Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vĩnh Linh trong ký của Lê Nguyên Hồng

T

rong lĩnh vực văn chương, nhà báo Lê Nguyên Hồng viết chưa nhiều. Ngoài những tác phẩm nhỏ lẻ in rải rác đó đây, đến nay Lê Nguyên Hồng mới có 2 tập sách ra mắt bạn đọc, gồm một tập ký và một tập thơ.

Bù lại sự hiếm hoi ấy, tác phẩm của anh dù ở thể loại ký, thơ, hay truyện ngắn đều tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính thời sự, cập nhật của vấn đề, sự am hiểu về cuộc sống, văn hóa, lịch sử, và sự đa dạng, nghiêm ngặt trong phong cách thể hiện. Những giải thưởng mà Lê Nguyên Hồ đạt được trong thời gian qua đã nói lên điều đó. Đó là kết quả tất yếu của một cây bút đã từng lăn lộn và có nhiều đóng góp trên lĩnh vực báo chí.

Trong làng ký Quảng Trị, hiện nay Lê Nguyên Hồng là một trong những gương mặt được bạn đọc gần xa yêu mến. Những tác phẩm của anh đều gây được ấn tượng trong lòng bạn đọc và nhiều tác phẩm đã đạt giải báo chí hàng năm ở tỉnh.

Điều đáng nói là, đọc các sáng tác của Lê Nguyên Hồng, người đọc hiểu thêm về mảnh đất và con người Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thêm nữa ở thể ký trong Lê Nguyên Hồng đã phát huy được ưu thế của một thể văn năng động trong việc chiếm lĩnh và tác động mạnh mẽ đến hiện thực cuộc sống.

Đến với ký Lê Nguyên Hồng, đằng sau chất trữ tình duyên dáng, người đọc còn gặp những xung đột, những sự kiện lịch sử với những tình tiết vừa dữ dội vừa đau xé. Trong bài ký Nơi đây một thuở đôi miền sống mãi trong tác giả là nỗi đau đất nước bị chia cắt, dòng sông Bến Hải quê hương trở thành lưỡi dao oan nghiệt chia đôi Tổ quốc, làm người đọc luôn nhớ về một thuở đau thương của đất nước: “Con sông Bến Hải vắt ngang mình Tổ quốc đúng vào vĩ tuyến 17 thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Gần 20 năm chiến tranh chống Mỹ, con sông này là vĩ tuyến lửa, là nỗi đau uất nghẹn của hai miền Nam – Bắc, là nỗi đợi chờ của người bên nớ, bên ni… Cách một dòng sông mà bên Nam, bên Bắc, cách mấy nhịp cầu mà bên địch, bên ta. Bao đau thương của lịch sử đất nước hằn sâu xuống dòng sông này…”

Mạch ký của Lê Nguyên Hồng còn phục hiện lại hình ảnh người mẹ vá cờ bên cầu Hiền Lương mà nhiều người Quảng Trị bây giờ không có cơ may được biết: “Đó là thời gian giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân. Đặc biệt từ năm 1966 đến năm 1968, từ bắc cầu Hiền Lương trở ra cả Vĩnh Linh trở thành biển lửa, trở thành mục tiêu hủy diệt số một của Hoa Kỳ để làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc. Lá cờ ở Hiền Lương là linh hồn của Tổ quốc ở hai đầu cầu giới tuyến hai miền, là mũi dao nhọn chọc vào mắt kẻ thù nên chúng tìm mọi cách nhổ đi. Cột cờ Hiền Lương trở thành trọng điểm của bom, của pháo. Bảo vệ lá cờ Tổ quốc chính là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết và thiêng liêng của đồn công an vũ trang Hiền Lương và của khu vực Vĩnh Linh. Hình như mảnh đất thiêng Vĩnh Linh đã sinh ra người phụ nữ này để làm một công việc ở một thời điểm lịch sử mà chưa ai biết đến… Và từ căn hầm chữ A, mẹ Diệm đã gánh vác một trọng trách mà lịch sử giao phó – vá cờ Tổ quốc”.

Cũng như cầu Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc ngày ấy mang vẻ đẹp cổ sơ của thời nguyên thủy. Người dân làng Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh đã đào xuyên hàng trăm lớp đất cổ sơ của thời nguyên thủy bằng chiếc cuốc chim truyền thống với trái tim yêu nước để xây dựng hầm hào, địa đạo chiến đấu. Và những ngọn đèn sáng lên trong lòng đất để học bổ túc văn hóa, những đứa trẻ sinh ra trong lòng địa đạo là một minh chứng hùng hồn về sức sống mãnh liệt của con người Vĩnh Linh trong chiến tranh.

Và trong “Đất này ơn Bác nặng sâu”, người dân xã Vĩnh Kim nhớ mãi chiếc máy cày Bác Hồ tặng vào cuối năm 1959. Chiếc máy cày đã đồng cam cộng khổ với người dân Vĩnh Kim trong suốt cuộc hành trình. “Ân đức của Người như nắng ấm mùa xuân gọi mầm xanh trỗi dậy”. Đi theo suốt những dòng ký ức xúc động ấy, còn có các bài Ghi trên cây dừa đầy vết đạn, Mảnh đất này thương lắm người ơi, Bến đò A thuở ấy đâu rồi…

Tuy nhiên, ký ức vẻ đẹp được nói đến nhiều hơn trong bút ký của Lê Nguyên Hồng là những ký ức hiện hữu còn tươi rói sắc màu của cuộc sống được hồi sinh và phát triển sau chiến tranh, là vẻ đẹp của sức vươn dậy mạnh mẽ với một khát vọng đổi đời để khẳng định sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống văn hóa như Trập trùng Vĩnh Khê, Khao khát những cánh rừng cao su, Thao thức cây lúa nước Vĩnh Khê…

Để tái hiện những bức tranh hiện thực tươi mới kinh nghiệm và vốn liếng thơ ca đã giúp Lê Nguyên Hồng tổ chức nên những bài bút ký giàu chất thơ, chất trữ tình nhưng cũng đầy ắp sự kiện. Với kiểu kết cấu đối lập, tăng gấp và bồi hoàn… Lê Nguyên Hồng đã tạo nên được bản hợp âm trữ tình, nhiều cung bậc về vẻ đẹp cuộc sống thật sinh động và ấn tượng.

Ngôn ngữ của Lê Nguyên Hồng với bút pháp tu từ biến hóa đã tạo nên những hình tượng thơ lấp lánh sức sống của thiên nhiên trong các bài ký. Đó không còn là văn xuôi, đó là thơ, chất thơ được chắt ra từ tâm hồn nhiều cảm xúc về tình yêu con người và cuộc sống.

Đất nước, quê hương bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trong thời kỳ công nghiệp hóa với nền kinh tế thị trường hàng hóa, với nhịp sống khẩn trương, hối hả thực dụng khiến người ta nhiều khi vô tình, lãnh cảm trước nỗi đau của quá khứ, trước vẻ đẹp truyền thống, bút ký của Lê Nguyên Hồng đã giúp những ai đó hồi tâm lại ngoái nhìn quá khứ, nâng niu cái đẹp, thể hiện niềm tin vào cuộc sống con người.

Đọc bút ký của Lê Nguyên Hồng, bạn đọc có thể tìm thấy gương mặt Vĩnh Linh của một thời lịch sử, trong đó con người Vĩnh Linh đã hành xử thế nào trước sự đòi hỏi của lịch sử, trước những biến động dữ dội của cuộc chiến tranh. Ngoài ra, ký của Lê Nguyên Hồng cũng như một số gương mặt ký của Quảng Trị còn có thể là cái cầu nối giữa văn học và báo chí, giúp văn học vượt qua sự lấn sân, sự vây hãm của các phương  tiện nghe nhìn khác tạo ra sự đam mê với văn học đọc.

 

N.N.P

* Một thủa đôi miền – Bút ký – Lê Nguyên Hồng

 

NGÔ NGUYÊN PHƯỚC
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 202 tháng 07/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground