Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trần Bình - Thao thiết một hồn quê

H

ẳn nhiều người còn nhớ câu hát trong một ca khúc nổi tiếng thời chống Mỹ trên đất Quảng Trị “Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới..” Gio An, một mảnh làng nhỏ âm thầm của miền tây Gio Linh-Quảng Trị, nơi có hệ thống giếng cổ là di tích văn hoá rất đặc sắc ghi dấu một thời phồn thịnh của người Chăm ở đất này. Trong lòng đồi đất đỏ ba-zan, những mạch nước ngầm trong ngần và trường cửu cứ lặng lẽ chảy ra, người dân địa phương gọi là nước mội. Nhiều thế kỷ trước, người Chăm đã biết xếp đá khoanh lại thành giếng quanh mội để lấy nước sinh hoạt và cấy lúa. Các nhà khảo cổ học gọi đó là những công trình thuỷ lợi “dẫn thuỷ nhập điền”. Ở những mội nước đó có một loại rau cũng rất đặc biệt, nó chỉ sống được với khe nước trong veo chảy ra, chỉ cần vẩy chút bùn lên là rau sẽ chết. Đúng là rau sạch tuyệt đối. Rau ấy có tên là rau Liệt, hay còn gọi là xà-lách-xông. Trần Bình, tác giả tập thơ nhỏ này sinh ra, lớn lên và hiện vẫn đang sống lặng lẽ trong lòng mảnh làng ấy.

Sở dĩ tôi nói lan man về giếng nước mội và giống cây rau Liệt trước khi bàn đến tập thơ bạn có trong tay, bởi nếu ai đó quen biết Trần Bình rồi. Đọc thơ anh hẳn sẽ có cùng nhận xét với tôi, anh là hiện thân của cọng rau thuần khiết đó, tâm hồn anh được nuôi dưỡng bằng chính dòng nước trong veo và cũng rất thuần khiết của đất Gio An. Con người sống trên đời và sống trong thơ, ai cũng có nỗi buồn, niềm vui, ai cũng không thể thoát ra khỏi vòng thế tục, cũng nhớ nhung, dằn vật, trở trăn, thậm chí cả giận hờn uất ức...Nhưng tất cả các cung bậc cảm xúc đó đối vơí Trần Bình đều rất tinh khiết và chân chất.

Nơi chốn người đi qua nhớ nhung

Ta đau tình ấy những mùa trăng

 

Ngọt trong nguồn cội dòng tinh khiết

Ta tắm lời yêu nguyện đá vàng..

          (Ta về giếng cổ thăm người cũ)

Bình làm thơ cũng đã lâu nhưng rất ít khi gửi thơ đăng báo nên ít người biết được anh đã có đến hàng trăm bài thơ. Cũng như hầu hết những người làm thơ khác, cảm xúc đầu tiên, cảm xúc sâu nặng nhất là tình yêu ngỡ như vô hạn đối với mảnh đất đã nuôi dưỡng nên mình. Vùng đất đỏ Gio An của Trần Bình không chỉ âm thầm trong vắt mạch nước hàng trăm năm chắt ra các giếng cổ, mà đã từng có một thời đất rung, cây đổ, vòm trời mù mịt khói bom, và máu đổ đầm đìa nhuộm sẫm thêm màu đất đỏ. Tuổi thơ Trần Bình lớn lên giữa những năm tháng bi hùng đó. Bởi vậy mà bạn đọc sẽ chẳng hề ngạc nhiên khi những dòng thơ viết về quê hương, không có nhiều cái chất hương đồng cỏ nội, cây đa bến nước nên thơ như rất nhiều trang viết ban đầu của các thi nhân khác. Đổi lại, quê hương trên trang thơ anh thật da diết, thật nặng sâu, nhiều lúc còn thao thiết đến nghẹn lòng.

Mẹ sinh tôi ra giữa làng

Năm bom đạn

Quê tôi thành làng trắng

Ngày khói lửa theo mẹ đi sơ tán

Tuổi thơ lưu lạc, xa nhà..

HOAÌNG HIÃÚU NGHÉA

 

                                              (Làng ơi)

Cũng có cánh cò trên rẻo làng quê, nhưng cánh cò trong thơ Trần Bình nhoi nhói một nỗi đau của tấm lòng đứa con đất nghèo tự thấy nặng tội với mẹ vì chưa làm nên được gì để tròn đạo hiếu.

Để rồi khi con bĩu môi thả một ánh nhìn lạ lẫm

Vào cái mặt trăng nhăn nheo đồng quê

Vào câu hát ru, mẹ à ơi bến bãi

Cánh cò, cánh vạc chao chiều

Buốt lòng trái đắng cò ơi..

                                        (Cò ơi thao thiết)

Cũng có cây đa, nhưng cây đa trên quê của Bình là chứng nhân của máu và hương hồn người liệt sĩ bị kẻ thù găm đạn đến nát thịt xương. Người liệt sĩ ấy đã trở thành Thành Hoàng của làng Gio Bình. Cây đa ấy cũng là liệt sĩ, cũng vảng vất hồn vía nơi đây để chứng tích cho một thời bom lửa:

Hết chiến tranh chúng tôi tìm về

Cây đa chứng tích giờ thành thiên cổ

Trồng lại một cây đa lá đỏ

Đồng đội ơi, thương nhớ tháng năm dài..

(Cây đa và đồng đội)

Cũng có giếng nước, có mái đình, có cả ánh nắng chiều, đêm trăng thanh và bãi cỏ mịn...Tóm lại, trong thơ Trần Bình có tất thảy những gì được gọi là hồn quê. Nhưng tất cả đều day dứt, nặng trĩu và thao thiết. Ngay cả những bài thơ chỉ mang tính thù tạc, chạm chén rượu với bạn bè nơi đất khách quê người thì cái men nồng vẫn không đủ nguôi ngoai nỗi trở trăn hồn quê, đôi lúc còn xen cả sự mặc cảm,  hay chút giỗi hờn của một tâm hồn đầy mặc cảm:

Vô tư đi. Cứ vào nam mà sống...

Chả nhẽ rời quê- muôn kiếp mặn mòi

Chả nhẽ vì mẹ cha nghèo cực

Mà ta mơ thành kẻ mồ côi?

                                           (Đồng hương)

Là nói vậy, nhưng cũng không hoàn toàn chỉ có vậy. Hồn quê trong thơ Trần Bình không phải chỉ có sự dằn vật, ưu tư. Cuộc sống của chàng thi sĩ chân quê này không chỉ có những đêm thao thức. Vẫn còn đó những mùa trăng rời rợi sắc tình, vẫn có đêm đi hội Sim ngất ngây khúc hát ghẹo, vẫn có nhịp trống rộn ràng lễ hội Khe Me và tiếng đàn Ta-lư réo rắt len lỏi vào trong từng giấc ngủ. Bởi lẽ giản đơn là, dài hơn những năm tháng máu lửa quặn đau là những mạch nước ngọt ngào trường cửu, sâu hơn nỗi ưu tư trăn trở vì cuộc sống mưu sinh và sự thiệt thòi bản thân một con người cụ thể là lòng đất đỏ quê hương ấm áp nghĩa tình. Và trên tất cả cõi riêng của một đời người cụ thể là khí chất của con người Quảng Trị gan góc, lạc quan. Vì vậy mọi cay đắng rồi sẽ qua, men đời cứ say trong từng câu hát. Cái chất ấy làm nên màu xanh của khung trời Quảng Trị, màu xanh thuần khiết của cọng rau Liệt quê anh. Tôi thích bài lục bát này bởi nó rất Trần Bình, rất là trai Quảng Trị: 

KHÚC TƠ TÌNH HỘI SIM

             

Rủ nhau lên bản mà chơi

Mà nghiêng câu hát lý lơi đêm tình

Sơn nữ ơi! Ta đi tìm

 

Đằm trong mắt suối cái nhìn lúng la

Bập bùng ngọn lửa kiêu sa

Ngực trần phô với núng na nói cười

 

Từng đôi, bên suối từng đôi...

Chén yêu say khướt nghiêng trời tình nhân

Phập phồng đồi núi trăng ngân

Chung chiêng trắng một đêm xanh hội tàn

Cuộc sống đang từng ngày đổi thay trên đất Gio An cũng như trên tất cả những mảnh làng khác của đất nước. Thơ Trần Bình cũng vậy. Tập thơ mỏng đầu tay này chỉ mới như là những lô đất vừa vỡ hoang. Chúng ta rất tin và có đầy đủ cơ sở để tin vào một hồn thơ đang lặng lẽ làm mùa trên vùng đất âm thầm mà sâu nặng, bên những mạch nước ngàn đời trong vắt đã nuôi những cánh rau thuần khiết nên xanh.

X.Đ

(*) Chiêm bái quê nhà - Thơ Trần Bình - Nhà xuất bản Giao thông vận tải Đà Nẵng - Tháng 1 năm 2010

 

 
Xuân Đức
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 184 tháng 01/2010

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

34 Phút trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground