Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa Hồ Chí Minh - Nền tảng văn hóa hiện đại và tương lai

 

T

rong cuốn sách Từ điển danh nhân văn hóa thế kỷ 20 nêu rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu phong trào giải phóng dân tộc trên Thế giới, Người đã làm một cuộc đảo lộn Thế giới chưa từng có từ sau khi chủ nghĩa tư bản lật đổ đế chế La Mã cổ xưa, Người đã vẻ lại bản đồ Thế giới với trên 130 nước nô lệ vùng lên giành được độc lập, tự do. Hồ Chí Minh thật xứng đáng là danh nhân văn hóa thế kỷ 20”.

Chính vì lẽ đó , tháng 10/1989, khóa họp Đại hội đồng UNESCO đã quyết định tổ chức trong năm 1990 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất (Eminent homme de la culture).

Rõ ràng ở đây Thế giới đã thừa nhận Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất không chỉ nhìn vào những sáng tác văn học nghệ thuật mà trước hết là sự nghiệp cách mạng chính trị tư tưởng của Người đối với dân tộc mình có ảnh hưởng lớn lao đối với các dân tộc khác trên phạm vi toàn Thế giới. Trong trường hợp này, văn hóa được hiểu là sản phẩm hoạt động của con người được cộng đồng thừa nhận và chấp nhận. Vậy “Hồ Chí Minh phải chăng chỉ là nhà văn hóa kiệt xuất hay Hồ Chí Minh là hiện thân cho một dòng văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh?”.

Tôi rất đồng tình với nhận định: “Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn văn hóa cổ truyền dân tộc, những nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, cùng tinh hoa văn hóa phương Tây và phương Đông, với văn hóa Mác-xít để trở thành sản phẩm văn hóa tiên tiến mang tính nhân văn sâu sắc là cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam…”. (S.GGP ngày 25/5/1998). Hồ Chí Minh đã tạo nên bức tranh văn hóa cao đẹp tuyệt vời trong thời đại ngày nay. Văn hóa Hồ Chí Minh là có thực. Đó là nền tảng văn hóa của hiện tại và cả tương lai. Nói đến Văn hóa Hồ Chí Minh, trước hết nói đến văn hóa chính trị tư tưởng của Người mà bản Tuyên ngôn độc lập là áng văn chương chính luận mẫu mực nhất, chuyển tải một nội dung chính trị rộng lớn của thời đại, nói lên nguyện vọng thiết tha của một dân tộc khao khát độc lập và tự do. Tuyên ngôn độc lập thể hiện cao độ tư tưởng "Không có gì quy hơn độc lập, tự do" khái quát được cả phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Văn hóa chính trị tư tưởng của người đã kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại. Chủ tịch UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói về tầm vóc của Hồ Chí Minh là “Người khởi xướng phong trào dân tộc", "Người anh hùng giải phóng dân tộc", "Một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất đến các dân tộc ở thế kỷ 20", “Một trong những vĩ nhân mà những sự kiện đã để lại những dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại”...

Cội nguồn văn hóa - chính trị tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với các giá trị văn hóa Đông Tây. Nói đến Văn hóa Hồ Chí Minh là nói đến Văn hóa - đạo đức và nhân văn. Đó là tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để, bất khuất kiên cường hy sinh tận tụy vì Tổ quốc, vì Nhân dân. Đạo đức Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với dân, “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khổ không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Người thường nói: "Đạo đức là cái gốc của người cách mạng". Người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Người nhấn mạnh: "Không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"...

Văn hóa - đạo đức và nhân văn qua hai tiếng "đồng bào" và Người kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo, Người nói: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước - cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem số gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu dân nghèo”. (Hồ Chí Minh - tuyển tập, nxb Sự thật HN 1960, tr.220).

Hồ Chí Minh cũng đã nêu lên tấm gương chói sáng tuyệt vời về việc học tập rèn luyện tu dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người rất căm ghét bệnh quan liêu. Người viết: "Những người là những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí". (Hồ Chí Minh, tuyển tập, Tập I Nxb sự thật, HN 1980, tr. 513).

Văn hóa đạo đức và nhân văn của Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lòng nhân ái của người cách mạng và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Bàn đến văn hóa Hồ Chí Minh không thể không nói đến văn hóa - nếp sống và sự thụ cảm thẩm mỹ. Sự giản dị trong lời nói, suy nghĩ của Hồ Chí Minh là sự tiếp nối nền văn hóa dân tộc. Đó là sự trong sáng, thâm thúy, rung cảm và sống động, hồn nhiên. Ở vườn hoa Ba Đình, khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Người hỏi một câu rất giản dị, nhưng cảm động làm sao. "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”

Trong cuộc sống bình thường hàng ngày Người thích ăn cà muối, dưa chua, tương chao, rau muống luộc. Người thích đi bộ, tắm sông, tập thể dục, lao động chân tay, làm thơ, nuôi cá, ngắm cảnh. Người thường mặc bộ đồ màu xanh hoặc nâu, đi chân đất trong kháng chiến. Về Hà hội, Người lại mặc bộ ka ki màu vàng nhạt, chân đi giày vải. Mỗi lần đi công tác nước ngoài thấy Người mặc đồ nỉ màu đen thẫm có cúc cài cổ, đi giày da. Nói như cố vấn Phạm Văn Đông “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn Việt Nam nào hết". Đối với Người giản dị và lão thực ấy, một câu nói là một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa". (X. Hồ Chủ tịch lãnh tụ của chúng ta). Và thế giới cũng phải khâm phục Người về lòng khoan dung độ lượng, về lối sống thanh tao, giản dị, khiêm nhường.

Với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, chúng tôi chỉ xin nêu lên một số ý để chứng minh văn hóa Hồ Chí Minh là có thực.

Văn hóa Hồ Chí Minh được hiểu là chủ nghĩa yêu nước truyền thống, xây dựng đạo đức và nhân cách, xây dựng nếp sống mới XHCH, xây dựng con người mới như xây dựng phong trào người tốt việc tốt, phong trào Tết trồng cây... xây dựng cho mọi người có ý thức tự giác, có bản năng của con người xã hội chủ nghĩa.

Văn hóa Hồ Chí Minh là nền tảng văn hóa hiện tại và tương lai. Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là sự hòa quyện mục tiêu của CNXH với lối sống Việt Nam. Văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành mặt trận chiến lược trong sự phát triển chung trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cũng có thể nói văn hóa Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Biết ơn cha, trọng nghĩa mẹ, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách...

Văn hóa Hồ Chí Minh - một vấn đề mới được đặt ra trong lúc này là hết sức cần thiết và phù hợp với mục tiêu xây dựng CNXH Việt Nam... Vấn đề không phải chỉ dừng lại ở nhận thức, trái lại phải phát triển mạnh mẽ coi như một động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội chính trị của nước ta vào thế kỷ 21.

Thanh Lê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 53 tháng 02/1999

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground