Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bài văn bia về sông Vĩnh Định ở Quảng Trị của vua Minh Mệnh

1.Vài nét về sông Vĩnh Định

Sông Vĩnh Định là con sông đào thuộc tỉnh Quảng Trị, sông này được khơi dòng, nạo vét dưới thời Minh Mệnh và Thiệu Trị. Tên gọi Vĩnh Định bắt đầu thời Minh Mệnh, với tầm quan trọng trong việc tưới tiêu và vận chuyển lưu thông hànghóa quan trọng, con sông này đã được khắc trên Cửu Đỉnh:

Đào sông Vĩnh Định ở Quảng Trị. Quảng Trị trước có đường kênh từ Trung Đơn đến La Vi, rồi nhiều cát lấp thành nông cạn, thuyền bè khó đi. Vua muốn thông đường vận chở, trước sai giám thành Đỗ Phúc Thịnh đến xem xét. Bèn bàn khai đường kênh mới từ Quân Kinh đến Trung Đơn (dài hơn 1.720 trượng, mặt nước rộng 6 trượng là cùng). Đến nay mới sai Phó đô thống chế Phan Văn Thuý trông coi việc đào sông, cấp cho cờ khâm sai và bài phụng chỉ để thêm trọng sự thể. (Từ sau có việc sai phái đặc biệt đều cấp cho cờ bài). Phát 3.700 người dân Thừa Thiên và Quảng Trị đến đào, hậu cấp tiền gạo (mỗi người mỗi tháng cấp tiền 5 quan gạo 2 phương 15 uyển). Vật liệu cần dùng thì quan phải mua, không được lấy ở dân... Khi đào xong, cho tên là sông Vĩnh Định”. 1, tr 411

Sau khi đào sông xong, vua làm một bài thơ về việc này và cho khắc vào đá dựng ở bên bờ sông. Đến thời vua Thiệu Trị, việc nạo vét khơi thông dòng chảy cũng được tiến hành, do đó cũng chính tại bến sông này, hiện này vẫn còn 2 tấm bia đá, một là của vua Minh Mệnh, một là của vua Thiệu Trị. Hai tấm bia này khắc 2 bài thơ ngự chế, nhân việc đào sông mà ghi lại việc lớn. “Sai bộ Công dựng bia ở bên bờ sông, khắc 1 bài thơ của vua làm, ghi việc sông Vĩnh Định”. 2, tr 977

Vua Thiệu Trị khi Bắc tuần đến địa điểm này cũng đã làm 1 bài thơ, bài thơ này được in trong Ngự chế Bắc tuần thi tập*  Ngự chế thi sơ tập.

Việc đào sông Vĩnh Định và nhiều con sông khác dưới triều Nguyễn cốt để phục vụ cho nông nghiệp và giao thương hàng hóa, tiêu úng vào mùa lũ và tưới tiêu vào mùa khô. Vua Minh Mệnh từng nhận xét về tầm quan trọng của sông này, vua nói: “Đào sông Vĩnh Định cốt để làm lợi nghìn muôn đời không cùng, dân kia ý kiến hẹp hòi, há nên chiều theo lời xin. Duy họ đã lấy việc hại cho nghề nông để làm cớ nói, thì triều đình đâu nỡ khiết nhiên ngồi trông. Vậy chuẩn cho chiếu theo các dòng cảng cũ thuộc về địa phận các xã ấy, chỗ nào có cát lấp thì khơi cát đi, chỗ nào nông cạn thì khơi mở ra, thì ruộng lúa nhờ đó có nước tưới vào, mà nước mưa ngập cũng khơi ứ tắc. Việc làm ruộng chưa phải là không có lợi vậy.” 3, tr 837

Khi sông bị phù sa bồi lắng, dòng chảy bị ảnh hưởng, dẫn đến việc tưới tiêu, thuyền bè đi lại gặp khó khăn, việc công của nhà nước, việc tư của người dân đều gặp trở ngại, những lúc như vậy, các vua triều Nguyễn lại lệnh cho khơi thông. Vua Thiệu Trị nói rằng: “Sông Vĩnh Định bắt đầu khơi từ trong năm Minh Mệnh, công, tư đều lợi, nay lâu ngày bị nghẽn dần, nên liệu khơi sâu thêm để cho đường sông lưu thông mới được”. 4, tr 291

Hoặc khi có Quan bộ Công dâng bản trù tính của tỉnh Quảng Trị về công khơi nạo sông Vĩnh Định lên vua xem. Vua Thiệu Trị bảo rằng: “Con sông này nhiều chỗ bị nghẽn tắc, trẫm muốn cho khơi nạo một phen để được lưu thông một loạt, thực hiện cái kế khó nhọc một lần nhưng được lâu dài nhàn rỗi. Nay tỉnh ấy tâu bày rằng những đoạn sông nông cạn phần nhiều là bùn cát, khơi vét xong lại nổi nông, khó nhọc nhiều lắm, vậy hằng năm, xin cứ đến mùa hạ, tuỳ thế khơi nạo để được tiện cho dân. Vậy hãy chuẩn cho đến tháng hè sang năm, lại xem xét để làm, cho được tới chỗ thoả đáng”. 4, tr 393-394

Hàng năm, hoặc vài năm sau, lúc nào sông bị phù sa bồi lắng, các quan địa phương sẽ dâng tấu báo tình hình, có lần tỉnh Quảng Trị tâu nói: “Sông Vĩnh Định lâu ngày bồi lấp, xin thuê dân khơi vét”. Vua thấy mùa hạ nóng nực, công việc khó nhọc, chuẩn cấp tiền cho (mỗi người mỗi ngày 1 tiền). Còn những vật liệu cần dùng, cũng chiếu giá cấp cho. Nếu có chỗ nào bồi lấp nông lên, thì bắt phải khơi vét cho được lưu thông”. 4, tr 495

Mặc dù mỗi lần nạo vét sông khá tốn kém, song với tính chất quan trọng của nó, nên từ thời Thiệu Trị đến thời Tự Đức, con sông này đã được nạo vét nhiều lần, sách Đại Nam thực lục cho biết: “Sông Vĩnh Định (thuộc đạo Quảng Trị) nhiều năm bị cát bồi, vét khai tốn công hại của (từ năm Thiệu Trị thứ 3 đến nay, vét khai kể đã 4 lần, chi tiền hết 4.600 quan, gạo hơn 1.900 phương). Phủ thần Thừa Thiên xin lấy nhân dân những làng gần sông sung làm phu coi sông và người phu trưởng, cho trừ thuế thân và sai dịch, khiến cho tuỳ thời khơi vét, nếu còn úng tắc, thì cứ đem phu trưởng trị tội. Chuẩn cho theo lời xin mà làm”. 5, tr 506

Việc khơi sông Vĩnh Định đã xong. Vua phái Nguyễn Bỉnh và Nguyễn Đức Đạt đến khám và dựng bia ghi việc. 5, tr 942

2. Bài văn bia của vua Minh Mệnh được dựng bên sông Vĩnh Định

Nguyên văn bài văn bia của vua Minh Mệnh bên sông Vĩnh Định, vì thực tế do bia nhiều chỗ bị thủng lỗ chỗ nên dẫn đến tình trạng mất chữ. Chỗ mất chữ chúng tôi xin được dùng kí hiệu “™”, mỗi một kí hiệu “™” tương ứng 1 chữ bị mất. Vì bài văn bia trên thực địa bị mất quá nhiều nên chúng tôi không dịch nguyên văn bài văn bia này, mà chúng tôi chỉ xin dịch đoạn cuối về việc vua thượng dụ cho tỉnh Quảng Trị về việc lập bia, đoạn này trong ngự chế thi không có, còn nguyên văn bài văn bia, để bổ khuyết chúng tôi xin căn cứ vào Ngự chế thi để dịch.

上諭廣治永定河成千 ……(17)年向來未製碑文此次巡幸廣治過此河曾御製一章以誌

其事著工部 …………(18)碑即將御製詩勒于其上以代碑文建立河千永留貞玟可也

欽此

明命十 ……(19)七月二十九日

Phiên âm:

Thượng dụ Quảng Trị Vĩnh Định hà thành thiên… niên hướng lại vị chế bi văn. Thử thứ tuần hạnh Quảng Trị, quá thử hà tằng ngự chế nhất chương dĩ chí kì sự, trứ Công bộ… Bi tức tương Ngự chế thi lặc vu kì thương, dĩ đại bi văn kiến lập hà thiên lưu vĩnh trinh mân khả dã.

Khâm thử

Minh Mệnh thập… thất nguyệt nhị thập cửu nhật.

Dịch nghĩa:

Thượng dụ cho tỉnh Quảng Trị, sông Vĩnh Định hoàn thành dài ngàn… từ trước đến nay chưa từng có ngự chế văn bia. Lần này tuần hành Quảng Trị đi qua chốn sông này, đã từng làm một bài thơ để ghi lại, Bộ Công... lập tức mang bài ngự chế thi khắc lên trên đá để thay bài văn bia về việc xây dựng sông, để lưu lại đến ngàn năm cũng được vậy. Hãy tuân đấy.

Ngày 29 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ (…)

Nguyên chú:

(a): 此處原™™™, ™™™™, ™™™™™(20)下多浮沙噴上. ™™™(21)聖遞年頻™™™™™(22)以通運道, ™™™™(23)以卒成馴. ™™(24)命初年芳榔詩™™™™™(25)乾涸甚至徒™™™™™(26)船艘以人代™™™™™ (27)之重念廣治為畿輔近地,™™™™™™(28)關匪細爰於明命™™™™™(29)軍後營副™™™(30)潘文璻雇撥民夫三千七百™™™™™(31)起至勻涇社止長™™™™™(32)三丈零成十二里有奇曲者直之淺者™(33)之前™, ™™™™(34)八日始成™™™™™™™™™™™™™™™™™™(35)二萬™™™™™(36)方以期™™™™™(37)國帑™™(38).

Phiên âm:

Thử xứ nguyên ™™™, ™™™™, ™™™™™hạ đa phù sa phún thượng. ™™™ thánh đệ niên tần ™™™™™, dĩ thông vận đạo, toàn ™™™™ dĩ tốt thành thuần. ™™ Mệnh sơ niên Phương Lang, Thi ™™™™™ can hạc, thậm chí đồ™™™™™ thuyền sưu dĩ nhân đại ™™™™™ chi trọng, niệm Quảng Trị vi kì phụ cận địa, ™™™™™™ quan phỉ tế, viên ư Minh Mệnh ™™™™™ quân hậu doanh Ph󠙙™ Phan Văn Thúy cố bát dân phu tam thiên thất bách ™™™™™ khởi chí Quân Kinh xã, chỉ trường nhất ™™™™™ tam trượng, linh thành thập nhị lý, hữu kì khúc giả, trực chi thiển giả, ™ chi tiền ™, ™™™™ bát nhật thủy thành, ™™™™™™™™™™™™™™™™™™ nhị vạn ™™™™™ phương, dĩ k젙™™™™phí quốc thảng phất cận dã.

(b): 河長™™™™™(39)言十里™™™™(40).

Phiên âm:

Hà trường ™™™™™ ngôn thập lý ™™™™.

(c)自古大禹浚川之後南北歷朝™™™(41)世所常™™™™™™™™(42)人或为民事而弗靳費以此為異™(43)其用心則大™™™™. ™™™(44)而是非™(45)毀各別云此河自開浚以來屈指已十有二年矣商賈往來舳艫相接™™™™(46)利為何如哉.而御舟則七年與去年及今曾三次經由年耳則為己為人自有公議™™™™™(47). 茲鑿輅所臨觸景感懷親製一章以誌原委云耳.

Phiên âm:

Tự cổ Đại Vũ tuấn xuyên chi hậu, Nam Bắc lịch triều tạc ™™™, thế sở thường ™™™™™™™™ nhân, hoặc vi dân sự nhi phất cận phí, dĩ thử vi dị nhĩ. ™ kì dụng tâm tắc đại ™™™™. ™™™ nhi thi phi ™ hủy các biệt vân. Thử hà tố tự khai tuấn dĩ lai, khuất chỉ dĩ thập hữu niên hĩ. Thương cổ vãng lai, địch lô tương tiếp, ™™™™ lợi vi hà như tai. Nhi Ngự chu tắc thất niên dữ khứ niên cập, kim tằng tam thứ kinh do niên nhĩ. Tắc vi kỉ vi nhân tự hữu công nghị, ™™™™™. Tư tạc lộ sở lâm xúc cảnh cảm hoài, thân chế nhất chương dĩ chí nguyên ủy vân nhĩ.

Chú thích:

Những chữ dưới đây là bổ khuyết cho những chữ bị thiếu trong bài văn bia trên thực địa của vua Minh Mệnh.

(2)  竟被: cừ, cánh bị

(3) 往來船 : vãng lai thuyền cơ

(4) 屢開: lũ khai

(5) 一時勞: nhất thời lao

(6)僱夫即起工 , 發帑急修治: cố phu tức khởi công, phát nô cấp tu trị

(7): thập

(8): quốc

(9)行易: hành dị

(10)也識: dã thức

(11): ngã

(12)為人異: vị nhân dị

(13): khách

(14)常過 , 御舟三兩至: thường quá, ngự chu tam lưỡng chí

(15)自評 , 弗若: tự bình, phất nhược

(16)略敘: lược tự

(17)Không xác định được chữ bị mất (phần này trong ngự chế thi không in)

(18)Không xác định được chữ bị mất ( phần này trong ngự chế thi không in)

(19)Không xác định được chữ bị mất (phần này trong ngự chế thi không in)

(20)有小江, 惟淺且狹, 復屈曲縈迴: hữu tiểu giang, duy thiển thả hiệp, phục khuất khúc oanh hồi

(21)前朝列: tiền triều liệt

(22)發兵民開浚: phát binh dân khai tuấn

(23)復淤塞難: phục ứ tắc nan

(24)至明: chí Minh

(25)翁等社一帶: ông đẳng xã nhất đái

(26)步可步往: bộ khả bộ vãng lai

(27)運公之苦: vận công chi khổ

(28)若水路不通所: nhược thủy lộ bất thông sở

(29)陸年命神策: lục niên mệnh thần sách

(30)都統制: đô thống chế

(31)名從忠丹社: danh tòng trung đan xã

(32)千七百二十: thiên thất bách nhị thập

(33): thâm

(34), 三月零十: hậu, tam nguyệt linh thập

(35)命為永定河僱價共錢六萬四千六百餘貫米: mệnh vi Vĩnh Định hà cố giá cộng tiền lục vạn tứ thiên lục bách dư quan mễ

(36)九千四百餘: cửu thiên tứ bách dư

(37)萬民之利多費: vạn dân chi lợi đa phí

(38)弗靳: phất cận

(39)十二里有奇: thập nhị lý hữu kì

(40)舉成數耳: cử thành sổ nhĩ

(41)渠開河: cừ khai hà

(42)有或為遊觀以致勞: hữu hoặc vi du quan dĩ trí lao

(43): nhi

(44)相逕庭矣. 故一舉: tương kính đình hĩ. Cố nhất cử

(45): dự

(46)人民之樂: nhân dân chi lạc

(47)何須贅敘耶: hà tu chuế tự da

3. Nguyên văn bài thơ 過永定河留題 Quá Vĩnh Định hà lưu đề” của Minh Mệnh qua Ngự chế thi

Để tiến hành phục chế nguyên văn tấm bia, chúng tôi đã tiến hành đối chiếu văn bản học, may mắn thay nội dung tấm bia dựng bên sông Vĩnh Định lại được in trong Ngự chế thi tứ tập, quyển 8, tờ 25 - 26. Nội dung của bài thơ khắc in cỡ chữ lớn, còn phần chú thích được in chữ nhỏ hơn.

Dịch nghĩa:

Qua sông Vĩnh Định làm một bài thơ lưu lại (12 vần)

Nơi này nguyên đã có con lạch nhỏ, rút cuộc bị phù sa bồi lấp.

Ngăn trở việc đi lại của tàu thuyền, nguy cơ trở thành đất bằng.

Từng nghe trước đây mấy lần nạo vét, cuối cùng thành công không được như ý.

Há sợ vất vả khó nhọc nhất thời, cốt mong sao muôn đời hưởng lợi.

Thuê dân phu lập tức khởi công, cấp phát ngân khố để mau sửa trị.

Đào mười dặm đã thành sông, trong chín tuần đã hoàn thành.

Việc vận chuyển của nhà nước đã thông, thương khách đi lại dễ dàng.

Cũng biết là việc hợp với tình dân, nghĩ đi nghĩ lại lay động ý ta.

Trên thế gian có đúng có sai, vì mình vì người cũng khác.

Khách buôn vốn thường đi qua, thuyền ngự vài ba lần đến.

Việc gì phí lời bình phẩm, chẳng cần xôn xao bàn bạc.

Mưu tính đã rõ trong lòng ta, tạm làm bài thơ dài để ghi lại.

Nguyên chú:

(a): 此處原有小江, 惟淺且狹, 復屈曲縈迴下多浮沙噴上. 前朝列聖遞年頻發兵民開浚以通運道, 旋復淤塞難以卒成馴. 至明命初年芳榔詩翁等社一帶乾涸甚至徒步可步往來船艘以人代運公私之苦之重念廣治為畿輔近, 若水路不通所關匪細,爰於明命陸年命神策軍後營副都統制潘文璻雇撥民夫三千七百名從忠丹社起至勻涇社止長一千七百二十三丈零成十二里有奇曲者直之淺者深, 前後 三月零十八日始成命為永定河僱價共錢六萬四千六百餘貫米二萬九千四百餘方以期萬民之利多費國帑弗靳也.

Phiên âm:

Thử xứ nguyên hữu tiểu giang, duy thiển thả hiệp, phục khuất khúc oanh hồi hạ đa phù sa phún thượng. Tiền triều liệt thánh đệ niên tần phát binh dân khai tuấn, dĩ thông vận đạo, toàn phục ứ tắc nan dĩ tốt thành thuần. Chí Minh Mệnh sơ niên Phương Lang, Thi Ông đẳng xã, nhất đái can hạc, thậm chí đồ bộ khả thiệp, vãng lai thuyền sưu dĩ nhân đại vận, công tư chi khổ chi trọng, niệm Quảng Trị vi kì phụ cận địa, nhược thủy lộ bất thông, sở quan phỉ tế, viên ư Minh Mệnh lục niên mệnh Thần sách quân hậu doanh Phó Đô thống chế Phan Văn Thúy cố bát dân phu tam thiên thất bách danh, tòng Trung Đan xã khởi chí Quân Kinh xã, chỉ trường nhất thiên thất bách nhị thập tam trượng, linh thành thập nhị lý, hữu kì khúc giả, trực chi thiển giả, thâm chi, tiền hậu tam nguyệt linh thập bát nhật thủy thành, mệnh vi Vĩnh Định hà, cố giá cộng tiền lục vạn tứ thiên lục bách dư quan, mễ nhị vạn cửu thiên tứ bách dư phương, dĩ kì vạn dân chi lợi, đa phí quốc thảng phất cận dã.

Dịch nghĩa:

Nơi này nguyên có một dòng sông nhỏ, vừa cạn vừa hẹp, lại nhiều khúc cong, dưới sông nhiều phù sa bồi đắp. Các liệt thánh triều trước nhiều lần phát binh dân đề khơi thông dòng chảy vận chuyển được thông suốt, nhiều lần bị tắc nghẽn khó có thể hoàn thành được. Đến đầu đời vua Minh Mệnh các xã Phương Lang, Thi Ông một dải bị khô hạn, thậm chí có thể đi bộ vượt sông được, thuyền bè qua lại phải dùng người để vận chuyển việc công tư thật là khó nhọc. Nghĩ đến Quảng Trị là vùng đất phụ cận Kinh Kì, nếu đường thủy không thông, việc thật không nhỏ, bèn đến năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), lệnh cho Hậu phó lý Đô thống Thần sách quân Phan Văn Thúy thuê dân phu 3700 người đào từ xã Trung Đan đến xã Quân Kinh thì dừng lại, chiều dài là 1723 trượng khoảng 12 dặm, có nơi cong nơi thẳng, nơi cạn nơi sâu, trước sau 3 tháng 18 ngày thì hoàn thành, mệnh đặt tên là sông Vĩnh Định. Tiền thuê tổng cộng hơn 6 vạn 4 nghìn 6 trăm quan, thóc hết hơn 2 vạn 9 nghìn 4 trăm phương, với kỳ vọng để dân hưởng lợi thì nhiều tiền trong quốc khố cũng không thể dè xẻn.

(b): 河長十二里有奇言十里舉成數耳.

Phiên âm:

Hà trường thập nhị lý hữu kì ngôn thập lý cử thành sổ nhĩ.

Dịch nghĩa:

Sông dài 12 dặm, vậy mà có lời kì lạ rằng sông chỉ được đào 10 dặm mà thôi.

(c)自古大禹浚川之後南北歷朝鑿渠開河世所常有或為遊觀以致勞人或为民事而弗靳費以此為異耳而其用心則大相逕庭. 故一舉而是非譽毀各別云此河  自開浚以來屈指已十有二年矣商賈往來舳艫相接人民之樂利為何如哉. 而御舟則七年與去年及今曾三次, 經由年耳則為己為人自有公議何須贅敘耶. 茲鑿輅所臨,觸景感懷, 親製一章以誌原委云耳.

Phiên âm:

Tự cổ Đại Vũ tuấn xuyên chi hậu, Nam Bắc lịch triều tạc cừ khai hà, thế sở thường hữu, hoặc vi du quan trí lao nhân, hoặc vi dân sự nhi phất cận phí, dĩ thử vi dị nhĩ. Nhi kì dụng tâm tắc đại tương kính đình hĩ. Cố nhất cử nhi thị phi dự hủy các biệt vân. Thử hà tố tự khai tuấn dĩ lai, khuất chỉ dĩ thập hữu niên hĩ. Thương cổ vãng lai, địch lô tương tiếp, nhân dân chi lạc lợi vi hà như tai. Nhi Ngự chu tắc thất niên dữ khứ niên cập, kim tằng tam thứ kinh do niên nhĩ. Tắc vi kỉ vi nhân tự hữu công nghị, hà tu chuế tự da. Tư tạc lộ sở lâm, xúc cảnh cảm hoài, thân chế nhất chương dĩ chí nguyên ủy vân nhĩ.

Dịch nghĩa:

Từ xưa, sau khi vua Đại Vũ khơi sông, trải qua đời Nam Bắc triều, việc đào sông đời nào cũng có. Hoặc là để ngao du dân vất vả, hoặc là vì lợi cho dân mà không tiếc tiền của, tuy cho đó là điều khác biệt nhưng dụng tâm là hoàn toàn khác nhau. Bởi thế nhất cử nhất động cần phải phân biệt đúng sai, cần làm hay hủy bỏ. Từ khi khơi dòng đến nay chốc lát đã hơn 12 năm, khách buôn tấp nập, thuyền bè san sát nhộn nhịp, nhân dân vui hưởng lợi còn gì hơn thế! Năm thứ 7, năm ngoái và năm nay ta đã ngự thuyền đến đây ba lần, đã trải qua nhiều năm, vậy vì ta hay vì người, tự có đánh giá công bằng, cần gì phải nói rườm. Nay đào sông rộng, thân đến nơi này, xúc cảnh cảm hoài, đích thân ngự chế một chương, để ghi lại điều đó mà thôi.

So với văn bia, bài thơ in trong Ngự chế thi không ghi chép ngày tháng, do đó, trong văn bản này không có ngày tháng dựng bia như tấm bia trên thực địa. Phần khuyết ngày tháng dựng bia xin xem trong bài văn bia trên thực địa ở trên.

*

Bài viết mặc dù mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu văn bản học để mong bổ khuyết nguyên vẹn tấm bia về sông Vĩnh Định tại Quảng Trị. Từ đó, thông qua nội dung được ghi chép trong văn bia và trong thơ ngự chế, phần nào nói lên giá trị và tầm quan trọng của việc đào sông Vĩnh Định. Trải qua các triều vua nhà Nguyễn, con sông này vẫn thường xuyên được nạo vét tu bổ để phục vụ cho công tác nông nghiệp và thông thương hàng hóa.

Những ghi chép về con sông này trong chính sử đã phản ánh được tầm quan trọng của nó, vì vậy, triều đình đã không tiếc tiền bạc, chiêu mộ dân binh đào sông, từ đó đủ để thấy rằng con sông này có ý nghĩa chiến lược quan trọng thời bấy giờ.

Qua nội dung của bài văn bia, dễ dàng nhận thấy sự quan tâm của vua Minh Mệnh về sông Vĩnh Định. Triều đình không hề dè xẻn ngân sách để cấp kinh phí tu bổ khơi thông nạo vét nhiều lần, trước là để lưu thông hàng hóa, tưới tiêu cho dân được hưởng lợi đến muôn đời. Bài văn bia là chứng tích nguyên vẹn quan trọng về con sông lịch sử, xin được giới thiệu đôi lời về văn bia này để tiện cho việc nghiên cứu tiếp theo.

N.H.K

________________

Tài liệu tham khảo:

1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch tập 2, 2004), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

2. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch tập 4, 2004 ), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch tập 5, 2007), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

4. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch tập 6, 2007), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

5. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (bản dịch tập 7, 2007), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

6. Minh Mệnh, Ngự chế thi tứ tập, A.134d/1-2:     . VNCHN

* Tập thơ lựa chọn 173 bài thơ in riêng thành Ngự chế Bắc tuần thi tập, những bài thơ này đa phần là về các địa danh của các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc. Tập thơ này hiện có 1 bản khắc in mộc bản tại Đà Lạt.

Nguyễn Huy Khuyến
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 279 tháng 12/2017

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground