S |
au Hiệp định đình chiến ở Việt
Những chuyến đò xuôi ngược trên dòng sông Thạch Hãn làm chiếc cầu nối đưa tin dần dà cũng không còn nữa vì địch ngày càng kiểm soát nghiêm ngặt. Các chú rút tôi đi móc nối trực tiếp với một đường dây đơn tuyến khác. Hai bà cơ sở lại đi theo đường dây khác. Mật hiệu bắt liên lạc ban đầu của tôi với cơ sở mới là chiếc khăn tay trắng, bên góc khăn có cái kim băng và thêu dòng chữ: “Trăng thanh gió mát bao la, mong anh phát triển tài Ba anh hùng” (Ba là tên của anh cơ sở nội tuyến). Khi tiếp cận, tôi buộc cái khăn vào cổ tay, để cái kim băng lên trên, cơ sở thấy cái khăn có kim băng nhìn khăn và đọc thấy chữ Ba, nhận đúng mật hiệu, anh niềm nở bắt tay tôi.
Những năm 1955-1956. Tổ công tác đặc nhiệm còn đi lại hợp pháp, ăn ở trong dân, làm buồng hai ngăn trong nhà để làm việc, đi đâu thì cải trang. Chú Tâm luôn bận bộ vét-tông, đội mũ phớt, đeo kính đen, tay cầm gậy mây cong, chân đi giày, nhân dân cứ tưởng là mật thám của địch đi dò la tin tức. Chú Hiền người cao, gầy nên luôn đóng vai ông thầy cúng, bận áo dài đen, quần trắng, đầu đội khăn đóng (khăn xếp) đen, chân đi đôi guốc mộc, đeo kính trắng, nách kẹp ô đen. Có lần chú đi ngang qua bốt gác trong thị xã, tên lính gác thấy ông thầy cúng liền trêu chọc: “Cóc cóc, cheng cheng, con gà mô béo để riêng cho thầy, cháo chè thì múc cho đầy, múc lưng mà ít tính thầy không ưa” chú Hiền cứ cúi đầu đi thản nhiên. Anh Chính người cao to đẹp trai nên thường đóng vai sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (lính chủ lực Diệm), anh thường diện bộ quân phục Toredi, đội mũ lưỡi trai, vai đeo quân hàm đại úy, quân lính địa phương gặp không dám hỏi bậc đàn anh. Còn anh Thuyết có dáng vóc thấp và mập nên thường cải trang thành người lái trâu, hoặc có khi anh xâu một vài cái lưỡi cuốc cũ móc vào cây rựa vác trên vai giả thợ lò rèn đi mài giũa đồ cũ.
* NHỮNG NGÀY ĐEN TỐI.
Thời kỳ 1957-1959 là thời kỳ Cách mạng miền
Chỉ một tuần sau, lính Ngô Đình Diệm ùn ùn đổ quân lên phía Tây Quảng Trị, pháo 105 ly sắp hàng kéo lên chốt ở các điểm cao bắn yểm trợ dọn đường cho bộ binh đổ quân xuống giữa rừng xanh đi càn – gọi là chiến dịch Phượng Hoàng. Địch mới càn được mười ngày, tổ công tác đã cạn lương thực, bàn tính vào rẫy của đồng bào dân tộc tìm rau, sắn nấu cháo với muối ăn qua ngày. Đang bàn thì chú Hiền nghe tiếng thở phì phì, nghi có biệt kích Mỹ! Chú ra hiệu trong tổ im lặng đi quan sát. Bất ngờ chú phát hiện cách chỗ lán ở độ 20 mét có một con trăn gấm thật to đang quấn một con hươu. Chú phân công hai người cầm rựa xông vào chém con trăn, còn hai người cầm hai cây gỗ đập mạnh vào đầu trăn. Con trăn chỉ kịp quật đuôi vài cái rồi “đầu hàng” để cho tổ công tác lôi xuống suối lột da, chặt từng khúc đem về luộc chấm muối ớt. Ngày đầu ưu tiên bồi dưỡng, nên anh em ăn thịt trăn thoải mái, các ngày sau ăn có kế hoạch, lấy xương hầm với sắn củ ăn trừ bữa. Một rổ trứng trăn, thơm ngon như trứng gà, bỏ muối vào luộc, cất ăn dần. Da trăn phơi khô cắt may bao dao găm và bao đựng thuốc hút, mỡ trăn để bôi ghẻ, mật trăn làm thuốc. Còn con hươu bị con trăn nuốt cũng được tận dụng tối đa, da và ruột bỏ đi, lấy thịt băm nhỏ bỏ muối vào làm mắm ăn dần trong mùa mưa lụt, gọi là thùng mắm chiến lược.
Thế là trong lúc gặp khó khăn nhờ có con trăn mà Tổ công tác đặc nhiệm chống đói được một tuần, vượt qua đợt càn chiến dịch Phượng Hoàng của Mỹ - Ngụy.
* ANH NGỌC LẤY VỢ:
Gia đình Hoa là một cơ sở nòng cốt ở thôn. Có ba người con lớn đều ra Bắc tập kết, chỉ còn Hoa là con út nên để ở nhà. Ngọc thường vào nhà lấy gạo và thực phẩm, thấy Hoa dễ thương nên yêu thầm nhớ trộm, nhưng ngại Hoa là con nhà giàu (cỡ trung nông khá) so với hoàn cảnh Ngọc thì “Bìm bìm mà đòi leo nhà ngói”. Ngọc xấu trai, nhưng tự hào có thế mạnh là “Người của cách mạng” nên mạnh dạn nói: “Eng muốn tìm hiểu út (em) nhưng không biết út có bằng lòng hay không?” Hoa thẹn đỏ mặt đỏ nói: “ Tui còn nhỏ mà eng nói rứa tui mắc cỡ. Lần sau mà nói rứa nữa là tui cắt liên lạc với eng!”. Ngọc vội phân bua: “Rứa thì thôi! Eng xin lỗi, út đừng nói với ai biết chuyện ni nghe”.
Một hôm họp tổ Đảng trong rừng, chú Hiền động viên Ngọc: “Cuộc cách mạng miền Nam còn khó khăn gian khổ, bọn Mỹ từ chỗ núp sau lưng Ngô Đình Diệm với vai trò cố vấn đặc biệt nhưng nay đã trực tiếp đưa quân sang miền Nam chuyển qua chiến tranh cục bộ, do đó cách mạng miền Nam có thể kéo dài, trường kỳ mai phục. Nếu trong vùng địch, cán bộ hoạt động cán bộ hoạt động bất hợp pháp mà yêu một cơ sở sống hợp pháp, dần dà bọn mật vụ sẽ phát hiện ra và bắt bớ đánh đập cơ sở thì chúng ta mất chỗ dựa trong dân”. Ngọc liền giơ tay xin nói: “Tui đã gần ba mươi tuổi rồi mà không cho tìm hiểu ai hết, cứ ở mãi như ri theo trường kỳ mai phục thì biết khi mô mới có tương lai? Ý của tui tìm hiểu rồi để đó, chờ khi mô thống nhất đất nước rồi cưới cũng được! Hề…hề…hề!” Thế rồi trong tổ phân công anh ra công tác ở hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa. Anh gặp các mẹ, các chị ở đây tâm sự: “Cha mẹ chết sớm, cũng không còn anh em bà con để nương tựa, chiến tranh thì còn dai dẳng, ăn bụi ngủ bờ mãi. Tui muốn xây dựng gia đình, có một tổ ấm, thỉnh thoảng đi công tác ghé lại thăm nhà để có nguồn động viên an ủi nhưng thấy khó quá!...”
Các mẹ, các chị nói: “Khó chi mô! Mi ưng rứa thì để tau xây dựng vợ cho mi, kiếm một đứa con để lại bọn tau nuôi, rủi mi có hy sinh thì còn để lại một chút giống để lại mai sau”. Thế rồi, thật bất ngờ, các mẹ hẹn ngày gặp Ngọc ở trong rú Sim và dẫn cô X đi theo giới thiệu, tạo điều kiện cho hai người gặp nhau đều đều. Cô X mới đi mót củi, hái sim vài tháng mà thấy cái bụng cứ nổi dần lên, các mẹ biết chuyện nên dặn: “Nếu bọn công an Diệm có đánh hơi, hoặc xóm làng có xầm xì thì mi cứ kiên quyết một câu: “Tui là gái lỡ thì kiếm một đứa con nuôi, tui lấy chồng người ta mà bảo khai tên cha đứa bé ra thì vợ họ ghen đánh chết tui à!”
Thế là Ngọc có hai cái được. Một là được vợ, thứ hai là được thêm một đầu mối liên lạc tiếp tế lương thực vững chắc đầy tin tưởng. Anh Ngọc bảo vợ: “Tui đi công tác vắng, ở nhà nếu sinh con trai thì đặt tên là Trường Kỳ, Bùi Trường Kỳ! Nếu là con gái thì đặt Mai Phục, Bùi Mai Phục!. Gặp chú Hiền và anh Chính, các mẹ, các chị kể: “Ôi chao thằng Ngọc nó tranh thủ chớp thời cơ rứa mà để lại cho bà con ở đây một đứa con trai rất kháu, nó giống cha như khuôn đúc”.
GẶP NẠN:
Tình hình chiến trường mở rộng, từ chỗ một tổ chỉ có 4-5 người nay phát triển thêm nhiều tổ. Nhiệm vụ trước mắt là khâu lương thực, thực phẩm, chủ yếu là muối hạt và bột ngọt phải có dự trữ mỗi người đủ ba tháng luân chuyển, do đó anh Ngọc có nhiệm vụ giám sát vùng giáp ranh để ban đêm về các xã lân cận đưa tiền vào trong nhân dân mua lương thực, thực phẩm. Cứ thường lệ vừa đi vừa rà mìn định hướng, nếu không có địch thì độ 9 giờ đêm mới vào được thôn, lấy hàng thật nhanh, không được làm rơi một hạt gạo để tránh bị lộ. Hai giờ sáng phải rút khỏi thôn, đi 2-3 giờ sáng khỏi đồi trọc ngủ lại chờ sáng gùi lên căn cứ.
Một hôm, Ngọc gùi nặng quá, mệt nên mắc võng ngủ say. Một con voi lạc đàn đi qua chỗ Ngọc đang nằm, khịt khịt có hơi người nó đưa vòi quấn cái võng giật thật mạnh, cây gãy, võng đứt, Ngọc bị rơi xuống đất. Con voi đưa vòi quấn thân hình anh đưa lên hạ xuống mấy lần rồi bỏ rơi xuống đất. Con voi không buông tha, nó đưa chân hất qua hất lại, lật nghiêng lật ngửa. Anh Ngọc nằm bất động không dám rên, thấy cái chết đang cận kề, anh thầm kêu trong đau đớn: “Vĩnh biệt các đồng chí!” Con voi khịt khịt hầm hừ một lúc rồi bỏ đi. Anh Ngọc nằm thở thoi thóp, nghiến răng chịu đựng chỉ sợ con voi nghe tiếng động quay trở lại.
Trời tối, sương mù bao phủ dày đặc, người Ngọc lạnh cứng. Mới tờ mờ sáng, anh cố gượng bò dậy sờ tìm cái võng nhưng con vai đã xé nát từng mảnh, còn gùi gạo thì nó chà đổ tung tóe ra đất. Thân thể đau buốt, tay chân như bị xé nát, anh bò lên hốt từng nắm gạo bỏ vào miếng võng rách cột túm lại, còn chỗ nào không hốt được thì lấy đất và lá khô phủ kín để khỏi bị lộ con đường huyết mạch. Một hạt muối, một hạt gạo lúc này phải đổi bằng xương bằng máu, mồ hôi nước mắt. Độ 8 giờ sáng, nghe có tiếng bước chân đi lại gần và tiếng nói thầm thì, Ngọc bò vào một gốc cây ẩn núp để quan sát ta hay địch. Thấy người quen của đơn vị bạn đi lấy gạo, anh gọi lại. Anh em biết Ngọc bị nạn liền lấy võng, chặt cây khiêng về hậu cứ điều trị. Ngọc bị gãy bốn cái xương sườn và dập mấy đốt xương sống. Từ đấy anh em trong tổ đặt cho anh biệt hiệu là “Ngọc Voi”. Câu chuyện giai thoại anh Ngọc có phép nên voi chà mà không chết được lan ra khắp khu căn cứ.
Chiến trường ngày càng ác liệt, đợi vết thương của Ngọc lành hẳn thì rất khó, các chú bàn cho anh ra miền Bắc điều dưỡng và học văn hóa, anh nói: “Tui ở trên căn cứ cũng làm phiền anh em, vì ở đây ai cũng phải phát rẫy trồng sắn ngô và đi về đồng bằng gùi gạo lên mới có cái ăn mà công tác. Tui nay đi khòm lưng không gùi cõng chi được, mà ra Bắc thì cũng buồn nhớ quê hương. Thôi cho tôi về sống với nhân dân để tham gia du kích đánh Mỹ, tui dựa vào dân mà sống. Nhân dân đã nuôi tui khôn lớn, tui phải bám dân như cây bám đất”.
Ý kiến của Ngọc được chấp thuận. Anh em đi bẻ măng, câu cá bỏ vào một ít mỳ sợi làm một bữa liên hoan nhẹ tiễn chân Ngọc về sống với một gia đình cơ sở ở Phú Thành. Được sống trong dân có bát cơm ngon, canh ngọt nên vết thương cũng khá dần nhưng cái lưng vẫn bị còng. Một hôm được tin Mỹ-Ngụy đi càn, anh xách súng chạy theo mấy cậu du kích xã để phục kích bọn Mỹ. Thấy bọn Mỹ-Ngụy quá đông, anh bảo anh em du kích rút lui bảo tồn lực lượng, để anh ở lại giết cho được tên Mỹ rồi rút sau. Súng của anh đã bắn hết đạn, tên Mỹ phát hiện mục tiêu xông vào bắt sống, anh lấy hết sức lòn thẳng xuống dưới bộ hạ tên Mỹ, nghiến răng bóp…tên Mỹ đau quá kêu la như bò rống. Bọn Mỹ-Ngụy chạy đến tiếp cứu, thấy Ngọc và tên Mỹ đang vật lộn, chúng nó bắt anh kéo ra đường và bắn tại chỗ.
Hết cuộc càn, bọn lính kéo về nghỉ chân ở thôn Phú Thành. Có một tên lính ngụy kể lại với dân làng: “Tôi không biết người ấy là Việt cộng hay du kích mà thật dũng cảm, anh bị gãy một chân, người nhỏ con, còn tên Mỹ thì to cao lềnh khềnh mà anh dám xông vào bóp bộ hạ tên Mỹ. Anh ấy có hai “bàn tay sắt” thật khủng khiếp, đáng khâm phục!”. Rồi người lính ấy chỉ chỗ anh Ngọc nằm để nhân dân đi khiêng xác anh về chôn cất. Hằng ngày ra mộ thắp hương, đặt cơm cúng, cầu nguyện cho linh hồn anh luôn về với dân thôn Phú Thành.
* ĐỒNG ĐỘI THÂN YÊU
Nhiều đêm tôi nhớ lại những gương mặt đồng đội trong thời kỳ đầu cách mạng miền Nam còn khó khăn gian khổ nhưng dũng cảm bất khuất, xứng danh người chiến sỹ Công an nhân dân. Trước hết nói về chú Tâm, người lãnh đạo, tính tình điềm đạm, nghĩ sâu, luôn lắng nghe ý kiến cấp dưới, tỉnh táo lúc gặp khó khăn, đặc biệt về nghiệp vụ điệp báo thì chú rất sắc sảo.
Chú Hiền tính tình nóng nảy nhưng vui nhộn, kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng. Chú viết cho mỗi tên “ác ôn” mỗi tờ cáo trạng ngắn gọn gửi đến tận nhà, hoặc đón đường cảnh cáo chúng. Chú bảo lần này tha tội cho về với vợ con, nếu lần sau chỉ điểm cho địch hại dân là tôi quay trở lại “mượn cái đầu ông đem đi”. Ở đâu “cơ sở trắng”, phong trào cách mạng không lên, chú đến đó vài tuần là khí thế quần chúng lên cao, nhân dân tin tưởng cách mạng xây dựng được cơ sở nòng cốt. Ai cũng khen chú Hiền có tướng đặc biệt.
Anh Thuyết bị địch bắt do một cơ sở phản bội. Tên Đương hẹn anh Thuyết tối ra nhà nó lấy gạo và bắt gà. Đúng hẹn anh vào nhà lấy gạo đổ vào gùi, rồi nó bảo để nó đứng canh gác, còn anh Thuyết thò tay vào chuồng bắt gà. Con gà kêu oang oác, bọn công an Diệm ập vào, anh Thuyết không kịp trở tay đối phó.
Bọn địch cởi hết quần áo của anh rồi cột bốn chân khiêng đi như khiêng lợn. Chúng dùng đủ mọi cực hình tra tấn dã man để hòng moi ra cơ sở cách mạng tiếp tế cho anh hoạt động nằm vùng. Nhưng anh chỉ nói một câu: “Tôi muốn vượt tuyến vào
Nhân chuyến đi gùi gạo ở vùng giáp ranh lên, có người bạn hỏi tôi: “Mày biết tin gì chưa?” Tôi hỏi tin gì: Người ấy nói: “Anh Chính bị địch bắt rồi!”. Tôi lặng người đi, và chưa rõ việc này sẽ ra sao nên tôi xin đi một chuyến công tác ở một địa bàn vùng ven thị xã để kết hợp dò hỏi xem anh Chính có khai báo gì không, thì cơ sở cho biết: Đi theo anh ngày ấy chỉ có một đồng chí cán bộ huyện, địch càn bắt được một du kích thôn, chúng tra tấn quá đau, chịu không nổi nên anh ta chỉ hầm bí mật chỗ anh Chính đang ngồi. Địch bao vây hầm, móc loa chiêu hồi, hai người cứ nằm im dưới hầm. Địch bắn M79 xung quanh hầm để áp đảo, rồi tiếng loa cứ lặp đi lặp lại luận điệu tâm lý chiến: “Các anh hãy trở về với Chính phủ Quốc gia sẽ được khoan hồng!” M79 cứ tiếp tục nổ! Một nửa hầm bị sập, anh Chính bị thương một tay và một chân, đầu tóc bị cháy sém, cả hai anh đội nắp hầm tung hai quả lựu đạn về phía đối phương để mở đường máu. Chạy được một đoạn thì đồng chí cán bộ huyện hy sinh, còn anh Chính bị đạn bắn vào chân, bọn địch xông đến bắt anh đưa về ty cảnh sát. Chúng thấy anh cao to khôi ngô nên lầm tưởng bắt được Bí thư Huyện ủy nên không tra khảo mà chỉ dùng các đòn tâm lý để mua chuộc. Hằng ngày chúng bưng cho anh cơm cao cấp, có bia hoặc rượu. Anh Chính bảo: “Tôi là tù binh của các ông thì tôi chỉ ăn cơm tù như mọi người, và tôi cũng không quen uống bia, rượu”. Bữa ăn nào cũng có tên cảnh sát ngồi đối diện để nói xấu Cộng sản. Anh Chính trả lời: “Cộng sản ở Việt Nam đuổi Nhật, đánh Tây rồi chống Mỹ cứu nước, còn các ông nói chế độ Sài Gòn tốt đẹp sao cứ bám theo Mỹ để chúng đem bom đạn, chất độc màu da cam vào triệt hạ, san bằng xóm làng Việt Nam”. Tên cảnh sát khiêu khích nói: “Cộng sản có nghĩa là cộng tài sản của dân lại đưa vào tập thể, không cho dân ăn, mất tự do!” Anh Chính đáp lại: “Ông nói chế độ của ông tự do sao hốt dân vào ấp chiến lược rồi rào thép gai bao quanh? Tự do sao đi đàn áp Phật giáo để cho mấy ông nhà sư tự thiêu? Tự do sao mấy ông lê máy chém đi khắp miền
N.T.T.L