Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

 “Cá thiêng” của đồng bào dân tộc Vân Kiều 

LÊ MINH HÀ 

Dòng sông Sê Băng Hiêng, nơi lưu giữ nhiều ký ức chiến tranh cũng là dòng sông nhuốm màu sắc huyền thoại về loại “cá thần” trong chuyện kể của người Vân Kiều dọc dãy Trường Sơn. Trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, vượt đèo Sa Mù bảng lảng sương khói, chúng tôi đến Sê Băng Hiêng hít thở không khí trong lành của một ngày đầu tháng tám, và nghe câu chuyện kể nhuốm màu huyền thoại…

Những con sông, nơi khởi nguồn sự sống

Quảng Trị có hơn 5 ngàn người dân tộc Vân Kiều sinh sống. Bên trong những nếp nhà sàn đơn sơ mộc mạc, bên trong những con người giản dị chân thành là những câu chuyện tâm linh giải thích nguồn gốc của sự vật, sự việc… liên quan đến sự ra đời, sự sống của người Vân Kiều. Mấy ngàn năm, cuộc sống có rất nhiều thay đổi, song nhiều câu chuyện tưởng như huyền thoại mà người Vân Kiều vẫn lưu truyền mãi cho đến tận ngày nay.

Sông Sê Băng Hiêng chảy qua huyện Hướng Hóa là nơi trú ngụ của loài cá Dar - Ảnh: T.L

Sông Sê Băng Hiêng chảy qua huyện Hướng Hóa là nơi trú ngụ của loài cá Dar - Ảnh: T.L

Ông Hồ Văn Đăng, một bậc cao niên ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt bảo: “Muốn biết về loại cá lạ này thì tới sông Sê Băng Hiêng, con sông chảy ngược về Lào, ở đây có rất nhiều cá thần, cả lớn và nhỏ”. Dòng Sê Băng Hiêng nước trong xanh tựa ngọc. Ngoài những huyền thoại về tình yêu sông núi, sông này còn là nơi sinh sống chủ yếu của loài cá da trơn (người Vân Kiều gọi cá Dar), là “cá thần”, là “người thân” của họ.

Với người Vân Kiều ở Quảng Trị, việc sinh tồn rất đỗi tự nhiên, nguồn nước được xem là quan trọng nhất. Cũng bởi thế, nên việc chọn nơi ở, nơi lập bản làng đều dựa vào nguồn nước, sau đó là đồi núi. Bản làng dựa lưng vào đồi núi để mong thần núi che chở. Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của họ, không có nước là chết, nước còn hơn cả ăn. Người Vân Kiều chọn nơi có nước để ở mong rằng thần sông, thần suối cưu mang.

“Cá thần” của đồng bào Vân Kiều

Người bản địa gọi loài “cá thần”. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì "cá thần" còn nhiều tên khác nhau, tùy theo vùng miền: cá I Rắc, cá Úc, cá Dar, Xia xing yêng, Xăng yêng, Hoàng Đế, Bôi, Ta côi... người Vân Kiều ở Cù Bai (xã Hướng Lập) gọi đây là cá I Rắc, loại cá rất giống với cá lăng đuôi đỏ ở đồng bằng, thân dài của con trưởng thành hơn 70 cm và nặng đến 10 kg, có con hơn. Nó có hai chiếc râu bằng chiều dài của cơ thể.

Tương truyền rằng, đây là hóa thân của một người con gái. “Ngày xưa, trên đỉnh núi trước mặt làng có hai chị em mồ côi sống với nhau. Người chị rất thương yêu em trai nhưng người em lại ngang ngược, hay đi lang thang dọc rừng sâu núi thẳm mặc người chị lo lắng. Chị bảo ban không nghe nên chị xuống suối khóc cạn nước mắt. Về sau thì chị chết và biến thành loài cá mà người ta gọi là cá I Rắc ngày nay”.

Cá Dar - loài

Cá Dar - loài

Ông Vỗ Theng, 80 tuổi, người Vân Kiều ở thôn Xà Bai, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, cho chúng tôi biết thêm: “Chuyện người chị gái buồn em trai mà chết biến thành cá được nhắc từ xưa đến nay và người Vân Kiều tin vào chuyện đó. Người ta còn kể, ở sông Sê Băng Hiêng, mỗi đêm trăng sáng, người chị nhớ em ngoi lên mặt nước để gặp em, người em trai cũng đến đây gặp chị. Một năm vài lần, người chị muốn trở về với em cũng không được, vì đã biến thành cá Dar và đã lấy vua cá”.

Từ câu chuyện nguồn gốc này, đồng bào Vân Kiều quan niệm ăn thịt cá Dar sẽ bị ốm nặng, nhìn thấy cá Dar phải lo lễ cúng nếu không sẽ gặp điềm chẳng lành.

Cổ tích dần phai

Câu chuyện về loài cá huyền thoại này có lẽ ngàn năm sau vẫn tồn tại. Nhưng cá Dar ngày càng biến mất bởi sự đánh bắt, bất chấp vấn đề tâm linh. Thiết nghĩ, mọi người hãy chung tay bảo vệ loài cá từng được người Vân Kiều gìn giữ, bảo vệ như những người thân.

Được xem là loài vật thiêng, là “cá thần", nhưng cá Dar ngày dần biến mất cùng với thời gian bởi nhiều người (trong đó có cả người Vân Kiều) đã đánh bắt cá Dar.

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, dân tộc Vân Kiều, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã có rất nhiều năm tìm hiểu về loài cá này chia sẻ thêm: “Được xem như là hiện thân của người quá cố, khi hóa kiếp thành loài cá nên hầu hết người Vân Kiều không ăn loài cá này. Thậm chí khi đi thả lưới mà gặp loài cá này thì về nhà phải làm lễ xin thứ tội nếu không là người đánh cá hoặc những người trong gia đình họ gặp ốm đau, bệnh tật”.

L.M.H

LÊ MINH HÀ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 336

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground