Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Xuân càng tới, nhạc xuân càng mới

T

hực ra, mùa xuân có trước loài người. Có lẽ, lúc đó, nhạc xuân chỉ là hoà điệu những giọng hót của loài chim trên nền của tiếng suối róc rách vùng núi, tiếng dòng sông chảy vùng đồng bằng và tiếng rì rầm đại dương của vùng biển. Lịch sử âm nhạc bắt đầu cùng lịch sử loài người. Loài người càng phát triển thì âm nhạc cũng phát triển theo. Và khi ấy, xuân càng tới, nhạc xuân càng mới. Nhưng có lẽ, những bản nhạc xuân mà đến nay chúng ta còn nghe được thì chỉ có thể là những bản nhạc xuân từ thế kỷ XVII - gọi là thời kỳ âm nhạc tiền cổ điển. Giữa nhiều nhạc sĩ nổi tiếng của thời kỳ này như Monteverdi, Johann Sebastien Bach, G.F Henden… A. Vivaldi là một trong những nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ violon của nước Ý khai sinh ra thể loại conerto để rồi sau đó thể loại này trở thành phổ cập ở Đức và Anh. Thể loại Conerto cho phép một người độc tấu được trổ hết tài năng điêu luyện trên nền nhạc đệm của dàn nhạc. Là công dân thành Venexia (Ý), A. Vivaldi chịu ảnh hưởng lớn lao các lễ hội dân gian và âm nhạc của vùng đất này. Âm nhạc của Vivaldi nghe dễ thương, dí dỏm. Đó chính là đặc điểm sáng tạo của A. Vivaldi với trên 600 conerto cùng những tiêu đề có ý nghĩa. Bản conerto đầy kịch tính của ông thì mang tên bảo táp. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bốn conerto viết về bốn mùa mà ta thường gọi chung là conerto “bốn mùa” của A. Vivaldi. Trong đó, bản mùa xuân được giới thiệu thật hay: “Mùa xuân đến, chim muông vui mừng ca hát chào xuân. Những con suối reo róc rách. Mây đen kéo đầy trời. Sấm sét cũng báo hiệu mùa xuân về. Và rồi chim non lại ca hát ngọt ngào. Trên bãi cỏ, chú bé chăn dê ngủ ngon dưới gốc sồi xào xạc lá xanh, bên cạnh là con chó trung thành của chủ. Những nàng tiên nhảy múa với điệu nhạc đồng”. “Bốn mùa” của A. Vivaldi là mẫu mực tuyệt diệu của loại “âm nhạc hội hoạ” thời ấy. Bản “Mùa xuân” ám ảnh đến mức một dạo, Truyền hình Việt Nam đã sử dụng làm nhạc hiệu của chương trình “Dự báo thời tiết”.

Trong thời âm nhạc cổ điển Viên, thần đồng âm nhạc W.A Moart tuổi Bính Tý (1756) qua rất nhiều tác phẩm của mình giai điệu nhạc xuân đã luồn sâu vào đó một cảm xúc hồn nhiên, một rung động trong trẻo. Qua bậc thầy này, một bài thơ của Obec đã được phổ nhạc thật xinh xắn thành ca khúc “Khát vọng mùa xuân” mà có lẽ trên thế giới này, không ai yêu âm nhạc là không thuộc nó như thuộc thời tiết khi xuân về, sương sớm long lanh trên những chồi non xanh biếc.

Này mùa xuân ơi đến mau đây

Về cho thêm xanh lá cây rừng

Trở về dừng bên suối trong lành

Nhìn hoa tươi đang hé tưng bừng

 

Khao khát mùa xuân yên vui lại đến

Sẽ thấy muôn hoa đẹp xinh

Này thời gian ơi! Những tháng năm đợi chờ

Đến đây ta đang mong chờ

Ca khúc được viết ở thể hai đoạn đơn nhưng không phải là A và B mà là A và Á, có nghĩa là đoạn thứ hai ẩn chứa nét mô phỏng của đoạn thứ nhất. Mỗi đoạn chỉ có hai câu mà mỗi câu gồm hai tiết nhạc. Kiệm lời đến cô đọng khi câu đầu và câu thứ hai mô phỏng gần giống nhau, chỉ khác nốt kết của câu đầu ở trung âm, còn câu thứ hai ở chủ âm. Đoạn hai có câu đầu dâng lên cao trào chất ngất của mùa xuân. Câu sau lại ẩn chứa khát vọng như mong rằng xuân này qua, thì xuân khác hãy mau tới. Cấu trúc này đã được nhạc sĩ Văn Cao tài danh của ta sử dụng rất khéo léo để viết ra ca khúc “Làng tôi” cũng là nhịp Valse như thế. Điều đó khiến cho “Làng tôi” của Văn Cao rất được các nước trên thế giới ưa chuộng. Năm 1982 khi sang thăm Đức, Văn Cao đã lặng người và ứa nước mắt khi nghe giai điệu làng tôi của mình được hát vang ở nhà thờ một căn làng nhỏ bé.

Đến thời kỳ của chủ nghĩa lãng mạn, nhạc xuân càng dào dạt F. Schubert đã có một liên ca khúc viết trong bốn năm ròng bao trùm những tình cảm bi thương. Thế giới mùa xuân tươi mát trong ca khúc “Giấc mơ mùa xuân” đã trôi qua, nhường chỗ cho những nỗi buồn, nỗi hoài nghi. Bên cạnh F. Schubert là R. Schumaur. Ngoài việc ông có bản “Réverisr” nổi tiếng mà trong đĩa “chat với Mofart” của Mỹ Linh thì nhạc sĩ Dương Thụ đã đặt tên là “Những ngày mộng mơ” với lời ca đặt về mùa xuân: “Mộng mơ một ngày xuân sang…” (Cũng trong đĩa này, có trích đoạn Opéra “Hoàng tử Igor” của A. Borodin  nhà soạn nhạc Nga thuộc nhóm 5 người với tiêu đề “Sớm này, mùa xuân”, những năm cuối đời, R. Schumanr còn viết hẳn một giao hưởng mang tên “Mùa xuân” cung si giáng trưởng sau khi cưới nàng Clara kiều diễm - một nghệ sĩ piano lừng danh. Ở “Mùa xuân”, R. Schumanr tiếp tục đổi mới truyền thống cổ điển trong nhạc giao hưởng. Ông đưa vào những đường nét mới nhưng chưa hoà thiện được sự mới hẳn của lãng mạn. “Mùa xuân” hiện lên những cảnh trí, những ước mơ trữ tình sinh động, sáng sủa. Nguyên tắc đơn chủ đề và khuynh hướng một chương được thể hiện rõ trong “mùa xuân” của R. Schumanr. Vào năm 1854, R. Schumanr bị khủng hoảng tâm lý, ông giao tiếp với thần linh, nói năng lảm nhảm, trốn khỏi bệnh viện tư nhảy xuống dòng sông Ranh, may được vớt lên đưa vào nhà thương điên và qua đời ở đó vào năm 1859. Cũng trong thời kỳ này, có nhạc sĩ Nga P.I. Tchai Kovsky lại lặp lại chủ đề “Bốn mùa” được viết qua 12 tháng của một năm chứa chan tinh thần Nga. Mỗi tháng trong “Bốn mùa” của P.I. Tchai Kovsky đều có tiêu đề như tháng ba thì có tiêu đề là “Trên chiếc xe tam mã”. Là người tiếp thu văn hoá Tây Âu, P.I. Tchai Kovsky đã “Châu Âu hoá” “thế giới hoá” âm nhạc Nga. Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn những chuẩn mực nhạc cổ diển với tình cảm Slave sôi động. Nghe “Bốn mùa” của P.I. Tchai Kovsky, ta có thể tưởng tượng ra thiên nhiên Nga đúng như Nhà văn A. Prisivin đã tả trong “Bốn mùa-lịch thiên nhiên”. Thấy trong “Bốn mùa” mênh mang một tình yêu tổ quốc Nga bất diệt và thánh thiện.

Đến thời kỳ chủ nghĩa hiện đại của thế kỷ XX, lại một nhạc sĩ người Nga khác. I. Stravinsky đã bằng một tác phẩm viết bằng mùa xuân mà chuyển hệ toàn bộ tư duy của thời kỳ sau lãng mạn, cận đại sang chủ nghĩa hiện đại. I.Stravinsky sinh năm Nhâm Tý (1882) ở Saint-Peter bourg. Thấm nhuần tư tưởng dân tộc học đến tận gốc rễ, cảm hứng từ nguồn âm nhạc dân gian đầy tính biểu cảm duyên dáng của nước Nga, I. Stravinsky đã viết “Mùa xuân thần thánh” với một phong cách mới mẻ đến liều lĩnh, táo bạo đã khẳng định tầm vóc hàng đầu thời đại. Khi ra mắt bản “Mùa xuân thần thánh” tại Nhà hát Chanps Elysées ở Paris, sự cố bắt đầu khi những nốt nhạc đầu tiên vang lên ở quãng âm quá cao đối với kèn bassoon khiến cho nhà soạn nhạc cận đại C. Saint-Saens (đã từng tới Côn Đảo Việt Nam để viết tác phẩm “vũ khúc thần chết”) bị xốc, đùng đùng bước ra ngoài và lớn tiếng phàn nàn về việc sử dụng sai nhạc khí. Nhạc của I. Stravinsky kế thừa từ N. Rimsky- Korsakov đã thử nghiệm với hầu hết mọi kỹ thuật thể hiện của âm nhạc thế kỷ XX: Điện tính, phi điện tính 12 cung. Ông vừa tái tạo lại và vừa cá nhân hoá, từng hình thức trong khi vừa đưa phong cách giai điệu của những thời đại trước vào thời đại mới. Nhà văn Cu Ba A. Cacpentic đã lấy tên tác phẩm này đặt tên cho tiểu thuyết của mình vì quá yêu “Mùa xuân thần thánh”. I. Stravinsky đã tạo ra cuộc đổi mới hoàn toàn, triệt để, bên cạnh sự phát triển của bản thân không bao giờ ngừng lặng.

Giờ đây, khi toàn nhân loại đang ca vang “Happy New Year” của nhóm ABBA xuyên thế kỷ để chào đón những mùa xuân mới của thế kỷ mới, thiên kỷ mới thì vẫn có biết bao các nhà soạn nhạc đang đi tìm giọng điệu mới của âm nhạc trong những mùa xuân tương lai. Đó là cuộc tìm tòi phản ảnh khát vọng và nỗi kinh hoàng của con người trong vũ trụ, những thiên hà âm thanh và lấp lánh lân tinh của Ligieti (Hongaric), trường ca phi điệu thức của Lu toslarsky (Ba Lan), “Khổ hình theo thánh ca” Penderecky (Ba Lan) hay chương trình nghiên cứu phối hợp âm học và âm nhạc (Ircam) của P. Bouler (Pháp). Nhưng biết đâu, sau khi tìm kiếm đến tột đỉnh, con người lại trở về với những giai điệu xuân đẹp đẽ xa xưa như điệu “Tứ quý” trong chèo cổ Việt Nam.

N.T.K

 

Nguyễn Thụy Kha
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 161 tháng 02/2008

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground