Lịch sử đã sắp đặt Quảng Trị vào một vị trí hết sức đặc biệt. Ấy là vùng đất “Ô Châu ác địa” chiến tranh tàn khốc, chia cắt nhức nhối, bời bời nắng lửa, gió Lào, ngập ngụa triền miên lũ lụt.
Trong bối cảnh ấy, người Quảng Trị muốn tồn tại chỉ có một trong hai cách lựa chọn, hoặc là bỏ làng mà đi hoặc là bám lấy làng ở lại. Bỏ làng thì ra biển, biển mênh mông sóng nước. Vượt Trường Sơn sang Lào thì thăm thẳm rừng thiêng nước độc. Xuôi vào
Qua các chuyên mục trong 30 số Cửa Việt (bộ mới), là một bạn đọc và là cộng tác viên tôi thấy rằng Ban biên tập đã cố gắng đến mức cao nhất nhằm khai thác vốn tiềm ẩn về văn hoá Quảng Trị. Vốn văn hoá Quảng Trị là một kho tàng đồ sộ phần chưa được khai thác và xử lý. Hàng loạt truyện ngắn, ký, hàng loạt bài viết về các danh nhân, phong tục tập quán, di tích, danh lam thắng cảnh Quảng Trị, hàng loạt các bài hồi ức của các chứng nhân lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; tất cả đã thực sự là của Quảng Trị, là viết về người và đất của Quảng Trị, là cung cách làm ăn, phong tục tập quán, cách ứng xử, nếp suy nghĩ, là tâm lý, khí phách, cốt cách của người Quảng Trị trong lao động sản xuất, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các tác phẩm ấy, các tác giả viết cho Cửa Việt đã dần dần khai quật lên những mảng văn hoá của vùng đất “Ô châu ác địa” này, lay động được nhiều người đọc. Ở huyện Vĩnh Linh và một số bạn bè đồng đội tôi rất thích tìm đọc các bài trong chuyên mục “Hồi ức tư liệu kháng chiến” để tìm lại bóng dáng của chính mình và đồng đội mình trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến. Một số truyện ngắn của tác giả Trần Thanh Hà, Nguyễn Trung Hữu, Việt Hùng, Khánh Hà, Tống Phước Trị, Xuân Thiều.v.v.. đã gây ấn tượng tốt bởi tầm nhân văn của nó.
Rất nhiều bài trong tạp chí viết về lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, về danh nhân, tướng lĩnh, sư phụ về các ngành nghề hoặc các bài ký viết về người mẹ, chiến sĩ, một chị phụ nữ lận đận trong cõi đời, một lão dân quân thời chống Mỹ, một văn nghệ sĩ hoặc một bản làng heo hút miền Tây, một làng chài ven biển, một xí nghiệp, lâm trường, nhà máy…. đều cố gắng chuyển tải ấên người đọc những cung bậc khác nhau về văn hoá một vùng đất. Lóe lên sau những cung bậc ấy là những hạt nhân văn lấp lánh của lòng nhân ái, trọng nhân nghĩa, kiên cường trong chiến đấu, bền bỉ trong lao động sản xuất, thành kính đối với các bậc tiền bốí. Đó chính là ý thức hướng về cội nguồn, là cái nền vững chắc của văn hoá một vùng đất, là cái nét khác biệt của văn hoá một vùng đất… Trong số 30 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của đồng chí Cố tổng Bí thư Lê Duẩn, chưa có báo chí nào trong cả nước như Cửa Việt đã trình đăng một loạt bài và ảnh về quê hương và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Duẩn, người con ưu tú xuất sắc của quê hương Quảng Trị. Qua những bức ảnh và bài viết ấy, người đọc thấy được đồng chí Lê Duẩn, người con trung hiếu của nhân dân, nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng ta, người đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lý tưởng XHCN. Chuyển tải được một phần nội dung trên đến bạn đọc, rõ ràng Cửa Việt đã lấy điểm xuất phát là hướng về cội nguồn làm chủ đạo cho số báo của mình.
Có người nói Tạp chí Cửa Việt phần thơ hay hơn phần văn, nhưng cũng có người nói ngược lại văn hay hơn thơ, âu cũng là lẽ thường. Chẳng hạn có bốn người thường đến nhà tôi muợn tạp chí Cửa Việt đọc trong hai năm nay. Một ông là giáo viên trường Đảng hưu trí, một ông làm hội trưởng bảo thọ xóm, một cháu học sinh lớp mười, một chị khoảng 35 tuổi buôn bán cá. Cái tổ độc giả bất đắc dĩ này gồm năm người (tính cả tôi) cũng mỗi người có một sở thích khác nhau. Cháu học sinh nọ chỉ thích đọc thơ, trong khi ông giáo hưu trí lại cho rằng thơ khó hiểu. Còn chị bán cá chỉ thích có mục truyện ngắn và góc biển chân trời. Chị rất khoái nhân vật Tào Tháo trong phim truyền hình “Tam quốc diễn nghĩa”. Vừa xem phim xong liền được đọc bài “Tào tháo cười, Tào Tháo khóc” đăng ở Cửa Việt số 25 chị càng khoái hơn. Trong lúc hứng chị ta đem biếu tôi mấy con cá nói là “nhờ chú cho mượn sách (chị ta vẫn quen gọi tạp chí là sách) mà cháu thấy cái ông Tào Tháo quá giỏi”. Lẽ ra món quà đó phải biểu tác giả bài báo là Vương Thừa Ân hay BBT tạp chí những người làm ra sản phẩm thì hợp lẽ hơn. Xem thế mới năm người đọc đã có mười ý nhưng vẫn gạn lọc được một ý chung mà theo lời ông giáo hưu trí là Cửa Việt nói nhiều về người Quảng Trị, đất Quảng Trị, càng đọc càng thương người Quảng Trị mình cực quá.
Từ ngày về hưu đến nay, quỹ thời gian tương đối lớn, tôi có điều kiện theo dõi tương đối đều buổi “phát thanh văn nghệ” và “đọc truyện đêm khuya của đài TNVH” thấy trong mục điểm báo văn nghệ địa phương họ thường nhắc đến Cửa Việt với thời lượng kha khá. Khen cũng nhiều, chê cũng có. Đó là việc thẩm định và quyền của BBT văn nghệ đài TNVN tôi không dám có ý kiến gì nhưng phải nhắc lại rằng riêng trong năm 1996, BBT buổi “phát thanh văn nghệ” đã cho đọc đến 10 truyện và ký của các tác giả Đinh Như Hoan, Lê Đức Dục, Lê Nguyên Hồng, Y Thi, Trần Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Chiến, Trần Biên… trong đó có tác giả được đọc 3 bài Lê Nguyên Hồng, 2 bài như Đinh Như Hoan. Điều đó nói lên rằng chất lượng của tạp chí ngày càng được nâng lên, cái riêng của bản sắc văn hoá Quảng Trị đang được giao lưu hoà nhập với cái chung của văn hoá dân tộc. Và bởi cái riêng ấy nằm trong một cặp phạm trù nên khẳng định rằng bản sắc văn hoá vùng đất Quảng Trị chúng ta phản ánh và làm phong phú, sinh động thêm bản sắc văn hoá dân tộc.
Những cái tạp chí Cửa Việt làm được thật đáng tự hào và trân trọng. Với chức năng của mình, các anh chị không quản ngại khó khăn, tháng này qua năm khác đào bới vào một vùng đất, lật lên những “vỉa quặng văn hoá” quý, góp phần mình vào cùng các ngành văn hoá truyền thống khác của tỉnh nhà như Bảo Tàng. Báo Quảng Trị, Đài PTTH Quảng Trịv.v… gìn giữ và phát huy di sản văn hoá truyền thống phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới của Đảng. Từ cách xem xét đó, tôi tin tưởng rằng sau 10 năm, 20 năm, 50 năm nếu ai đó làm cái việc bổ đọc tạp chí này ra thì mỗi một chuyên mục sẽ thành một bộ tư liệu rất bổ ích cho nhiều đối tượng và đặc biệt là các nhà Quảng Trị học.
Tuy nhiên người đọc vẫn mong muốn Cửa Việt gắng sức hơn nữa, khai phá sâu hơn nữa bản sắc văn hoá một vùng đất. Còn nhiều vấn đề văn hoá Quảng trị, tạp chí Cửa Việt đang bất cập. Hãy còn đọng lại đó một làng chiếu Lâm Xuân (không thua kém gì chiếu Nga Sơn, Thanh Hoá), một làng rượu Kim Long (chắc chi đã kém rượu làng Vân nổi tiếng ở Hà Bắc), một làng khảm xà cừ Cát Sơn, một bánh sắn Vĩnh Linh, một hồ tiêu Gio Linh, một nước mắm Cửa Việt .v.v… và v.v… mãi mãi là niềm tự hào của người Quảng Trị, là văn hoá Quảng Trị kết tinh lại từ ngàn xưa còn đến hôm nay nhưng chưa có sức thuyết phục. Rồi là một câu hỏi đang treo lơ lửng chưa có lời giải đáp, tại sao hầu hết các nghệ sĩ ca Huế hay lại là người Quảng Trị. Phanh phui những vấn đề ấy ra cho rõ ngọn nguồn là một việc làm rất thú vị và bổ ích. Bạn đọc đang mong chờ ở Cửa Việt. Rồi thì sử dụng, phát huy cái bản sắc văn hoá một vùng đất ra sao đây, bạn đọc cũng đang mong ở Cửa Việt có những định hướng khả thi.
Bản sắc văn hoá vùng đất Quảng Trị chúng ta vô cùng quý và có một sức sống bền vững. Cái linh hồn của bản sắc văn hoá ấy đã làm nên và hoàn thiện nhân cách cho hàng triệu lượt người Quảng Trị suốt từ thuở khai thiên lập địa đến bây giờ, nhờ vậy mà họ trụ lại vững vàng trên mảnh đất đầy sóng gió và bom đạn này. May thay trong số hàng triệu lượt người đó có tôi, một người không sinh ra ở đây nhưng trưởng thành lên, hoàn thiện lên từ vùng đất này. Nên chỉ tha thiết mong các anh chị tạp chí Cửa Việt cố gắng đào xới sâu hơn nữa, khó nhọc hơn nữa, lấy được nhiều “quặng” văn hoá quý phục vụ bạn đọc tốt hơn và xin đừng vì lý do nào đó để cuả quý chìm vào quên lãng hay trôi theo dòng ra Cửa Việt tan vào biển thì thật là phí hoài, là mang tội với người đã khuất.
T.B