Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa - nhìn lại sự nghiệp Đào Duy Từ

S

ử quán triều Nguyễn - cơ quan xuát bản bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã đưa Đào Duy Từ vào mục Nhân vật của tỉnh Bình Định, sách chép Đào Duy Từ "Người huyện Ngọc Sơn, trấn Thanh Hoa là con của phường Chèo Đào Tá Hán" (1).

Sách Đại Nam thực lục tiền biên, ghi cụ thể hơn: "Duy Từ người xã Hoa Trai" (2). Lê Quý Đôn cũng chép như vậy (3).

Sử sách đều thừa nhận Đào Duy Từ sinh năm 1572. Nguyễn Khoa Chiêm cho là ông mồ côi cha mẹ lúc 21 tuổi (4).

Các tài liệu trên đều cho rằng năm Ất Sửu (1625) có khoa thi Hương ở Thanh Hóa, Hiến ty cho Đào Duy Từ là con phường Chèo nên tước bỏ tên không cho vào thi (5). Và cũng chính mùa Đông năm đó, Đào Duy Từ vào Thuận Hóa. Sách Đại Nam thực lục tiền biên chỉ ghi một dòng: "Ở huyện Vũ Xương hơn một tháng không ai biết cả" (6).

Nhưng Nguyễn Khoa Chiêm lại cung cấp nhiều chi tiết bổ ích về chuyến đi lịch sử đầy mạo hiểm này của Đào Duy Từ.

"Khoảng trung tuần tháng mười. Lộc khê một mình bái hương vái biệt phần mộ cha mẹ, ông bà tổ tiên rồi lên đường vào Thuận Hóa thuộc Nam Triều. Anh em bà con, họ hàng đều không ai hay việc ấy. Duy Từ đi đường chẳng mất bao ngày đã đến được địa điểm huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) giả làm một người câm, ngu khờ mất trí, hằng ngày quanh quẩn xin ăn ở các xóm làng. Kỳ thực là để quan sát địa thế núi sông, cũng là dò kiếm xem nơi nào đặt chân nhờ cậy được. Duy Từ đến gần Phủ Chúa Nam Triều, ngắm nhìn các khu dinh thự, lâu đài, quả thấy có khí lành hội tụ bốc lên trời cao. Duy Từ thấy thế cả mừng, chỉ hiếm một nỗi nơi đây là chốn thị tứ đô hội không lấy gì phân biệt kẻ hiền ngu, khó bề làm cho người ta biết đến tên tuổi của mình" (7).

Từ đó Đào Duy Từ tiếp tục cuộc hành trình vào Nam. Rồi một hôm, Đào Duy Từ đi ngang qua phủ Hoài Nhơn thấy cảnh vật tốt lành đành dừng lại và quyết định lập thân. Nghe danh Khám Lý Trần Đức Hoà người xã Bồ Đề là bậc hào hiệp có mưu trí hơn người được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng và nhận làm anh em kết nghĩa. Duy Từ tìm đến thôn Tùng Châu (về sau đổi thành thôn Cự Tài) cách xã Bồ Đề một con sông nhỏ, xin chăn trâu cho một phú ông. Vốn trọng chữ nghĩa nên khi phát hiện ra tài văn chương của Đào Duy Từ, phú ông mời Đào làm thầy dạy học cho mình chứ không còn bắt chăn trâu nữa. Sau đó tiến cử cho quan Khám Lý Trần Đức Hòa. Biết được tài năng của Đào, Trần Đức Hòa hết sức yêu quý, đem con gái gả cho. Trong hoàn cảnh đó, Đào Duy Từ sáng tác ra bài văn "Ngọa Long Cương" để tự ví mình với Khổng Minh.

Năm 1627, Trần Đức Hòa ra Thuận Hóa gặp Chúa để mừng trận đầu thắng quân Trịnh, nhân đó, quan Khánh Lý Hoài Nhơn dâng lên Chúa bài "Ngọa Long Cương" và kết quả là Đào Duy Từ được chúa Nguyễn Phúc Nguyên mời vào dinh phủ và trọng dụng, trao ngay cho chức Vệ úy, nội tán tước Lộc Khê Hầu, được dự bàn các việc quân quốc trọng sự (8).

Từ đó, Đào duy Từ trở thành mưu sĩ đắc lực cho chúa Nguyễn - nhất là chuẩn bị lực lượng để đánh Trịnh ở Đằng Ngoài. Sử cũ ghi rằng: "Bấy giờ cần quân từ chức Chưởng Dinh, Chưởng Cơ cho đến cai đội thì chuyên dùng người Tôn Thất và người Thanh Hoa mà con cháu những nguời ấy đến tuổi thì sung làm cai đội tòng quân ở các dinh. Đến đây chúa cho mộ thêm người có sức mạnh, am hiểu võ nghệ ở hai xứ Thuận - Quảng bổ làm thân binh ở các cơ đội, người có công cũng dược lục dụng (9). Đó là năm 1628.

+ Năm 1629: Đào Duy Từ giúp chúa Nguyễn lập kế hoãn binh với Trịnh, bằng cách tạm thời nhận sắc phong để tăng cường bố phòng và củng cỗ lực lượng.

+ Năm 1630: Đào Duy Từ lập “Kế vạn toàn” cho đắp lũy Trường Dục và sai sứ sang Thăng Long dâng tờ thiếp chúa ẩn ngữ “Ta không chịu sắc”.

+ Năm 1631: ông hiến kẽ đắp lũy Động Hồi (Đồng Hới) từ Nhật Lệ đến Đầu Mầu dài 3000 trượng và tiến cử Nguyễn Hữu Tiến, người cùng huyện ở xã Vân Trai, Thanh Hoa cho chúa Sãi.

+ Năm 1632: Đào Duy Từ giúp chúa Nguyễn định giá các đặc sản hồ tiêu, kỳ nam, yến sào và lập phép duyệt tuyển, phân loại dân để đánh thuế và tuyển lính. (10)

+ Năm 1634: Đào Duy Từ chết, chúa tặng Hiệp mưu đồng đức công thần đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, đưa về táng ở xã Tùng Châu (11).

Sự xuất hiện của Đào Duy Từ trong lịch sử Việt Nam là một chuỗi ngẫu nhiên thú vị, 53 tuổi mới ứng thi Huơng cống, nhưng bị loại ra khỏi danh sách dự thi vì con nhà xuớng ca, rồi một mình mạo hiểm vào Nam gặp lúc chiến tranh Trịnh - Nguyễn chưa nổ ra. Đến Thuận Hóa nhưng phải đi vòng qua đất Hoài Nhơn; làm chính trị nhưng phải đi vòng qua con đường văn chương. Con nhà Xướng ca chèo của xứ Thanh tìm đến cái nôi nghệ thuật tuồng của đất nước mới. “Lợi kiến đại nhân” (Kinh dịch, Kiền quái, Cửu nhị. Ở tuổi đó, Đào Duy Từ mới có vợ (?), 55 tuổi mới tham chính (1627)... Năm đó chiến tranh Trịnh - Nguyễn bắt đầu bùng nổ Đào Duy Từ mới được chúa Sãi tin dùng và giao nhiều trọng trách.

Nếu như không có Đào Duy Từ xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, nghệ thuật tuồng Đàng Trong thiếu đi một nhân tài xuất chúng (12). Văn học thế kỷ XVII vắng đi những bài văn đặc sắc: “Ngọa long cương” và “Từ Dung” cùng một số bài thơ, trong đó có bài thơ bằng chữ Nôm, Đào Duy Từ làm đế gửi cho chúa Sãi năm 1631 (13).Đào Duy Từ giúp chúa Nguyễn tổ chức thi cử để chọn nhân tài...

Tất cả những điều đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền văn hóa nước ta, cũng như sự thẩm định giá cả một số mặt hàng quý hiếm ở Đàng Trong khi Chúa Nguyễn cần đến Đào Duy Từ để góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa cho dân giàu, nước mạnh.

Nhưng quan trọng hơn nếu không có Đào Duy Từ xuất hiện đúng lúc mà Đàng Trong đang cần một nhà chính trị xuất chúng, một nhà ngoại giao biệt tài và một nhà chiến lược quân sự kiệt xuất như Đào Duy Từ thì giang sơn Đàng Trong có nguy ca bị xóa sổ, lãnh thổ, kinh tế nước ta mất đi một điều kiện để phát triển. Quốc phòng Đàng Trong sẽ không đủ mạnh để đánh tan được các hạm đội Hà Lan ở vùng biển Thuận Quảng và đuổi được thực dân Anh ra khỏi Côn Đảo. Điều đó chứng tỏ:

-  Đào Duy Từ đã đem hết tài năng ra giúp chúa và tiến tử nhiều nhân tài cho chúa.

-  Vũ khí và quân đội mạnh cũng nhờ có tài tổ chức của Đào Duy Từ.

-  Chưa một lần quân Trịnh vuợt qua khỏi hệ thống chiến lũy ở Quảng Bình, cũng là công lớn của Đào Duy Từ.

-  Cuối cùng là Đào Duy Từ đã cống hiến cho đất nước một cuốn binh thư xuất sắc “Hổ trướng khu cơ” để các chúa Nguyễn và các triều đại về sau (Tây Sơn, Triêu Nguyễn) dùng làm binh pháp để đánh giặc giữ nước.

Trong suốt hơn hai thế kỷ, vận mệnh đất nước ta nằm trong tay các chúa, thì thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên ở Đàng Trong là tiến bộ nhất, nhờ đó mà đằng trong vững mạnh và giàu có. Điều đó có phần đóng góp quan trọng của Dào Duy Từ.

Nếu như Nguyễn Phúc Nguyên hẹp hòi, thiển cận, Đào Duy Từ gặp phài một chế độ Đàng Trong hắc ám như thể chế Đàng Ngoài thì tài năng và nhân cách Đào Duy Tù không thể phát triển được. Quan Khám Lý Trần Đức Hòa do chuộng tài mà gả con gái cho một “lão chăn trâu” đã ở vào tuổi 53, xuất thân trong một gia đình “Xướng ca vô loại” mà lại ra đi từ Đàng Ngoài truớc ngày quân Trịnh tạo cớ gây chiến tranh. Nếu như có lòng ngờ vực và thiếu sáng suốt của một minh chúa thì Nguyễn Phúc Nguyên không thể trao ngay chức Vệ úy và tuớc hầu cho một tên “vô lại” như thế. Vả lại, Đào nhiều lần đổi dạng, giả danh và có cả một tháng làm kẻ hành khất len lỏi qua nhiều xóm làng ở Thuận Hóa để xin ăn.

Ngay lúc diện kiến lần đầu với chúa Nguyễn, Đào Duy Từ đã tỏ ra ngang nguợc khác thuờng mà bất cứ một ai có lòng tự trọng đều khó chấp nhận. Nguyễn Khoa Chiêm đã thuật lại buổi sơ kiến đó như sau:

“Bấy giờ Sãi Vương đang ngồi trên điện trầm ngâm, nghĩ ngợi, tìm cách để thử nguời sắp tới tiến dẫn để biết người ấy trí tuệ ra sao để tiện bề sử dụng. Vương bèn mặc áo trắng, đi hia xanh, tay cầm long trượng, vai khoác túi vải, đi ra ngoài cửa bèn đứng chờ, nét mặt vui vẻ, rạng rỡ:

Lộc Khê Hầu (tức Đào Duy Từ) trông thấy bèn hỏi quận công (tức Trần Đức Hòa):

- Người này là ai vậy, thưa cha?

Quan Khám lý khẽ đáp:

- Vương thượng đấy, con mau đến lạy chào.

Lộc Khê nghe nói chỉ cuời nhạt, không chịu đến chào, rồi rảo chân quay bước đi ra. Lộc Khê gần ra khỏi sân, cống quận công đuổi kịp trách rằng:

- Chúa Ngự ra đây để đợi, sao con không lạy chào. Con không chào thì tội tất phài quy vào ta thôi.

Lộc Khê đáp:

- Đấy là tư thế của Vuơng thượng lúc sắp đi dạo chơi cùng bọn con gái, không phải là nghi lễ tiếp khách đãi hiền. Nếu con lạy chào tức mắc vào tội khi quân, vì thế mà không dám lạy, có tội gì đâu?

Khám Lý nghe nói đến phát gắt, thúc giục Lộc Khê đến lạy chào, nhưng Lộc Khê vẫn đứng yên một chỗ, chỉ cười khẽ mà thôi. Thế là Sãi Vuơng biết ý, trong lòng rất mừng, bèn trở vào trong phủ sửa sang áo mũ lên ngồi ở công đuờng, sai nội giám lấy áo mũ quan văn ban cho Lộc khê rồi mời vào sảnh đuờng bái yết.

Lộc Khê cùng đi với viên nội gián vào trong sành bái yết Sãi Vương, nghi thức lạy chào xong, Sãi Vương đứng dậy tiếp lễ, rồi nói với Lộc Khê:

- Ta đợi nhà thầy (14) đã lâu sao thầy đến muộn thế?(15)

Thế mới biết có bao nhiêu nguời con Thanh Hóa, bao nhiên nhân tài Đàng Ngoài đã bị nhiều thế hệ vua chúa hôn ám làm thui chột đến thàm hại, trước đó có Nguyễn Hoàng, giờ có Nguyễn Hữu Dật, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến...

Đó không là một truòng hợp cá biệt, nên có thể khái quát được về hai thiết chế chính trị với hai cách dùng nguời khác nhau của hai chúa Trịnh - Nguyễn.

Đào Duy Từ được chúa Nguyễn tôn làm thầy, cả một chiến lũy cũng được tôn xưng là Lũy thầy. Đất nuớc ta xuất hiện một vị thầy thật lạ lùng - Đào Duy Từ - được cả xã hội tôn kính.

Nếu như trong một chuỗi ngẫu nhiên may mắn mà Đào Duy Từ có được nếu chi gặp một trở ngại nhỏ trong cuộc đời chắc chắn Đào Duy Từ sẽ bị rơi tõm vào hố thẳm vô - danh thành một cá thể vô tích sự, chứ không thể có được một sự nghiệp lẫy lừng được ghi vào sử sách: “Duy Từ có tài lược văn võ, phàm đã mưu tính trù hoạch gì, hễ làm thì trúng thời cơ, giúp việc nước đuợc 8 năm mà công nghiệp rỡ ràng, đứng hàng đâu công thần khai quốc” (16)

Đào Duy Từ quả là một truờng hợp đặc biệt của thời thế đất nuớc ta cách đây trên đuới 400 năm: THỜI THẾ ĐÃ TẠO RA ĐÀO DUY TỪ VÀ CHÍNH ÔNG ĐÃ GÓP PHẦN LÀM ĐỒI THAY CẢ THỜI THẾ.

                                                                                         Đ.B                                                                                                     

_____________________

(1). Đại Nam nhất thống chí, tập III.KHXH.HN, 1971, Tr.49

(2). Đại Nam thực lục tiền biên, tập I. Sử học, hn, 1962, Tr.51

(3). Phủ biên tạp lục, KHXH, HN, 1964. Tr44 - Theo Đỗ Huy Dính, trước cách mạng Tháng Tám, Hoa Trai thuộc tổng Liên Trì, huyện Ngọc Sơn, nay là thôn Nổ Giáp, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. T/C NCLS số 4/1991, Tr.42.

(4). Nguyễn Khoa Chiêm, Nam Triều Công ngjieepj diễn chí, sách dịch là Trịnh - Nguyễn diễn chí, Sở VHTT Bình Trị Thiên, 1986, Tập I, Tr.174.

(5). Đỗ Huy Dính (TL đd, tr.43) và Bùi Văn Nguyên (lịch sử văn học Việt Nam, tập II, GD, 1978, tr.222) cho là năm 1952 (lúc 21 tuổi). Không rõ căn cứ vào đâu mà Phạm Văn Sơn cho là: "Đào phải đổi học để có thể dự thi, đậu xong Hương cống bị phát giác nên tước bỏ (Việt sử tân biên Q.3.S, 1959. Tr.92).

(6). Sđd. Tr.52

(7). Nguyễn Khoa Chiêm, Sđd, tr.175. Đó là Dinh Cát, nay thuộc xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, nhưng không còn dấu tích một phố cổ.

(8). Đại Nam thực lục tiền biên ghi "Nha úy nội tán", (sđd, tr 54) về thời gian Đào Duy Từ vào Thuận Hóa, các sách chép khác nhau: ĐNNTC không ghi Đào Duy Từ đến Dinh Cát mà cho việc Trần Đức Hòa tiến cử Đào Duy Từ cho chúa Nguyễn (Sãi) từ năm 1623. Trong mục tiểu sử Dào Duy Từ của sách Binh thư yếu lược (KHXH, HN, 1977, tr.21) cho năm Đào Duy Từ vào Đàng Trong là 1627, đều không đúng, bởi vì năm 1626, chúa Sãi đã dời Dinh vào Phúc Yên (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên) không còn dinh thự lâu đài oqr Vũ Xương để Đào ngắm. Còn Đỗ Huy Dính (bddd, tr.43) cho là năm 1625, Đào Duy Từ được tiến cử cho chúa Sãi.

(9). ĐNTLTB, sách đd, Tr55.

(10). Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Khai Trí, SG, 1967, tr 186

(11). ĐNTLTB, Sđd, Tr.65.

(12). Tuơng truyền cho rằng Tuồng Sơn Hậu, điệu múa Hoa đăng, nữ tuớng xuất quân là do Đào Duy Từ sáng tác

(13). Sau khi khuyên chúa Sãi đắp lũy Nhật Lệ, chúa chưa chịu nghe, Đào Duy Tư buồn làm bài thơ:

“Tàu là lác, cột là tre I

Ngày tháng an nhàn huởng chở che

Màn vải thưa giăng ngăn muỗi mạt

Rào gai kín đáo nẽo ong ve

Cơm ba bữa chuộng rau cùng muối

Thích bốn mùa ưa rượu lại chè

Muôn sự đã ngoài chăng ước nữa

Ước tôi hay gián chúa hay nghe

                                                (Nam Triều công nghiệp diễn chí)

(14). Nguyên văn là chữ: Tử

(15). Nguyên Khoa Chiêm, Sđd, Tr.198, 199.

(16). ĐNTLB, Sđd, Tr.65.

Đỗ Bang
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 44 tháng 05/1998

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

7 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

10 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground