Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn học bước qua thềm hội nhập

N

gày 7/11/2006, tại Giơ-ne-vơ tiếng “chuông” hội nhập vào nền kinh tế thương mại toàn cầu được chờ đón mất hơn mười năm của dân tộc Việt Nam đã rung lên lanh lảnh cùng tiếng bật nổ chúc mừng của những chai sâm banh. Sự chờ đón kìm nén lâu ngày cũng ùa ra như rượu sâm banh hân hoan đón những lời chúc mừng của bạn bè quốc tế, những người theo sát từng bước chân đến cánh cửa hội nhập của Việt Nam, hồi hộp đón chờ chẳng kém gì những người bạn Việt Nam.

Thời điểm đó như một tiếng chuông reo trên đỉnh tháp cao nhất, nhưng kỳ thực bầu không khí xây lên đỉnh tháp đã nói lên ngay từ lúc đặt viên gạch đầu tiên xây móng, càng xây cao bầu không khí càng nóng, và càng gần đỉnh tháp thì không khí nóng như một chiếc nồi áp xuất khổng lồ… Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Thuyển đã ví, hành trình đến Hội nhập toàn cầu của Việt Nam giống như người leo núi, càng leo lên đỉnh trọng lực càng thêm nặng, sức hút càng thêm mạnh, và càng khó khăn hơn nhiều để chinh phục đỉnh núi… Tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đã tăng nhiệt mỗi lúc một nhiều theo bước chân hội nhập, giống như một đầu máy hơi nước càng muốn gia tăng tốc lực thì càng phải cho thêm củi vào lò, nào cổ phẩn hoá, nào các doanh nghiệp lo chấn chỉnh cơ cấu cho thích hợp, các nhà băng vào cuộc với sự xoay xở trên từng vạch số thập phân, còn nông dân thì lo tìm cách làm ăn thế nào khi nhà nước bỏ chính sách trợ cấp nông nghiệp… Tất cả đều phải lao vào cuộc chạy đua, giống như các nhạc công phải chỉnh sửa cây đàn của mình làm sao để khi bước vào dàn nhạc toàn cầu, cây đàn của mình phải lên đúng âm la mẫu, nếu không tức khắc bị mời ra ngoài. Ngành luật pháp cao nhất như Quốc họi cũng không thể đứng ngoài những dòng xoáy đang cuốn về cửa biển toàn cầu, các đại biểu Quốc hội phải lao tâm khổ tứ để phê chuẩn những chính sách thích hợp với WTO.

Nhưng làm sao nhiều nhà văn, nhà thơ xứ ta lại im hơi lặng tiếng như vậy? Chúng ta thử nhìn các cuốn sách, các trang báo, và dể thấy nhất là các bài thơ in trên báo xem, có thể nhìn được bất kỳ “cơn sốt” hội nhập nào không? Hay các nhà thơ xứ ta nghĩ rằng: hội nhập là hội nhập thương mại, chứ văn thơ có phải thương mại đâu mà hội nhập? Đây không phải lần đầu tiên giới văn thơ nước nhà để lỡ mất chuyến tàu lịch sử, mà theo đánh giá chung, bao trùm và xuyên suốt của Hội liên hiệp văn học và Nghệ thuật toàn quốc lâu nay thì: giới văn học nước nhà chưa có được những tác phẩm tương xứng với thời đại. Liệu chúng ta có thể nói: súng đạn khói lửa thì không phải là văn học cho nên chúng ta đã đứng bên lề? Và giờ đây kinh tế- thương mại dù mang tầm vóc hội nhập toàn cầu nhưng cũng không phải là văn thơ, nên chúng ta lại đứng bên lề? Không thể! Văn học là Nhân học! Văn học là Người! Và dân tộc làm bất kể thứ gì thì văn học phải mang lấy khuôn mặt ấy! Hơn thế văn học còn phải là tất cả cử chỉ, hành động của dân tộc ấy! Thậm chí văn học còn phải đi trước một bước để dự báo, vì lẽ theo các chuyên gia hội nhập: trong mọi quốc gia, dù cơ cấu kinh tế thế nào, nhưng yếu tố con người cùng yếu tố văn hoá sẽ góp phần đặc biệt quan trọng trong kết quả thành công. Và với văn hoá, thì văn học chính là lực lượng hàng đầu. Qua sự kiện này đủ thấy, giới văn học nước nhà cong bé và vừa ở mức nào?

Qui mô văn học bé và vừa là do chính giới văn học đã thừa nhận, thiết nghĩ bất cứ ai có tâm huyết với văn học không nên vì tự ái tủn mủn mà cho phép mình khoác lên người manh áo sĩ diện. Người Việt xưa có câu: “Tự sĩ hữu đạt tôn”, tức là: Biết tự sĩ mình sẽ làm cho mình cao lên. Hơn thế, đây là một sự thật chúng ta buộc phải chấp nhận, vì trên phạm vi toàn quốc, từ Quốc hội đến Nhà nước, đều đánh giá có cứ liệu đàng hoàng rằng: nền kinh tế Việt Nam chủ yếu nhỏ- lẻ, bé- vừa, vì thế cần biết nhận ra vị thế cũng như tương quan khi tham gia, tồn tại và phát triển cùng WTO.

Văn thơ không thể thoát thai nổi tầm vóc của dân tộc, vì thế để đánh giá tầm vóc của văn thơ, cách chúng ta làm là dựa trên thước đo nền tảng của dân tộc, làm vậy là ít sai lầm nhất, và cũng loại bỏ nhiều nhất cơ hội cho những ai chỉ thích quấy quá, biện hộ, bàn lùi, khen- chê nhì nhằng nước đời “sư nói sư phải vãi nói vãi hay”. Theo nhiều chuyên gia, thì nước ta đang có khoảng 80% làm nông nghiệp, đứng tốp cuối của thế giới. Xã hội ta chủ yếu vẫn là Tam nông, tức: Nông thôn- Nông nghiệp- Nông dân. Từ ba thứ Tam nông về cơ cấu, chúng ta cũng có ba thứ đặc trưng Tam nông về tinh thần, tức: Tiểu nông, Tiểu trí, và Tiểu xảo.

Trong mọi quốc gia ngành nông nghiệp là lạc hậu nhất, chính vậy mà muốn đưa quốc gia lên, việc đầu tiên người ta làm là phải cơ khí hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Trong những ngày qua, dường như ngày nào cũng có nhiều bài báo bàn về sự thách thức của nông nghiệp khi vào WTO, nào là phải tự túc vì chính phủ bỏ trợ giá, nào phải biết cạnh tranh vì thuế nhập và xuất đang được cào bằng, nào phải minh bạch để tham gia luật chơi toàn cầu. Nếu không biến cả mạnh mẽ ngành nông nghiệp sẽ thua ngay trên sân nhà.

Còn văn học khi nhà nước bỏ trợ cấp thì có thua ngay trên sân nhà không? Thực ra câu hỏi đó vào lúc này đã quá muộn, và đã mất tính thời sự rồi. Nhà văn Nguyễn Xuân Đức, nguyên giám đốc Sở Văn hoá thông tin Quảng Trị trên tờ diễn đàn văn nghệ Việt Nam 7/2006 đã đánh giá như sau: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương văn nghệ là một mặt trận, các văn nghệ sĩ là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đó. Và suốt mấy chục năm qua, theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, một đội ngũ văn nghệ sĩ công chức đã thực hiện sứ mạng đó… hầu hết các văn nghệ sĩ đều ăn lương, đều nhận tài trợ sáng tác và công bố. Một bộ phận khác hưởng lương công chức ở những cơ quan, có tham gia sáng tác nhưng nhỏ lẻ và vẫn được hưởng một số chế độ của nhà nước…”

Ngành nông nghiệp đã và đang nhận ra cuộc đối đầu trước những thách thức lớn nhất trong lịch sử, vậy thơ với những mảnh ruộng nhỏ lẻ trên cánh đồng sáng tạo chính là “nông nghiệp” của nền đại sản xuất văn học sẽ đối mặt với thách thức Hội nhập như thế nào? Trước hết chúng ta buộc phải tham gia cạnh tranh và có văn hoá cạnh tranh, sẽ không còn cảnh xin- cho, xin được biểu diễn, xin được in thơ lên báo, xin tiền dựng kịch bản thành phim, rồi sẵn đó xin-cho cả giải thưởng, cả vi-sa “đem chuông đi đấm xứ người” nữa… mà chúng ta buộc phải chấp nhận việc người khác cũng bước lên đài tranh tài tranh sức. Văn hoá cạnh tranh còn là: biết nhận ra thất bại của mình, biết nhận ra sự chiến thắng của người khác. Trong cuộc thi hoa hậu những cô thua cuộc vẫn biết kìm lòng hớn hở ôm hôn chúc mừng người thắng cuộc, cầu thủ đấm bốc bị nốc ao còn choáng váng vẫn biết ôm hôn đối thủ, cả ứng cử viên thất bại vẫn biết đọc diễn văn chúc mừng tân tổng thống… người hôm nay là tổng giám đốc ngày mai từ chức, người hôm qua mới ohá sản ngày nay đắc thắng là lẽ bình thường, vậy thì nhà văn, nhà thơ của xứ ta đã chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh và vị thế luôn chứa đựng cơ hội và rủi ro chưa? Đã cạnh tranh thì phải bình đẳng, chứ không thể:

Của mình thì giữ bo bo

Của người thì thả cho bò nó xơi

Mình mới chỉ có ít vần thơ “tiểu nông” đã bo bo giữ lấy để ẵm các giải thưởng hơn 90% bấu vào cơ chế xin - cho của nhà nước. Năm 2006, từ năm nhà nước tuyên bố sẽ trao giải mới cùng cho các doanh nhân và doanh nghiệp, vì từ năm sau cơ chế này không còn nữa. Và với văn học hiện thực đó tất sẽ xảy ra, khi đó cái tài viết văn được minh địch hẳn với những tương quan cơ cấu. Trong cuôn sách “Ngoài trời lại có trời”, nhà phê bình Vương Trí Nhàn có nêu lên hiện tượng đổi ngôi giá trị của hàng loạt các ngôi sao văn học của nước Nga, có rất nhiều cây bút ẵm rất nhiều giải thưởng nhưng chẳng ai biết đến, nhưng đặc biệt Daustourki và Tendriako cả đời chẳng nhận được giải thưởng cùng danh hiệu nào mà vẫn giành uy tín trong cả quốc gia và quốc tế. Tại sao vậy? Có phải vì những giải thưởng kia không được cạnh tranh bình đẳng chỉ nhờ cơ chế xin cho, nên mới yếu ớt như vậy?

Sau “Cạnh tranh”, “Minh bạch” cũng là một phẩm chất tất yếu của đại dương Hội nhập. Người Việt nói “Không ngoan đến cửa quan mới biết” muốn chỉ rõ, hãy ra nơi công đường, nơi mọi người phải sống theo công lý, thì mới chứng tỏ được ta hay hoặc dở. Người Việt cũng nói:

Trai khôn tìm vợ giữa chốn chợ đường

Gái ngoan tìm chồng giữa chốn ba quân

nghĩa là phải ra nơi quần hội tranh tài, người ta mới chọn được những khuôn mặt ưu tú nhất. Trái lại, chớ giữ lề thói “tiểu nông”, “gà què ăn quẩn cối xay”, hay hoang từ xó nhà ra xó bếp, “thổi kèm khen lấy”, “mèo khen mèo dài đuôi”, thì thua trên sân nhà là cái chắc, vì người Việt đã bảo:

ở nhà nhất mẹ nhì con

Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta

Mới ra đường đã gặp kẻ giòn hơn ta, thì vậy liệu chiếc thuyền thúng có thể giữ nguyên tầm vóc của mình đểlao ra đại dương chứng kiến những con tàu đồ sộ? Không, trước hết muốn rakhơi, tự mỗi chúng ta phải hoá con tàu trước đã. Yếu đừng nên ra gió! Mà hãy rèn luyện cho khoẻ cả trí tuệ và thể xác rồi hãy ra gió. Liệu đó có phải là hành trình từ tiểu nông lên vĩ đại?

N.H.Đ

 

Nguyễn Hoàng Đức
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 155 tháng 08/2007

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground