Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

"Cá cược" với... sông

Hàng trăm năm nay, đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) vẫn duy trì phong tục xúc cá đoán vận mệnh. Mà “vận mệnh” này nó đến với đối tượng đặc biệt đó là cô dâu, ngay sau đám cưới. Cô dâu mang dụng cụ xúc cá xuống suối để cầu may cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ, nhiều người còn gọi phong tục này là cá cược với… sông!

Đặc sắc đám cưới của người Vân Kiều

Đám cưới của người Vân Kiều có nhiều điểm đặc sắc mang giá trị văn hóa và nhân văn, trong đó có “lễ khơi”. Thường đồng bào Vân Kiều tổ chức “lễ khơi” khi họ đã về già, tầm 50 - 60 tuổi, có những trường hợp hơn 70 tuổi.

Người Vân Kiều sau khi tổ chức đám cưới (lễ cưới diễn ra đầu tiên ở nhà riêng hoặc nhà cộng đồng, hội trường cưới… tương tự với đám cưới của người Kinh) họ vẫn chưa được xem là đã làm xong lễ nghi hôn nhân, bởi còn 2 lễ cưới sau đó. “Lễ khơi” là lễ cuối cùng, quan trọng nhất, với lễ này vợ chồng Vân Kiều mới làm xong nghĩa vụ hôn nhân, hai người mới thực sự được chính thức trở thành vợ chồng theo lễ nghi của bản làng, dòng họ, dân tộc mình.

Thường đôi vợ chồng đứng ra tổ chức “lễ khơi”, tức là bỏ tiền của để mua sắm lễ vật. Nhưng cũng có nhiều trường hợp vợ chồng khó khăn về kinh tế, đến đời con, thậm chí đời cháu đứng ra “chủ lễ” cho cha mẹ, ông bà để họ hoàn thành thủ tục hôn nhân.

Đám cưới của đồng bào Vân Kiều ngày nay đã có nhiều cải tiến để phù hợp với thời đại, phù hợp với đời sống văn hóa mới nhưng một số lễ nghi vẫn được duy trì, trong đó có “lễ khơi”.

Xúc cá... cầu may

Có nhiều chuyện buồn vui xung quanh tục “xúc cá cầu may” của cô dâu Vân Kiều, nó mang yếu tố tâm linh và ít nhiều tác động đến đời sống hàng ngàn người Vân Kiều sinh sống ở dãy Trường Sơn. Xúc cá cầu may là xúc vận mệnh hôn nhân, mà ở đây thiên hướng nghiêng về cô dâu, với quan niệm: chú rể luôn ở nhà mình, là cố định còn cô dâu có thể ở nhà chồng, có thể về nhà bố mẹ đẻ, là di động, đôi khi là bấp bênh.

Khu du lịch cộng đồng Tà Lao (Km 22 - xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)  nơi du khách trải nghiệm hông gian văn hóa, ẩm thực - Ảnh: Nông Văn Dân

Khu du lịch cộng đồng Tà Lao (Km 22 - xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) nơi du khách trải nghiệm hông gian văn hóa, ẩm thực - Ảnh: Nông Văn Dân

Để tìm minh chứng cho những điều thực hư, chúng tôi đã hỏi rất nhiều người đàn ông, họ bảo: Phong tục xưa nay phải làm thì làm, không cần cân nhắc nhiều. Hỏi nhiều phụ nữ họ cũng nói: Xưa nay cô dâu về nhà chồng thường xuống suối xúc cá cầu may, trước làm thì nay làm. Chúng tôi lại hỏi, như thế việc cầu may (được may - không may) nó có thể hiện đúng với cuộc sống (may mắn - không may mắn) trong hôn nhân vợ chồng không? Nhiều người lắc đầu chẳng nói. Có người bảo giữa nước lớn chảy vù vù như thế nhưng vợ tôi đã xúc được một hòn đá, chúng tôi sống rất hạnh phúc.

Theo quan niệm của người Vân Kiều, nếu cô dâu xúc được: đá, ba ba, cá có vảy nhám… thì hôn nhân bền chặt. Vì những vật này tượng trưng cho sự không hoặc ít di chuyển: đá - ở một chỗ, cô dâu sẽ ở nhà chồng mãi mãi; ba ba - di chuyển chậm, cô dâu sẽ đi xung quanh nhà; cá có vảy nhám - cô dâu mắc vào nhà chồng như con cá mắc vào tấm lưới, hôn nhân sẽ bền chặt. Ngược lại, nếu cô gái xúc phải cá da trơn, đặc biệt là những con vật nhảy như ếch nhái thì sớm muộn gì cô dâu ấy cũng bỏ chồng đi nơi khác hoặc về nhà bố mẹ đẻ.

Trao đổi với chúng tôi về lễ tục này, bà Hồ Thị Thương, Chủ tịch Liên hiệp Hội phụ nữ xã Tà Long cho hay: “Từ nhiều đời nay, đồng bào Vân Kiều vẫn duy trì tục xúc cá đoán vận mệnh. Nếu con cá đầu tiên là các loại cá có vảy nhám và đặc biệt là xúc được cá trắng thì hôn nhân đó rất bền lâu, viên mãn, nếu là cá trơn thì hôn nhân không tốt, không bền. Tuy nhiên, lễ tục này còn để họ hàng hiểu hơn về cô dâu, để cô dâu sẽ hòa nhập với chị em bên chồng hơn vì việc xúc cá đòi hỏi sự giao tiếp, phối hợp giữa nhiều người, nó đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo…”.

Vĩ thanh

Đi dọc suốt dãy Trường Sơn, ở đâu có đồng bào Vân Kiều, chúng tôi đều hỏi đến tục “xúc cá cầu may”, đa số đồng bào Vân Kiều đều cho hay phong tục này vẫn được duy trì. Có một số nơi, nhất là đối với lớp trẻ thì cho rằng đây là lễ tục không cần thiết nhưng khi đám cưới chính họ cũng thực hiện tục này.

Thiết nghĩ, “xúc cá cầu may” là lễ tục đẹp, nó mang giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Vân Kiều. Tuy nhiên, để tin hoàn toàn vào những may mắn hoặc không may mắn trong việc xúc cá đoán vận mệnh là điều không nên. Có chăng là hãy tin vào điều may mắn. Với những cô dâu khi xúc cá không được may mắn thì nên tin rằng hạnh phúc vợ chồng ngoài yếu tố rủi ro khác thì phần lớn phải được vun đắp từ đời sống vợ chồng, gia đình và con cái. 

H.H.L

HOÀNG HẢI LÂM
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 339

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground