Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa giao thông và nhân cách người tham gia giao thông

I.Văn hóa giao thông đô thị

G

iao thông đô thị là một qui luật tất yếu của quá trình đô thị hóa (urbanisation). Xu hướng này mạnh như bão táp, phát triến với tốc độ “phi mã”. Thế kỷ XXI là mốc đánh dấu kỷ nguyên trong đố phần lớn dân cư thế giới cư trú ở nông thôn bước sang kỷ nguyên mới với dân số hầu hầu hết ở các đô thị. Theo dự báo của khoa dân số học, trong mười bốn thành phố trên thế giới có số dân từ 10 đến 30 triệu người, thì châu Á đã có 9 thành phố. Những năm 40, 50 của thế kỷ XX cứ một trăm dân thì có một người sống ở đô thị. CUối những năm 80, tỷ lệ này tăng lên 10 lần. Hiện nay trong số một nửa dân số sống ở đô thị, thì 90% thuộc về các nước đang phát triển. Người ta dự báo rằng, đến 2025 dân số ở đô thị là 61%, còn ở nông thôn chỉ còn 39%. Hiện tượng “bùng nổ dân số” gây ra sự rối loạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vi phạm giao thông.

Nếu đô thị hóa là một qui luật khách quan, thì việc định hướng và quản lý xã hội ở đô thị lại thuộc về chủ thể quản lý. Các cơ quan hữu trách: giao thông, xây dựng, công an, thông tin truyền thông, văn hóa du lịch v.v… không thể khoanh tay đứng nhìn sự hỗn loạn giao thông tự phát. Ngay từ cuối những năm 90 thế kỷ trước, Liên hiệp quốc dự báo rằng, trong vòng vài chục năm tại các đô thị lớn sẽ có thêm 1 tỉ rưỡi người sống đông nghịt, xe cộ ken chặt, đi lại hỗn tạp ở châu Á. Việc sinh đẻ tăng nhanh, gia đình đông con, người thất nghiệp nhiều, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên chập chững bước vào đời. Sự thay đổi hệ giá trị như coi trọng giá trị vật chất cao hơn giá trị tinh thần, đồng tiền cao hơn tình thương, lẻ phải, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vị kỷ v.v… là những nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn xã hội, và một thời đã bị đẩy lùi, đã bị xã hội coi là điều xấu xa, ô nhục như ma tuy, mại dâm, cờ bạc rượu chè, bán buôn, lừa đảo v.v… Ngay chúng “ngóc đầu dậy” lại được những mặt tối của môi sinh xã hội dung dưỡng với những kẻ bất lương vô đạo bảo trợ, che dấu để chúng làm giàu phi pháp. Đó là chưa nói đến pháp luật về giao thông chưa đồng bộ, thực thi thiếu nghiêm minh, quản lý đô thị yếu kém, trình độ dân trí người tham gia giao thông còn rất thấp v.v… Tất cả những hiện tượng trên đều ảnh hương tiêu cực đến nhân cách người tham gia giao thông, khi họ không làm chủ được mình trước những cám dỗ vật chất hoặc nhẹ dạ cả tin như: muốn làm giàu nhanh chóng mà không phải tốn công, hao sức (buôn bán ma túy); tâm lý “yêng hùng”, “anh chị”, muốn tự khẳng định mình của một số thanh, thiếu niên (đua xe trái phép); làm ăn gian dối, thất đức (rải đinh dọc đường quốc lộ); thiếu sự chăm sóc, giáo dưỡng của gia đình (trẻ con ném đá lên tàu) v.v…

Văn hóa giao thông là một thành tố của lối sống đô thị, của văn hóa thẩm mỹ, là gương mặt của một đô thị. Khi ta nói, người Hà Nội: văn mình, thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách công vụ hay khách du lịch và văn hóa giao thông. Ở các nước đang phát triển, tại các đô thị lớn đang diễn ra sự bất tương hợp giữa các cơ cấu di truyền của con người trong môi trường truyền thống (cảnh quan thiên nhiên, vườn tược, cây cối, sông suối v.v…) với cơ cấu di truyền của con người trong môi trường hiện đại. Quanh năm con người bị vây quanh trong những căn hộ khép kín ở tầng 5, tầng 10; những khối nhà bê tông san sát; từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy xe cộ ngược xuôi, rú còi ầm ỉ, gắt gỏng nhau khi không may va chạm, khói xăng den kịp, bụi bặm mù đường v.v… Con người vốn quen lao động có chừng mực, có thì giờ nghỉ ngơi, thư giản tinh thần, bồi dưỡng sinh lực để tái sản xuất. Bây giờ, nhất là thanh niên đổ xô vào kiếm tiền bằng mọi giá, nếu học tập thì chọn nghề có thu nhập cao, lo công việc và lo mất việc, thích hưởng thụ và lao vào công việc với mục đích hưởng thụ v.v… Tất cả điều đó làm cho đầu óc con người luôn luôn căng thẳng, vội vã, đi lại bất an, sống thiên về lý trí, lạnh lùng trong giao tiếp, vô cảm trước những hiện tượng bất bình, coi nhẹ văn hóa giao tiếp và nhu cầu văn hóa nơi công cộng, khi tham  gia giao thông. Quá trình đô thị hóa nghiêng lệch do sự tăng trưởng kinh tế phiến diện, một chiều, lãng quên yếu tố nhân văn đang dẫn con người hiện đại đi đến trạng thái căng thẳng, lo âu triền miên, thể trạng trầm uất hoặc cảm thức tuyệt vọng gần với nhiều chứng bệnh tâm thần. Những con người này nếu tham gia giao thông thì ai dám chắc sẽ không gây ra tai họa khôn lường cho xã hội!?

Quá trình đô thị hóa nhanh để lại cho văn hóa giao thông đô thị nhiều yếu tố tiểu nông. Đây là vấn đề có tính toàn cầu. Ở Nhật Bản trước chiến tranh  thế giới mặc dầu đã được hiện đại hóa khoảng 75 năm nhưng nhìn chung vẫn là xã hội nông thôn. Trách nhiệm sống thuộc về từng gia đình, còn sinh hoạt xã hội phó thác cho cộng đồng, thờ ơ với những thiết chế và công trình công cộng cần thiết cho lối sông đô thị (vào những nhăm 80, trên nhiều đường phố Tôkiô người ta vẫn bắt gặp những bà mẹ trẻ đèo con đi nhà trẳ bằng xe đạp có gắn chiếc ghế mây sau lưng như ở nước ta một thời). Ở anh sau cuộc cách mạng công nghiệp những người dân ở nông thôn kéo nhau nhau vào thành phố, do không thích hợp với đời sống đô thị đã gây ra nạn “rối loạn đô thị” (theo học giả Ronald P.Dore). Ở nước ta cũng có hiện tượng tương tụ. Sự “rối loạn kiến trúc” đô thị diễn ra nhiều năm do thiếu qui hoạch đồng bộ cấp vĩ mô: đường giao thông thường bị đào lên, bới xuống, hôm nay đào mai lấp; cống rảnh, mặt nền đường, đèn chiếu sáng, cáp điện thông tin, cây xanh v.v… vẫn ngỏn ngang, việc thiết kế và thi công nhà ở, của hàng, công sở, công ty dọc ven đại lộ càn tuy tiện, chắp vá, sao chép, thiếu cá tính, không tôn trọng những qui chuẩn xây dựng đô thị và luật lệ giao thông. Có hai hiện tượng đối nghịch nhau: vừa đô thị hóa nhanh, vừa nông thôn hóa đô thị. Đường phố có rộng ra, nhiều đường giao thông cấp quốc gia được chỉnh trang, mở rộng, hàng hóa được bày la liệt, nhiều hình thức quảng cáo đẹp mắt, đèn chiếu sáng đủ các loại làm thay đổi bộ mặt đường phố v.v… Nhưng mặt đường, tầng một chẳng đủ cho những người sống ở tầng cao, căn hộ sâu bên trong, nay có dịp hộ đổ xô ra vỉa hè, dựng quán cóc, chiếm lòng đường, gây ách tắc giao thông. Dọc các đường quốc lộ đặc biệt trên đường 1A xe cộ nườm nợp, bị người dân ven đường lấn chiếm phơi thóc lúa, rơm rạ, khoai sắn trên trục đường chính, thậm chí có nơi họp chợ ngay trên mặt đường, rồi xe khách, xe chở hàng cồng kềnh, quá tải vẫn ngang nhiên tham gia giao thông bất chấp phép tắc, qui chuẩn. “Lệ làng” thật đáng sợ!

II. Nhân cách người tham gia giao thông.

Nhân cách tức là tư cách và phẩm chất của một con người. Nhân các là khái niệm thuộc ngành khoa học nhân học (anthropology). Cấu trúc con người nói chung, cấu trúc nhân cách nói riêng bao gồm nhiều thành tố: tinh thần và vật chất, tâm linh và thể xác, đạo lý và sinh thể, lý tưởng và hiện thực, động cơ và hành vi v.v… Nó là yếu tố của đạo lý, của hình vi ứng xử văn hóa nên mới có nhân cách văn hóa.

VĂn hóa giao thông thuộc phạm trù lối sống, nếp sống của một cộng đồng, của một con người. Trong cuốn Đồi sống mới (1947), với bút danh Tân Sinh, Bác Hồ viết dưới dạng vấn đáp: “Bất kỳ ai muốn sống phải có 5 điều:  Ăn, Mặc, Ở, Đị lại, Làm việc tức là năm nhu cầu cần thiết hàng ngày của con người. Muốn có cơm ăn, nhà ở, đường đi thì phải làm. Từ trước tới giờ ta vẫn có làm… Nhưng vì làm chưa hợp lý… Đời sống mới không có phải cao xa gì, cũng không có khó khăn gì… Nó chỉ cần sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc… Sửa đổi được những điều đó thì mọi người đều được hưởng hạnh phúc”.

Sửa đổi cách đi lại mà Hồ Chủ  Tịch nói cách đây nhiều thập kỷ chính là văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông, là giá trị nhân cách mà mỗi người tự xác định, tự giác thực hiện theo các hệ chuẩn xã hội. Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung: Đó là sự lao động chăm chỉ và có tay nghề; trung thực trong giao tiếp xã hội; có tình thương, sự giúp đỡ đối với cộng đồng. Ở đây, chúng ta gặp những dấu hiệu để phát triển nhân cách. Trong nền kinh tế thị trường lao động chất xám và lao động cơ bắp đều được coi trọng. Tuy nhiên trong triết lý sống, cần chú ý nhiều hơn tới những động cơ và hành vi của lớp trẻ, lứa tuổi mà các nhà tâm lý học gọi là sự “bùng nổ tâm lý”, sự xao động về tình cảm, sự chệch hướng về lý tưởng v.v… giáo dục họ sự hoàn thiện nhân cách trước hết là quí trọng những giá trị tinh thần cũng ngang bằng với những giá trị vật chất (nếu không muốn nói là hơn). Trong quá trình đô thị hóa có bao nhiêu việc lớn phải làm: qui hoạch và xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông, kiến trúc đô thị hợp lý, tổ chức các mạng lưới viễn thông, xanh hóa đường phố và các thiết chế văn hóa v.v… theo những qui chuẩn cần  đủ từ việc ban hành đồng bộ các văn bản pháp lý đến nhân cách người quản lý đô thị, viên cách sát giao thông, người tham gia giao thông… Tất cả đều đòi hỏi sự tự ý thức tức là nhân cách văn hóa của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc: thực hiện việc tôn trọng nhân cách là làm cho cái tốt trong con người luôn luôn sinh sôi, nảy nở, những cái xấu được dần dần dẩy lùi, làm cho con người trở nên tốt đẹp nhờ giáo dục  tự giáo dục. Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân, nên phải nhờ những biện pháp giáo dục, nhưng quyết định là tự giáo dục. Những hình thức xử phạt nghiêm khắc, răn đe, dù là bằng phạt tiền rất nặng, thì suy cho cùng chỉ là giải pháp tình thế, nếu như con người vẫn tiếp tục hư hỏng, không tự kỷ, “tiên trách kỷ”, khi vấp phải lỗi lầm, thậm chí có những hành vi vô luân, vô đạo ngay giữa đường phố. Cổ nhân dạy: “Nhất nhật tam tĩnh ngô thân” (nghĩa say rộng: Mỗi ngày xem xét lại mình ba điều phản tĩnh: Có làm hại ai không? Có giúp đỡ ai không? Có trung thành với bạn không?). Ở đây đòi hỏi mỗi người phải nổ lực, tự biết mình, biết người mới bước ra khỏi cái tôi bản vịu để đi tới cái ta cộng đồng – tức là nhân cách văn hóa.

Nhân cách là cái tôi chân chính, hài hòa giữa lợi ích chung và quyền lợi riêng, giữa cái cộng đồng và cái cá nhân, giữa trách nhiệm và hưởng thụ, giữa lý tưởng và hiện thực, giữa tất yếu và tự do. Giải quyết mối quan hệ này là một cuộc vật lộn triền miên. Ý thức cá nhân rất quan trọng. Không thể một lúc biến đổi được toàn xã hội, nhưng nhất định cải tạo được từng bước đi, từng hành vi, thói quen xấu của mỗi cá nhân. Đòi hỏi rất cao đối với bản thân mình là dấu hiệu của nhân cách văn hóa.

H.S.V

 

Hồ Sĩ Vịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 193 tháng 10/2010

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

7 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground