Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trần Đình Thành với rừng hoài niệm

1

. Giữa bàn tiệc thơ hôm nay, thực khách quả không mấy mặn mà bởi lắm lí do trong thơ và ngoài thơ. Ở đây, tôi muốn nói đến người bày tiệc. Nấu dở nhưng khéo vẽ người ta không chuộng, nấu ngon nhưng thiếu sự dụ dẫn mê hoặc cũng khó "cù" người thưởng thức. Đọc thơ Trần Đình Thành, tôi có cảm giác thứ hai này. Thơ anh cũng như con người anh,có cái gì đấy lặng lẽ, nhẹ nhàng phảng phất như cánh bướm non, như sợi tơ trời giăng mắc hoài niệm. Đấy là những kỷ niệm buồn vui bắt gặp hoặc lắng nghe nhưng đượm sắc màu sương khói. Thú thực, với những ai ngụp lặn, lăn lóc trong những va đập, cọ xát của đời thường và mang tính cách mạnh sẽ khó tìm ở anh sự đồng điệu. Tuy nhiên, cái quyền năng của thi sĩ là Độc lập Tự mình (chữ dùng của Hoà Vang), phải ý thức được cái " to be or not to be" ( tồn tại hay không tồn tại) để khai phóng con đường sáng tạo. Ý thức và làm được điều này không dễ, nhưng người đọc trực nhận một Trần Đình Thành thi sĩ ít lẫn người khác bởi sự đa mang chân thật của giọng điệu. Điều mà người Pháp đã từng nói: "Chính cái giọng chi phối bản nhạc" (Cest le ton qui, commande la musique). Chất giọng êm ái nhẹ nhàng trong thơ anh gắn với không gian yên tĩnh, không gian tâm linh được hồi cố qua thời gian hoài niệm. Vì thế, dễ thấy hoài niệm rừng đã mở rộng biên độ nghĩa trong thế giới nghệ thuật và thế giới phản ánh.

2. Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đình Thành ôm chứa những rung động đầu đời, những dịu ngọt nuối tiếc về một thiên đường tình yêu đánh mất. Có điều, biểu hiện những cuộc tình không đi đến một mai hậu nồng thắm mà theo kết cục "gió theo lối gió, mây đường mây" nhưng rất đỗi thiết tha và lắng đọng. Ở đó, không hiếm bắt gặp một tình yêu cố xứ thấm đẫm nỗi đau và hạnh phúc, một mong manh dại ngộ như "chút nắng liêu xiêu cuối trời" lãng quên và có cả sự chia sẻ với những nỗi đau thân phận.

Nỗi nhớ thường buồn, nhưng sự nhạy cảm tuổi nhớ buồn nhất vẫn là buổi trưa hè khi tiếng ve sôi, khi phượng hồng thắp lửa lên mắt tuổi học trò buổi chia tay bịn rịn (Mùa nhớ). Có khi, đó là màn mưa đưa tiễn gieo nỗi nhớ ngập không gian ( Phố vẫn còn mong); có khi đó là những cuộc tình thiếu sự cháy bỏng, bạo liệt nhưng thừa sự trong trẻo, vụng dại và không cần phải tiên cảm xa xôi, anh trách nhắn mà như để dành trái tim cất giữ:

Mai kia , dù thoáng chiêm bao

Người ơi, chớ vội qua cầu gió bay ?

(Qua cầu lãng quên)

     Hay:

Vườn xưa cỏ mọc chen đầy

Mưa buồn ướt ngõ... và ai quên rồi?

(Thời gian)

Trần Đình Thành, theo tôi nghĩ, tính cách anh chắc chẳng bao giờ giận ai và khó làm ai giận. Ở anh, tình yêu nào mang nỗi đau sinh ly cũng ở mức “qua cầu lãng quên", chứ chưa đến nỗi trầm trọng "qua cầu rút ván", bởi anh lấy lý lẽ của con tim mình quan niệm " sống cùng biển ấy, sẽ hiểu lòng biển thôi" (Như là biển ấy). Và dường như đấy là cốt cách chân quê sinh hạ ra người thơ, vì chính anh đã từng tự thú:

Muôn đời, tôi vẫn chỉ

Nắm đất làng ấy thôi !

(Làng)

Đó là đặc điểm, ưu điểm làm nên hồn thơ Trần Đình Thành. Phải nói rằng, trường phái "chân quê" này bắt đầu từ phong trào Thơ mới. Một Anh Thơ, một Đoàn Văn Cừ... và đậm chất nhất nhưng cũng tài hoa nhất có Nguyễn Bính. Những năm gần đây, một đội ngũ "hậu chân quê" cố gắng đổi mới thi pháp. Xem ra, ít nhiều họ có đóng góp nhưng chưa thực sự đáng kể. Tài thơ ở lãnh địa này chỉ sự "đánh bóng" (polish) chữ nghĩa không cần bằng sự chân mộc, lay động sâu xa tâm hồn người đọc. Trong chừng mực nào đó, tác giả Trở lại rừng xưa đã tạo được mạch truyền dẫn ấy của xúc cảm. Và theo tôi, chỉ khiêm nhường riêng điều đó cũng đã làm nên thành công ở một phương diện trong thơ Trần Đình Thành. Nói vậy không có nghĩa thơ anh rặt những nét quê với những tấm lòng thơm thảo, mà đôi khi thơ Thành mang mang trầm tưởng về một kiếp phù sinh trên con đường lô xô nhân thế. Những lúc ấy, ta bắt gặp tiếng hót lả mềm của loài chim di trong giông bão cuộc đời. Ngay cả chuyện "cơm áo không đùa..." lại thăng hóa cho anh những câu thơ dung dị mà thấm đẫm:

Có bao giờ, lòng ta yên tĩnh

Để cầu mong, sự yên tĩnh cho người

(Có bao giờ)

Đọc thơ Trần Đình Thành, tôi có cảm nhận rằng, những khi đề tài gắn với nhân vật, sự kiện, vùng đất nào đó có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh tình cảm nhiều người thường thành công và gây xúc động. Một người bạn tài hoa ra đi bỏ lại "ngọn gió mồ côi" làm anh tưởng tiếc:

Còn gì, để nhớ để quên

Người đi "chở gió” ngủ yên , lâu rồi ?

Chỉ còn ngọn gió mồ côi

Chiều nay, đứng lặng bên trời, nhớ ai...

                   (Ngọn gió mồ côi)

Một Thành Cổ bi tráng từng hằn vết chiến tranh khốc liệt nhưng đã có lời ru thanh bình:

Bâng khuâng, nắng mới qua vườn

Trái cây trĩu nặng mùi hương quê nhà

Ngỡ như, đời chẳng cách xa

Người còn hôm sớm bên ta, đi về ?

                (Lời ru Thành Cổ)

Có thể nói, Lời ru Thành Cổ là bài thơ đạt nhất trong tập. Một phần do vận dụng đắc địa thể điệu lục bát đúng chỗ; phần khác anh biết ru niềm đau đúng lúc, sau đạn bom - đổ nát - đau thương, bằng lời thơ giản dị ,lắng trầm, xúc cảm. Đi giữa Thành Cổ xanh ngợp bầu trời, mặt đất hôm nay hẳn ai đã từng qua mưa bom bão đạn, từng tiếc thương đồng đội ra đi làm sao khỏi thầm thì cất tiếng:

Ngủ yên, Thành Cổ của tôi

Cỏ xanh biêng biếc, giữa trời quê hương

Xuất thân cán bộ ngành Lâm nghiệp, rừng núi quê hương tự lúc nào trở thành máu thịt, điều đó không có gì lạ khi anh tự giải bày:

Bao năm về phố một mình

Cô đơn, lại nhớ tiếng chim ở rừng

              (Trở lại rừng xưa)

nhưng thủy chung, sâu nặng đến " tóc sương điểm tuyết cận kề, nhớ rừng như nhớ làng quê của mình" thì rõ là tình yêu đáng trân trọng.

3. Tuy nhiên, thời đại trí năng đòi hỏi độ hàm ẩn trong thơ cao hơn, chất trí tuệ mạnh hơn.Dào dạt tình cảm cảm xúc nhưng thiếu cấu tứ, dựng hình, tạo nghĩa sẽ khó đẩy thơ đến bến giác đích thực của nghệ thuật. Có thể nhận ra một xê - ry bài như: Nếu trời còn có rét, Như cây lúa mùa đông, Năm ấy xa rồi, Giêng hai, Có những ngày xưa...nói đến nỗi đời ấm lạnh như chính cơn bĩ cực của đời mình nên chất chứa cảm thông, chia sẻ. Song nếu như anh gia công "chưng cất" ngôn ngữ thêm chút nữa thì sẽ tạo được dư ba cho thơ nhiều hơn. Ở một trường hợp khác, bài "Ẩn dụ", đúng ra là những mảnh ẩn dụ nhưng gộp lại kết cấu nội dung khá hoàn chỉnh. Dầu vậy, tác giả đặt tên cho bài thơ vẫn làm người đọc khó thỏa mãn. Bởi chưng bản chất nhất của thơ (và nghệ thuật nói chung) đã là ẩn dụ rồi, nên chăng ngầm để cái ẩn dụ ấy tự nói lên thì trường liên tưởng sẽ bay bổng, giàu có hơn và có lửa hơn.

Vâng, thơ là lửa. Sự yên tĩnh của trái tim có khi đồng hành với sự ra đi của tình yêu sáng tạo. Người đọc mong ở thi sĩ tạo được cú nhảy qua cái barie yên tĩnh của rừng sương khói hoài niệm để đóng dấu vào cuộc đời đầy ba động, âm vang hôm nay. Con đường sáng tạo luôn hứa hẹn ở phía trước, nhưng tôi tin từ Trở lại rừng xưa, Trần Đình Thành đã là Thi sĩ.                          

 V. V. L            

·        Đọc tập thơ "Trở lại rừng xưa", NXB Hội Nhà văn, HN-2005

 

Võ Văn Luyến
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 136 tháng 01/2006

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground