Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trầu cau - Nhìn từ góc độ văn hóa

V

ăn hóa Việt Nam đã trãi qua nhiều thử thách của không gian và thời gian, nhưng vẫn không ngừng phát triển và khẳng định tính vững bền của bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Chính bản sắc và bản lĩnh đó đã giúp cho dân tộc Việt mãi mãi trường tồn và ngày càng khởi sắc hơn. Đặt trong tổng thể thì văn hóa dân gian đã hun đúc nên nền tảng cốt cách, tâm hồn của dân tộc Việt qua các lễ hội, phong tục, tính ngưỡng; những câu chuyện kể, những điệu hát, lời ru... Những thành tố ấy đan diệt với nhau và tạo thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Điển thể, thành tố văn hóa trầu cau đã khởi nguồn và tồn tại cùng với chiều dài lịch sử dân tộc. Các nhà khảo cổ học đã minh chứng rằng: Văn hóa trầu cau tồn tại cách ngày nay trên dưới khoảng một ngàn năm (thuộc văn hóa Hòa Bình). Nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc cho rằng số người trên trống đồng tay cầm vũ khí và trên đầu cài lá cau chứ không phải đầu cài lông chim như lâu nay người ta vẫn tưởng; còn tên nước Văn Lang thực ra là biến âm của từ vân nang nghĩa là “cau sọc” (nang: cây cau; vân: sọc - tiếng Việt cổ).

Quả cau, miếng trầu đã được cộng đồng người Việt chấp nhận và đi vào đời sống xã hội, tạo nên một nền văn hóa trầu cau như một thành tố hiện diện nơi các mãnh vỡ của khối hình văn hóa, trong sử sách và trong ký ức lâu đời của cộng đồng dân tộc Việt. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó khi tiếp cận với câu chuyện thần thoại “Quả bầu mẹ” của người Khơmú và truyện cổ tích “Trầu cau” của người Việt. Bên cạnh việc lý giải nguồn gốc xuất hiện và tiếp nhận trầu cau, thì truyện Trầu cau còn là tiếng nói của cộng đồng người Việt trong việc khẳng định sự tồn tại của dân tộc mình trên phương diện một phong tục cổ truyền.

Văn hóa trầu cau là một phong tục có từ lâu đời ở nước ta. Theo tư liệu cổ thì khởi nguyên từ sự tích Trầu cau đầy tính nhân văn. Nhà nghiên cứu văn hóa A. de Rhods đã khẳng định văn hóa trầu cau của dân tộc Việt đã có từ lâu đời, gắn với sự hình thành và phát triển của dân tộc: Người dân ở đây có thói quen dùng một thứ trái cây để tăng cường sức khỏe và có mùi vị thơm ngon gọi là trầu cau... Họ có tục đem theo một túi con... khi qua lại gặp bạn bè họ bắt đầu chào hỏi nhau rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn. Có một điều hết sức thú vị là nhiều nơi trong cộng đồng của người Việt đã dùng tên cây trầu, cây cau để đặt tên cho làng xã và cho đến bây giờ vẫn được bảo lưu như ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Tây... Như vậy, có thể minh chứng rằng trầu cau đã xuất hiện từ lâu và cắm sâu, bén rể trong đời sống xã hội, và có một “địa vị” vô cùng quan trọng trong tâm thức cộng đồng dân tộc Việt. Song, ở đây chúng tôi cũng muốn nói thêm rằng văn hóa trầu cau hiện diện nơi đời sống xã hội của người Việt không phải là duy nhất, mà nó cũng còn hiện diện nơi đời sống của các dân tộc ít người như Thái, Nùng, Chăm... Và hiện diện nơi các dân tộc ở Đông Nam Á và một phần ở Đông Á. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt khác nhau, cách thức sử dụng trầu cau, ứng xử trầu cau cũng khác nhau do phụ thuộc vào lối sống, nếp tâm lý của dân tộc đó trên tinh thần bảo lưu cái nguyên nghĩa. Thế nhưng, sự hiện diện văn hóa trầu cau ở một số dân tộc Đông Nam Á và Đông Á như Campuchia, Thái Lan, Đài Loan không phải là nét văn hóa đặc sắc trong tâm thức của cộng đồng dân tộc. Ngược lại, văn hóa trầu cau của dân tộc Việt đã trở thành một nét văn hóa truyền thống điển thể không thể thiếu trong sinh hoạt đời sống - tâm linh của người Việt, tạo nên những giá trị đích thực vững bền mà phổ quát.

Văn hóa trầu cau đã lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội, nó không chỉ xuất hiện trong đời sống hằng ngày mà còn trong các lễ, tết, cúng dỗ, ma chay, cưới hỏi và trong những ngày trọng đại của quốc gia, dân tộc... Người Việt còn dùng trầu cau để tỏ lòng ngưỡng vọng của mình đối với các vị thần, tỏ lòng kính trọng đối với các vị trưởng bối và trong những cuộc gặp mặt bạn bè, sở dĩ “miếng trầu là đầu câu chuyện” vì vậy.

Miếng trầu là biểu tượng cho tình nghĩa, cho đạo lí và lòng thủy chung của con người. Nhắc đến miếng trầu là ta nhắc đến địa vị của nó trong đời sống xã hội, trong mối quan hệ ứng xử giữa trai và gái; ở phong tục hôn nhân, phong tục cưới gả “miếng trầu nên duyên nhà người”.

Ấn tượng dễ mến về người phụ nữ Việt xưa là nụ cười với hàm răng đem nhánh. Sự kết hợp hài hòa màu xanh của lá trầu, màu trắng của ruột cau, màu bạc của vôi tạo ra hàm răng đen nhánh đã tôn lên vẽ đẹp của nụ cười, làm mê hồn bao chàng trai. Vì vậy, các chàng trai thường đánh giá rất cao các cô gái có hàm răng đen chứ không hẳn vì nhan sắc của các cô nàng “răng mình đẹp cho tình anh say”. Và vì thế, chàng trai chẳng tiếc khi phải bỏ ra mười quan tiền để được người thương ở lại: “Năm quan mua lấy miệng cười/ Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đem”. Ví như ngày xưa người ta tổ chức thi hoa hậu thì một trong những tiêu chuẩn về sắc đẹp không thể thiếu là nụ cười với “răng nhánh hạt huyền”. 

Trầu cau là biểu tượng tuyệt vời cho sợ gắn kết giữa nam và nữ, giữa vợ với chồng. Sắc thắm của cau, trầu là biểu tượng cho lòng chung thủy sắc son, cho hạnh phúc lứa đôi: “Trầu xanh cau trắng chay vàng/ Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung; Trầu này bọc khăn tơ hồng/ Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây”.

Ở Việt Nam có một điều khá độc đáo là trầu cau không chỉ dùng như một lễ vật quan trọng trong phong tục cươi gả, mà còn hiện diện trong một hoàn cảnh mới. Trầu cau sẽ là cái khởi đầu đầy hứng khởi giúp trai gái làm quen với nhau, giao duyên với nhau, tỏ tình với nhau, vì lẽ “Trầu này trầu ái trầu ân/ Trăm cô con gái phải ăn trầu này” và đề xuất giải pháp hôn nhân gắn bó keo sơn này: “Cho anh một miếng trầu vàng/ Mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”.

Và người con trai dùng miếng trầu, quả cau để khẳng định những lời chắc nịch, nhưng không phải cao ngạo, lên gân mà rất thiết tha có nghĩa, có tình, lại còn hàm ý đề cao người con gái: “Trầu không vôi ắt là trầu nhạt/ Cau không hạt ắt là cau già/ Mình không lấy ta ắt mình thiệt/ Ta không lấy mình ta biết lấy ai”. Chàng trai tỏ bày tình cảm thật là chân thành, đằm thắm. Điều ấy nàng rất hiểu, bởi đã gọi nhau “mình” với “ta” thì tình cảm đã gắn bó lắm rồi.

Người con gái đứng trước sức cuốn hút của tình yêu cũng đáp lại không kém phần mãnh liệt, dào dạt: “Vào vườn hái quả cau xanh/ Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu/ Trầu này têm những vôi tàu/ Giữa đệm cát cánh hai đầu quế cay/ Trầu này ăn thiệt là say/ Dù mặn dù nhạt dù cay dù nồng/ Dù chăng nên đạo vợ chồng/ Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương”.

Mời trầu, tức là mời ái mời ân, mời tình, phô tình nhưng cũng rất duyên dáng lịch sự, rất ý tình mà đậm hồn quê: “Từ ngày ăn phải miếng trầu/ Miệng thơm môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu/ Bấy lâu cau phải lòng trầu/ bỏ buôn bỏ bán, bỏ rầu chợ quê”.

Người con trai hay con gái có tình có ý với nhau thì mới nhận trầu, ăn trầu; trái tim có rung động thì mới tỏ tình, giao duyên bằng không sẽ chối từ một cách khéo léo, lịch sự: “Thưa rằng: Bác mẹ em răn/ Làm thân con gái chớ ăn trầu người”. Nhưng cuối cùng mối tình trầu cau nói trên kết thúc thật đẹp: “Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng: Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?/ trầu vàng nhá với cau xanh/ Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.

Nhờ miếng trầu, múi cau mà bao chàng trai cô gái nên duyên, bao tình vợ chồng thêm sắc son mồng đượm. Thế nhưng, đôi khi gặp phải cảnh ngang trái, trầu nồng, trầu say, trầu yêu đã trở thành “trầu cay”- cái đau đớn  của cau trầu chia cắt, của tình duyên không thành, đôi lứa tan vỡ: “Em đã có chồng anh tiếc lắm thay/ Ba đồng một mớ trầu cau/ Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”.

Ngòai ra, các thi nhân dân gian dùng trầu cau để nói lên quan niệm ứng xử, lối sống, những triết lý nhân sinh quan, những trãi nghiệm của mình: “Yêu nhau cau sáu bổ ba/ Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Thân em như miếng cau khô/ Người thanh tham mỏng người thô tham dày”.

Chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh trầu cau hiện diện trong câu truyện cổ của người Việt, đó là truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám. Hình ảnh cô Tấm trèo lên cây cau hái cau giỗ bố, và hình ảnh miếng trầu têm hình cách phượng ở quán hàng nước trước khi cô Tấm gặp vua - một hình ảnh độc đáo chỉ có trong truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám của Việt Nam, không hiện diện nơi các truyện cổ của các dân tộc khác cùng một kiểu truyện. Giáo sư Đặng Thanh Lê có nhận xét rất đáng chú ý về chức năng của miếng trầu têm hình cánh phượng: “Miếng trầu têm hình cánh phượng chủ yếu có ý nghĩa phản ánh lý tưởng thẩm mỹ đạo đức của quần chúng với một quan niệm về phẩm chất của người phụ nữ”. Đó là quan niệm mới về phẩm chất, về sự tài hoa khéo tay của các cô gái xưa đã xuất hiện qua cách đánh giá, nhận định miếng trầu được têm. Từ đó, ở Việt nam đã xuất hiện hàng loạt các kiểu têm trầu khác nhau như: Trầu cánh phượng, trầu mũi kiếm, trầu cánh dơi, trầu mũi mác, trầu miếng chả... Người ăn trầu qua đó hiểu được tính cách của người têm nó. Trần Quốc Vượng trong sách Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm viết: “Ăn miếng trầu càng biết được "tính nết" người têm nó. Giản dị hay cầu kì. đậm đà hay nhạt nhẽo...”. Chúng ta bắt gặp một bà chúa thơ nôm Xuân Hương rất chân thành, thắm thiết khi mời khách dùng trầu: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Huơng mới quyệt rồi”.

Sự xuất hiện môtíp trầu cau trong lịch sử và được khúc xạ qua những môtíp trầu cau trong sáng tạo nghệ thuật khiến chúng tôi suy nghĩ đến một hằng số văn hóa trầu cau của cộng đồng dân tộc Việt.

Hiện nay đời sống xã hội có nhiều biến đổi lớn, làng xã - cái nôi của văn hóa trầu cau đang dần bị đô thị hóa và có nhiều biến dạng. Từ sự biến động ấy, văn hóa trầu cau đang tự thay đổi mình để thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống xã hội mới, và vẫn tiếp tục hiện diện nơi đời sống - tâm linh của người Việt như một tập tục mang nét văn hóa truyền thống: Trong cưới gã, ma chay, trong các lễ hội và vẫn còn “sống” trong đời sống hằng ngày cùng các bà, các mẹ... Đây là biểu tượng đẹp cho nét đặc sắc, bản lĩnh độc đáo của trầu cau - một phần của văn hóa Việt Nam.

         

  B.N.H

 

Bùi Như Hải
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 169 tháng 10/2008

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

9 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground