Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Từ cuộc triễn lãm đồ họa Quảng Trị

 

C

ó thể chia đồ họa ra hai ngành là đồ họa ấn loát và đồ họa độc lập. Nhưng theo lối phân ngành trước đây thì đồ họa bao gồm 4 chuyên ngành nhỏ, đó là: đồ họa giá vẽ (hoặc độc lập), đồ họa sách báo bao gồm trình bày bìa, trang trí, minh họa, tranh truyện, biếm họa, tranh vui cười…tiếp đến đồ họa cổ động với các các loạt áp phích chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật, quảng cáo thương mại…và cuối cùng là đồ họa ứng dụng như các loại nhãn hiệu, bao bì, tem thư, biểu trưng, bằng khen…

            Rõ ràng những công việc ấy phát triển nhiều hay ít, cao hay thấp là do nhu cầu của xã hội. Chỉ nói riêng mảng trình bày bìa sách cũng đã thấy cần quan tâm biết bao: sách in ra ngày càng nhiều, phong phú về chủng loại, nó đòi hỏi một nghệ thuật trình bày sao cho nó phù hợp. Có một thời gian người ta chỉ thích đưa lên bìa sách một bức ảnh màu “mùi mẫn” và xếp tên tác giả to tướng vào (có khi kiểu chữ cũng lẫn lộn), thế là thành bìa sách, nhưng thực chất nó chẳng phải là nghệ thuật sách mà phần lớn là ấn phẩm thương mại phi nghệ thuật. Rồi đến tranh minh họa, nó chẳng những chỉ trang trí cho tác phẩm văn học, một bài viết mà còn có nhiệm vụ “ hình tượng hóa” một cách khái quát và cô đọng nhất nội dung văn học, nội dung viết bài, chứ không phải là việc “thông ngôn” hình ảnh văn học, bài viết sang ngôn ngữ tạo hình đồ họa, và việc ấy cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng trao đổi.

            Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ muốn đề cập đến những sáng tác mỹ thuật đồ họa của Quảng Trị bao gồm: minh họa trên sách báo, báo Quảng Trị, Tạp chí cửa việt, biểu trưng, biểu tượng…Với hơn 300 tác phẩm được triển lãm tại hội VHNT tỉnh nhân ngày Nhà báo Việt Nam.

            Qua những sáng tác của các họa sĩ Thế Hà, Phạm Phi Trường, Hồ Thanh Thoan, Trần Đình Huy, Trương Minh Dự, Phan Văn Xung, Trịnh Hoàng Tân, ta thấy đã có diện mạo rõ ràng, mỗi người mỗi vẻ. Những tác phẩm đồ họa đã tạo nên những giá trị thẩm mỹ riêng. Màu xanh, nâu, xanh lục, đen trắng được cấu tạo mạnh mẽ rực rỡ trên các bìa sách. Các minh họa thì hình thể được đơn giản hóa chỉ đủ để nhận ra dáng vẻ của một vật thể, chứa đựng giá trị thực hiện, khái quát.

            Thế Hà, Trịnh Hoàng Tân bắt đầu tìm cho mình những biểu hiện mới, không còn mang tính câu nệ, ngôn ngữ trình bày đồng hiện được rất nhiều người ủng hộ, đặc biệt các chùm minh họa theo lối trang trí, được vận dụng một cách triệt để, đơn giản đến mức cô đọng nhất để làm lộ ra cái cốt lõi của hình tượng nghệ thuật.

            Phạm Phi Trường, Trương Minh Dự lại có cách biểu hiện riêng mà hiệu quả của chúng là đường nét, là không gian, sự hổn độn của mình. Chùm minh họa của Phạm Phi Trường được tồn tại bởi cấu trúc bố cục chung, tạo thành diện mạo khác lạ. Trương Minh Dự có lúc bất lực trước các hình thể đẹp. Anh chỉ khai thác các đường lượn uyển chuyển, thỉnh thoảng cũng đánh đố mọi người bởi những nét trừu tượng, mơ màng. Anh khai thác cảm xúc chợt đến gợi ý từ tác phẩm văn học.

            Phan Văn Xung, Trần Đình Huy thận trọng hơn trong phương pháp, bộc lộ hoàn toàn phong cách riêng. Có thể dẫn dắt cho độc giả chưa đọc bài viết, truyện ngắn nhưng lại biểu hiện một phần nội dung câu chuyện. Phan Văn Xung có xu hướng gợi khối, tìm ý tưởng qua hành động của nhân vật. Trần Đình Huy lại kết hợp giữa nét và mảng tạo nên cảm xúc.

            Chùm minh họa và bìa sách của Hồ Thanh Thoan dùng phương pháp đẩy hiện thực đến góc độ của cái nhìn cực thực. Lối vẽ minh họa của anh ảnh hưởng nhịp sống dân gian, và đó chính là gạch nối cho việc hình thành những quan niệm biểu hiện thỏa mãn giá trị một cách rõ nét.

            Trần Nguyên Lưu, Trần Thanh Song đặt nặng yếu tố cấu tạo đường nét và phương pháp trình bày. Hệ thống đường nét kín và hở, tổng thể đậm nhạt đều đóng chốt ở trung phần. Có thể thấy tác giả khá chú trọng ở khâu tìm nét nên đôi khi hình hài minh họa chưa được khai thác một cách triệt để. Mặt mạnh của hai tác giả này là có minh họa chỉ vài nét bút đen trắng là đủ diễn tả những thay đổi cuộc đời đầy ý nghĩa, cả quyết. Càng về sau này diện mạo ngôn ngữ tạo hình có phần nổi trội. Bố cục và cấu từ vững vàng.

            Lương Giang, Hoàng Cường hồn nhiên hơn, cũng ra sức kiếm tiếng nói riêng của mình. Lôi kéo người xem bởi những ý thích bất chợt, có khi chi tiết ấy nằm ở trong cốt truyện với góc độ thật bình thường, nhưng hình tượng bất chợt ấy biến thành đường nét lại trở nên thú vị. Lương Giang là nữ họa sĩ nên cái nhìn mềm mỏng, hiền từ. Hoàng Cường thì vật lộn với hình thể. Anh minh họa không nhiều, cảm xúc thường bị hạn chế.

            Mỗi họa sĩ tìm kiếm cho mình một chỗ đứng trong lĩnh vực đồ họa với bản sắc riêng. Phải chăng những tác phẩm đồ họa này cũng có sức diễn tả hùng hồn chẳng kém gì sự thinh lặng bao quanh chúng? Bởi người thưởng thức có thể thấy ở đây tất cả những xung đột, ước muốn, yêu thương, nhiệt tình, sợ hãi cũng như âu lo của một minh họa nào đó từ truyện ngắn, bài văn. Có nhiều chùm minh họa trên báo Quảng Trị, tạp chí Cửa Việt rung lên một cảm xúc từ  phía tác giả bài viết  và họa sĩ. Cùng tham dự vào nguồn vui, nỗi đớn đau của nhân vật, ý thức về một cõi nhân sinh cao cả và phi vật chất hơn, đó là đời sống tinh thần.

            Có một số minh họa đang làm mọi người bấn loạn và khó hiểu. Nhưng điều đó lại chính là nhiệm vụ của nó? Từ sự đồng cảm sâu xa với nhà văn, nhà thơ, nhà báo và niềm tin vào ý định sáng tạo đang nảy mầm mà họa sĩ quyết định thể hiện bức minh họa trừu tượng hay biểu hiện, khái quát hiện thực.

            Nghệ thuật đồ họa, đó là cái chu kỳ vĩnh cửu của sáng tối và của đời sống trong các sự vật, chung quanh các sự vật, bên trên các sự vật, và bên ngoài các sự vật.

            Nghệ thuật đồ họa, đó là cái nhìn tổng thể thống nhất và được lặp lại tổng thể thống nhất mới. Trong đó các phần chi tiết được tập hợp một cách hợp lý với tính khái quát cao, bay bổng…

            Ta cũng nên đề cập đến những gì mà quá trình các họa sĩ từng vật lộn với thời gian để ra mắt một bìa sách. Nói cho thực chất thì bìa sách đẹp không thiếu, song bìa sách chưa đạt đến độ mỹ cảm thì cũng có nhiều. Có bìa chưa đủ bộ chín tư duy, hình vẽ còn non kém, chọn kiểu chữ yếu so với tầm của tập truyện, ký, thơ…nên phần nào cảm thấy mờ nhạt, làm giảm đi chất lượng thẩm mỹ của bìa sách. Một thách thức nữa đối với ngành đồ họa Quảng Trị hiện nay là chất lượng thẩm mỹ. Có những tác phẩm mà yếu tố nghệ thuật và tư tưởng chẳng liên quan đến nhau. Phải chăng đó là chủ nghĩa hình thức, mà tất cả cái gì chỉ là hình thức thì thật chóng chán và quá lắm cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn.

            Cũng như các loại hình mỹ thuật khác, đồ họa Quảng Trị còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy đầy đủ, song vẫn tạo ra được một diện mạo mới trong thời kỳ đổi mới của quê hương. Đồ họa Quảng Trị được vận dụng một cách triệt để chu kỳ những yếu tố khoảnh khắc giữa hai vùng sáng tối nhằm tạo ra sinh khí trong đời sống tinh thần của xã hội, phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ thường ngày của con người. Ở đây, vai trò quan trọng trong việc sáng tạo là các họa sĩ, phải tự mình ra sức tìm tòi và sáng tạo mới thể hiện được tính hiện đại của văn học, tính nhanh nhạy của báo chí, trên cơ sở phát huy vốn nghệ thuật phong phú của dân tộc mới mong có nhiều tranh in khắc đẹp, sách đẹp, minh họa đẹp và các ấn phẩm khác có chất lượng nghệ thuật cao.

                                                           

                                                                                                T.H.T

Trịnh Hoàng Tân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 82 tháng 07/2001

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground