Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Triển lãm hội họa "Cội nguồn" của họa sĩ Trương Bé tại Quảng Trị

H

ai mươi bức tranh trừu tượng của hoạ sĩ Trương Bé có mặt tại Quảng Trị trong triển lãm cá nhân của ông tạo nên bởi những hoà sắc xúc cảm được nảy sinh do sự liên tưởng và nổi day dứt. Sự kết hợp giữa đường nét với mảng màu theo sự phân chia tỷ lệ, được tính toán chặt chẽ như nhằm tái hiện thế giới nội tâm, ước vọng nói lên ý thức hệ, bộc lộ sự nhạy cảm tinh tế thống nhất của tác giả.

Trong bức tranh “Tích hợp Đông-Tây” (Sơn mài, 180 x 360cm) sáng tác năm 2006, 2007, ông dùng những chấm sáng, tối, kết hợp sự biến hoá của đường nét, của mảng màu nhằm dự báo sự sinh hoá kết tinh từ vũ trụ, vạn vật, con người. Đó là sự sinh sôi, hứa hẹn những điều có thể là tốt lành nhưng cũng có thể là bất an của thế giới đầy bí ẩn. “Hổn độn hài hoà” (Sơn mài, 135 x 273cm), “Nhịp điệu giây bí ẩn” (Sơn mài, 180 x 360cm) là một mắc xích vĩnh cửu giữa hoạ sĩ và cội nguồn của mình và khuynh hướng ấy làm thành siêu hình về trời đất, có tác dụng tạo nên ấn tượng cụ thể hợp với lòng người. Thế giới của hoạ sĩ Trương Bé là thế giới của mơ mộng, của huyền thoại, của tâm thức được tín hiệu hoá, thần bí hoá. Người nghệ sĩ phải làm nên một nhịp sống trên tác phẩm, bởi nó là sức sống đây đó của thần trí chúng ta qua nhịp điệu của vạn vật…

Các tác phẩm trừu tượng sơn dầu của ông màu sắc chủ đạo là xám, trắng, đen, đỏ biểu hiện mối quan hệ biện chứng, nhất là sự vận động của sắc đỏ cảm giác như vô tận, bắt người ta phải chú ý hình dung sợi dây kim chỉ nam đó đi về đâu. Người ta có thể thấy gió lướt trên tranh, hơi thở của đời sống, cảm thấy sự tìm kiếm nhịp điệu và bản thể của thiên nhiên.

Bức “Mạch nguồn sự sống” (Sơn mài, 90 x 122cm) như một cơn gió xoáy nóng, ngổn ngang những nét dày đặc, thưa dần, và có xu hướng biến mất. Chất hội hoạ ngồn ngộn. Người ta thấy trong cái rối tung mịt mù ấy là ánh sáng của sự hài hoà và mạch nguồn của sự sống. Chúng có những ý bao hàm về cảm xúc sâu sắc. Suy cho cùng đi vào cuộc sống sáng tạo nghệ thuật nào cũng là bước chân vào cơn mộng mị. Không có tưởng tượng thì không thể có nghệ thuật và cần trí tuệ hoá cảm thụ để khai triển những hiểu biết. Hạnh phúc của người hoạ sĩ là được chia sẽ qua tranh niềm vui cũng như nổi buồn và luôn mong có được sự đồng cảm, tri âm, tìm mối dây liên kết những người đồng điệu, đồng tâm, nó là cầu nối giữa một tâm hồn này với một tâm hồn khác, là sợi dây tình cảm gắn bó các cá nhân lại với nhau bằng tình yêu và cái đẹp.

Hội hoạ Trương Bé diễn tả một thiên nhiên khác, sáng tác một thế giới tưởng tượng bằng những phương tiện của nghệ thuật tạo hình- từ hiện thực đến trừu tượng, giữa độ sâu của màu và sự chuyển động của nét đã tạo nên những nhịp điệu rung động, một ngôn ngữ đầy sức mạnh nội tại.

Hội hoạ trừu tượng của hoạ sĩ Trương Bé chỉ lột bỏ lớp da bên ngoài của thiên nhiên chứ không từ bỏ những quy luật đã tạo nên vũ trụ. Đó là cảnh tượng của một thế giới nội tâm đang sục sôi, không thể không gợi nhớ đến một nơi chốn xa vời, đến một thời gian khuất hút vào dĩ vãng bằng những sắc màu của những rung động bởi các ký hiệu tượng hình kỳ ảo lung linh theo từng đổi thay của ánh sáng. Những ký hiệu tượng hình có hình sao, hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình xoắn… cuồng nhiệt bước vào dạ tiệc của màu sắc, tạo ra hình thức của cái vô hình, cuốn xoáy vào siêu thực và trừu tượng. Ẩn dụ, và tượng trưng trong văn học thông qua ngôn ngữ để đánh thức sự nếm thưởng, sự liên tưởng tư duy hình tượng ở người đọc còn hội hoạ thì cần dựa vào hình tượng tạo hình biến hoá mang tính ẩn dụ và tượng trưng, phiêu diêu và bàng bạc, siêu thoát nhằm kích thích trí tưởng tượng của người xem.

Trong các tác phẩm sơn mài mới nhất của Trương Bé khắp nền tranh màu tối, sáng ẩn hiện lộ ra theo một nhịp hữu cơ để làm sâu thêm không gian nội tại và làm cho những dải màu sắc chuyển động.

Nghệ thuật của Trương Bé là sự chuyển động và biến hoá đến bất tận, mang tính triết lý, tuôn tràn trong dòng chảy thời gian, không gian, được kết nối bởi những dấu lặng vừa có tính tượng trưng vừa mang tính ẩn dụ, huyền bí. Mạch suy nghĩ ấy ùa tràn ở tiếng vọng vang từ một tâm hồn nào, hội hoạ mang hơi thở và dấu ấn cội nguồn, nhắc đi nhắc lại những dòng suy nghĩ về lẽ sống cuộc đời. Mọi hình tượng trong tự nhiên và xã hội đều có thể trở thành hình tượng hội hoạ, đều có thể góp phần biểu hiện thế giới tâm cảm của người nghệ sĩ trước tự nhiên và xã hội. Và như vậy, vấn đề cơ bản nhất trong sáng tạo nghệ thuật, vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của chủ thể sáng tạo nghệ thuật là khả năng sử dụng một cách có hiệu quả nhất, một cách khoa học về sự hoà hợp các màu sắc, đường nét để tạo dựng hình tượng nghệ thuật. Đây cũng là quan điểm nghệ thuật, tình cảm trong mỗi tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ Trương Bé.

Triễn lãm hội hoạ “Cội nguồn” là sự trở về quê hương yêu dấu, sự bày tỏ lòng tri ân và biết ơn mảnh đất yêu thương Quảng Trị của hoạ sĩ Trương Bé.

      T.H.T

 

Trịnh Hoàng Tân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 153 tháng 06/2007

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

6 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

6 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

6 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

6 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground