Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tính trữ tình và tính triết lý trong thơ Lê Như Tâm

T

hơ là thứ bùa mê, là định mệnh, là nghiệp chướng. Có biết bao người khi đã đạt đến quyền cao chức trọng, sự giàu có nhưng rồi họ vẫn tìm đến với thơ. Người thì vì mục đích giải toả, kẻ thì tìm ở thơ một chút trang sức... Mỗi người một mục đích, nhưng chung quy lại, người ta muốn lấy thơ để thể hiện mình. Bởi thơ là chốn chông chênh, là nơi khổ hạnh, nhưng lại là cõi cao sang của cuộc đời.

Lê Như Tâm chàng thanh niên 30 tuổi đời, tốt nghiệp Cử nhân lịch sử và Cử nhân báo chí, Hội viên hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, đã có nơi làm việc ổn định,  thế nhưng anh vẫn tìm đến với thơ, cõng trên lưng một cây thập giá của văn chương để rồi chịu sự đoạ đày của chữ nghĩa, lao tâm khổ tứ, nhọc nhằn với cõi người cõi đời.

Phần lớn thơ Lê Như Tâm là thơ tình. Cái tình ở thơ anh là tình buồn chứ không có tình vui:

"Anh đã lỡ

lãng quên khúc tình ca xưa

của đôi chúng mình

khúc tình ca nuôi trong nước mắt"

Nỗi buồn đôi lúc chỉ thoáng qua, đôi lúc lặn vào tận đáy lòng để có những câu thơ khắc khoải đớn đau:

"Đêm khuya dài dằng dặc

Tóc trắng nhoà gối hoa"

Để giải toả nỗi buồn, người ta thường tìm đến với men say, Lê Như Tâm cũng không làm khác được:

"Dìu trăng điệu gió vào say

Tình ai men đắng ủ ngày vào đêm"

Có ngất ngưỡng một chút, xác xơ một chút nhưng chẳng sao. Nhà thơ mấy ai mà không ngất ngưỡng, không xơ xác? Bởi đến với cõi thơ đôi lúc cũng cần có rượu. Nhà thơ tìm thấy trong rượu có cái cõi – cõi rượu - cõi thăng hoa tâm hồn. Say không phải để thoả mãn sự thèm khát mà say để đi tìm cái đẹp:

"Nhặt bóng trăng đau

Gieo vào giấc mơ thoát tục"

Say mà để có câu thơ như vậy thì cũng nên say lắm. Say nhưng nói lời tình yêu bằng sự lộng lẫy chứ không thô phàm. Tình yêu trong thơ Lê Như Tâm không phải là thứ tình yêu đòi giải pháp tình dục như một số cây bút trẻ mà chúng ta thường bắt gặp mà là sự khao khát cháy bỏng đi tìm cái đẹp trong tâm hồn:

"Quăng vào gió  những ưu tư phiền muộn

Để vươn tay níu lấy những giọt sương"

Thơ Lê Như Tâm đã tạo được một "bảo tàng" nhỏ về tình yêu. Ở đó có các hiện vật là: Chiếc lá vàng, đôi chim én, bức hoạ về cơn mưa, về sương trắng, là bản nhạc về giọt nước mắt người tình và không quên có ly rượu mạnh cùng bức tranh huyền ảo mà chỉ có nhà thơ mới hiểu nổi...

Thơ anh đậm chất trữ tình, cũng có lúc suy tư triết lý:

" Tôi đặt cược niềm tin vào hôm nay

Về những gì tôi yêu tôi ghét

Ngoảnh nhìn lại biết bao điều cay nghiệt

Nghiệp bao dung hạnh phúc có đong đầy"

Hay:

"Bên sông vắng người đàn ông định viết

Bẻ suy tư tờ giấy đã xa dần"

Hoặc:

"Thức đêm đen gói tim mình bằng tờ lịch cuối năm ném vào trống trải"

Chất triết lý trong thơ Lê Như Tâm không nhiều, chỉ loé sáng đâu đó trong từng câu chữ, nhưng đã hoà quyện với chất trữ tình tạo thành một đặc điểm của thơ anh: Vừa trữ tình vừa triết lý, có sức lay động, thuyết phục người đọc.

Một điều nữa rất đáng trân trọng là về bút pháp, Lê Như Tâm luôn quấn quyện giữa bút pháp tả thực và huyền ảo để có những hình ảnh đẹp mang tính đột phá, điểm xuyết trong tác phẩm của mình.

Ví như: "Anh trở về cùng mưa  Huế không em

              Hứng ngàn giọt đắp thêm cho cuộc tình đã mất"

Với câu thơ thứ nhất là câu thơ tả thực, chỉ làm xuất hiện một chàng si tình bơ vơ tuyệt vọng, nhưng với câu thơ thứ hai sức tưởng tượng đã nhuốm màu huyền ảo để kết nối một cách phi lý giữa cái có hình (hạt mưa) và cái vô hình (cuộc tình) làm hiện hữu gương mặt nhà thơ đang lãng đãng đi tìm cái đẹp.

Đến với thơ Lê Như Tâm, chắc rằng bên cạnh những điều làm độc giả thú vị sẽ không tránh được những chỗ còn hạn chế. Theo tôi, rải rác ở đâu đó còn có những con chữ nằm ơ hờ ngoài cảm xúc làm hạn chế mất vẻ đẹp của thơ anh. Tuy nhiên, "nghề văn là một nghề khó nhọc, ăn vào là cỏ, nhả ra là máu". Câu nói của Lỗ Tấn làm chúng ta thông cảm với anh, với những người dấn thân vào nghiệp chướng này. Điều đáng mừng cho anh là một cây bút mới vào đời, nhưng có được một giọng thơ riêng, thật đáng trân trọng vô cùng.

Tôi tin rằng với sự đam mê, tài năng đang chớm nụ, Lê Như Tâm sẽ có đặng một mùa bội thu mùa màng trên cánh đồng vô tận của văn chương.

                        C.H

 

CAO HẠNH
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 205 tháng 10/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground