức để vượt “vũ môn” hòa nhập và phát triển như Quảng Trị. Ngẫm về chuyện nghề, anh giãi bày: Suốt một thời gian cầm bút, đôi khi thấy mình trắng tay, bởi “tuổi thọ” của tác phẩm báo chí khá ngắn ngủi, nhiều khi chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định. Có lẽ vì thế, nhiều bài ký sự, ghi chép của nhà báo Minh Tứ đều được đầu tư bằng sức lao động bền bỉ, không ngừng để luôn hâm nóng cảm xúc; tạo cho ngòi bút của anh có một dấu ấn, một phong cách riêng, ít bị chi phối bởi mọi khuôn thức tẻ nhạt.

“Thực tế kiểm chứng rằng, chỉ có những cây bút lao động không biết mệt mỏi, luôn tìm tòi cái mới, cái đẹp; tỏ rõ thái độ trước một vấn đề, một hành vi tiêu cực trong xã hội với một cái tâm trong sáng mới đem lại thành công. Nếu không, sớm muộn sẽ bị bạn đọc bỏ rơi bên “lề thông tin” và người cầm bút tự triệt thoái thiên chức của mình lúc nào không hay”, nhà báo Minh Tứ nói.

Đọc các tập bút ký, phóng sự, ghi chép của Minh Tứ như Cỏ xanh dưới chân Thành Cổ, Thông điệp cho mai sau, Dòng sông ký ức…người ta được nghe tiếng nói của quê hương đồng hiện liền mạch trong chủ lưu bất tận nối liền quá khứ - hiện tại; có nỗi vui tiếp nối sau những niềm đau của bao số phận trong diễn trình của lịch sử, của hôm qua và hôm nay. Sự kiện, nhân vật trong tác phẩm của Minh Tứ được nhìn nhận một cách chính xác, chi tiết của tư duy báo chí, thêm vào đó là sự bay bổng, tinh tế được soi chiếu qua mỹ cảm “phép biện chứng tâm hồn” của một người viết văn. Bởi thế, từng trang viết của anh luôn có sức gợi, lay thức và luôn hấp dẫn, tạo được nhiều dư ba trong lòng người đọc. Như từng hạt muối thêm, dăm dòng lệ tiếp, ngôn ngữ của Minh Tứ đưa bạn đọc nhận diện, tiệm cận với bao âm vọng của cuộc đời, làm đầy thêm hành trang của họ; thi ảnh hóa trong miền- tâm- thức từng phút sống đã qua, bao lượng đời đã trải, thắp sáng những vùng bóng tối, tươi mới mọi cỗi cằn…

…Đất mẹ quê hương - mạch nguồn dưỡng nuôi ngòi bút và tâm hồn nhà báo Minh Tứ - nơi có căn nhà rường cũ khiêm nhường ở ngoại ô thành phố Đông Hà, luôn là chốn đi về của anh sau bao ngày tháng nhọc nhằn nặng gánh mưu sinh. Anh tựa vào kỷ niệm để tìm tấm vé thông hành trở về với tuổi thơ, nghe lại lời ru của mẹ - tiếng quê hương ngọt ngào; lắng lòng theo nhịp vỗ về, thao thiết của dòng sông Hiếu bên ngoài kia đang ngày đêm miệt mài xuôi trôi về biển lớn.

B.T

 

  

 

 

Bảo Trung
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 225 tháng 06/2013

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground