Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tới đất Thục thăm Đỗ Phủ thảo đường

Đ

i thăm đất nước Trung Quốc rộng lớn có cái thú của người đã biết rõ lai lịch, nơi mình sẽ tới, thành thử bao nhiêu đất mới đặt chân tới lần đầu mà ngỡ như quen thân đã lâu. Ấy là nhờ hàng loạt sản phẩm văn học Trung Quốc cổ đã chảy vào Việt Nam từ lâu đời. Trong đó, thơ Đường, thời đại thi ca huy hoàng diễm lệ có một vị trí đặc biệt.

Nhận lời mời của hội nghệ sĩ sân khấu Trung Quốc, tôi cùng đạo diễn Nghệ sĩ Nhân dân Doãn Hoàng Giang đã có dịp tới thăm nhiều địa phương ở Trung Quốc. Nhưng có lẽ những gì đáng nhớ nhất là chuyến vào Tứ Xuyên - đất Thục xưa.

Người Việt Nam ngày nay đi tham quan, du lịch Trung Quốc nhiều, nhưng chắc không mấy người tới được Tứ Xuyên.

Thụ đạo nan: Đường vào Thục khó! Khó hơn cả đường lên trời. Ý thơ của Lý Bạch nói tới qua con đường xuyen qua bao núi cao, sông sâu hiểm trở để vào đất Thục của nguyoif đời xưa.

Ngày nay từ Bắc Kinh tới Thành Đô, thủ phủ của Tức Xuyên, máy bay chỉ mất hơn một giờ. Hoàng hôn nhìn xuống những dãy núi trập trùng có thể thấy được những con đường lớn nhỏ vắt qua đỉnh cao chỉ như một lối mòn. Khâm phục quá, bao thi nhân vĩ đại quá khứ đã hành hương qua những chốn thâm sơn cùng cốc này để hiểu đất nước, con người và để lại những vần thơ ngàn năm rồi con rung động lòng người. Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên còn lưu dấu rất nhiều kỷ niệm về người xưa. Đặc biệt là những địa danh liên quan đến các nhân vật thời Tam Quốc. Ở ngoại Cẩm Thành - tức Thành Đô ngày nay có hẳn một khu rộng lớn là bảo tàng thời Tam Quốc. Ở đây có khu mộ Lưu Bị, Võ Hầu từ thời Gia Cát Lượng, mộ Vương Kiên, các nơi xảy ra những trận đánh lớn của cuộc tranh hùng Tam Quốc. Trong bảo tàng có hẳn một bức tường bằng đá khắc chương mở đầu của Tam Quốc diễn nghĩa.

Ngót 400 năm sau thời đó, Đỗ Phủ (712 - 770) mới tới Cẩm Thành. Các nhân vật hào kiệt xưa thân đã vùi sâu dưới ba tấc đất - mộ Lưu Bị là một quả núi lớn - và người ta đã lập đền miếu thờ tự. Về đền Võ Hầu, Đổ Phủ đã có bài thơ mà ngày nay trong các bức tranh lưu niệm có in ảnh của khách tham quan - bằng vi tính - người ta còn ghi:

Thừa tướng từ đường hà xứ tầm

Cẩm quan thành ngoại bách sâm sâm (Vũ Hầu từ)

(Dịch nghĩa: Đền thừa tướng biết tìm ở đâu

Ngoài thành Cẩm quan chỉ thấy rừng bách bạt ngàn)

Ông còn làm nhiều thơ về họ như: Vịnh hoài cổ tích, Thục tiên chủ miếu, Vũ Hầu miếu, Tinh trụy ngữ trượng nguyên, Bát trận đồ… trong hơn 1400 bài thơ còn lại.

Quê ông không thuộc đất Thục, lận đận mãi trong đường đời, muốn đem chí lớn tài cao, ra giúp nước nhưng không thành. Gần 40 tuổi mới được chức quan nhỏ nhưng trên đương tới Trường An gặp Lý Bạch (701 - 762) hơn ông đến 10 tuổi, mê Lý Bạch, rồi đổi hướng theo Lý Bạch đi ngao du phiêu lãng, bầu rượu túi thơ.

Thơ tặng bè bạn - Lý Bạch, Cao Thích, Vệ Tâm - chiếm một khối lượng không nhỏ. Một lần nữa được bổ làm quan, trên đường tới Trường An, lại gặp loạn An Lộc Sơn. Hơn ba năm chạy loạn, gia đình thất tán, dạt mãi sang đất Thục, ông được làm một chức quan nhỏ, nhờ thế ở đây có một ngôi nhà của ông. Người đời sau đã giữ lại ngôi nhà cũ lợp bằng cây cỏ, tường bằng gỗ và sửa sang, nâng cấp nhiều lần. Nhà thơ sống qua các thời Thịnh, Trung, Vãn Đường, qua ba đời vua Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông. Tài ba hơn người, chí mưu nghiệp lớn tham gia chính sự và muốn chấn hưng Vương triều, khôi phục xã tắc, nhưng triều đình thối nát, quan lại tham nhũng không thích nghe lời phải, làm điều trái đạo, không thể có chổ dung thân cho nhà thơ lớn. Một đời lận đận, đói, rách, lưu lạc, bệnh tật đã cho ông có dịp hiểu thấu cuộc sống cùng đinh của dân chúng. Thơ ông vì thế chứa một hàm lượng hiện thực xã hội rộng lớn như một pho sử. Ta gặp trong thơ ông những cảnh đầy máu lệ, oan khuất, chiến trận, ly tán, bất công, tha phương, mới cưới xong đã bị đi lính, ra trận, bọn cường hào bắt lính, đến thân già cũng phải lẩn trốn, những ngôi nhà tranh bị gió thu phá đổ, kẻ ăn không hết người lần không ra. Và ông ao ước có một tòa nhà nghìn vạn gian che chở cho những kẻ nghèo hèn, đem hết kiếm cung đúc làm cày cuốc… Thơ ông được coi là Thi sử, ông được coi là thi thánh, có nhà cách mạng gọi ông là Tình thánh: đó là tình cảm bao la với người nghèo khổ, cơ hàn, bất hạnh.

Có lẽ những năm ở Thành Đô là hạnh phúc nhất của đời ông. Nơi chúng tôi tới nằm ngoại Thành Đô: một công việc rộng lớn mọc toàn tre trúc làm hàng rào, vườn hoa, ao cá. Mấy ngôi nhà lớp kề lớp giữ những vật lưu niệm.

Một túp lều lợp lá cỏ - có lẽ vì vậy gọi là Đỗ Phủ thảo đường - có khắc biểm.: Thiếu Lăng thảo đường, là nơi xưa nhà thơ thường ngồi đọc sách, làm thơ, uống trà, tiếp bạn giữa thiên nhiên cỏ hoa đẹp là thường.

Nếu đền thờ Võ Hầu - cùng trong khuôn viên có mộ, và nhà thơ Lưu Bị, anh em Lưu Quan Trưởng, hệ thống bảo tàng Tam Quốc là một khu rừng cây cao, bóng cả, các lớp nhà điệp trùng đi sâu vào và mở ra hai cánh hàng nửa ngày không đi hết, thì Đổ Phủ thảo đường có phần khiêm tốn và đơn giản hơn. Với 50 tệ là vé vào cửa, có thể đi tham quan khắp các cảnh quan đặc sắc. Để biến thành khu du lịch, các dịch vụ bán hàng lưu niệm có làm mất vẻ yên tĩnh, nhưng quả làm cho khu tưởng niệm có sinh khí hơn. Dưới bóng các hàng cổ thụ có nhiều ghế đá, có bàn đá, khách có thể ngồi đọc sách, nghỉ chân, trầm tư về muôn lẽ đời.

Mấy gian nhà tranh xưa giờ lợp ngói nhưng vẫn giữ dáng cũ. Trong nhà trưng bày có hàm kính, là mô hình khu thảo đường qua các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh trùng tu, sửa chữa, một số hiện vật hiếm hoi như nghiên mực bằng đá, gối nằm bằng mây… Trên tường là ảnh các lãnh tụ lớn của Trung Quốc, các nhà văn lớn đã từng tới thăm: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức,  Bành Chân, Đặng Tiểu Bình - quê ở Tứ Xuyên - và Tào Ngu, Quách Mạt Nhước (người Tứ Xuyên)…

Có mấy bức họa chân dung nhà thơ mặt rộng, trán cao, đầu đội mũ không vành, râu cằm dài đen nhánh, đôi mắt một mí mở lớn nhìn thế sự.

Ngoài 50 tuổi, thân già yếu, bệnh tật ông vẫn còn lang thang trên chiếc thuyền nhỏ. Một buổi chiều nào khi sắp mất ông còn trèo lên Lầu Nhạc Dương và để lại bài thơ bất hủ cùng tên. Trước cảnh trời nước đẹp tuyệt vời của hồ Động Đình, nơi chia đôi hai nước Ngô, Sở nhà thơ thấy cô đơn: Thân bằng chẳng có một tim/ Tuổi già bệnh tật ở trên chiếc thuyền/ Bắc phương giặc giã nổi lên/ Dầm dề nước mắt dựa hiên sụt sùi (bản dịch Trần Trọng Kim). Hai năm sau ông mất vì đói trên đường lang thang.

Hơn 1220 năm đã qua từ ngày đó, hôm nay tới thăm khu lưu niệm nhà thơ, một địa điểm du lịch kỳ thú - vẫn thấy như ông còn đâu đây và mới làm xong bài Tuyệt cú thật hiện đại:

Lưỡng cá hoang li minh thúy liễu

Nhất hàm bạch lộ thướng thanh thiên

Song hàm Tây lĩnh thiên thu tuyết

Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền

(Dịch ý: Hai con chim Hoàng oanh kêu trong rặng liễu. Một đàn cò trắng vút lên trời. ngoài song cửa núi Tây Lĩnh (tức Nga mi) ngàn năm tuyết phủ. Cửa sông thuyền Đông Ngô đậu dài vạn lý)

Chiều thu, ngồi lặng lẽ trong yên tĩnh, chúng tôi nghĩ đến bao kiếp người, bao thời đại thịnh suy, chỉ có văn chương, văn hóa là lưu dấu mãi cho đời, chứng thực là họ đã có.

Lúc chúng tôi chuẩn bị ra về, có một người còn trẻ, ăn mặc complet, cravat nghiêm chỉnh tới gần hỏi tôi:

- Ông có muốn biết về tương lai của mình không? Tiếng Bắc Kinh võ vẽ, tôi phải cầu cứu cô Phong phiên dịch của đoàn dịch hộ:

- Anh ta muốn xem bói cho anh! Tò mò tôi lại hỏi Phong: Có nên không?

Chưa kịp dịch, anh ta đã nói: Ông là người tốt bụng, chu đáo nhưng hay cả nể. Làm ơn nhiều nhưng chỉ được trả oán… Khoảng 3 năm nữa ông sẽ giàu, rất giàu…

Ba năm đã qua, ao ước lời tiên tri sẽ trở thành hiện thực để có khả năng rủ bạn bè một lần nữa trở lại đất Thục huyền bí và đẹp mê hồn, mà chưa thấy.

Chốn xa xôi ấy sao vẫn có sức vẫy gọi lòng tôi?

                                                                         Hà Nội tháng 12.1998

                                                                                       N.T

Ngô Thảo
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 57 tháng 06/1999

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

2 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground