Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Địa danh và quá trình phát triển vùng đất Đông Hà qua các thời kỳ lịch sử (kỳ 2)

Sau khi đất nước thống nhất (4/1975), từ tháng 2/1976, thực hiện Nghị quyết 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra nghị định về việc giải thể khu vực Vĩnh Linh để sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên mới được thành lập, bao gồm tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh (của miền Bắc) và tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên của miền Nam(25).

Đông Hà đô thị bên sông - Ảnh: Chung Nam

Đông Hà đô thị bên sông - Ảnh: Chung Nam

Theo đó, một số huyện, thị xã, xã, cũng được sáp nhập lại với quy mô lớn hơn, Đông Hà là thị xã trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Giữa năm 1976, thị xã đã đón nhận và di chuyển một bộ phận dân cư ở bãi cát Diên Sanh (còn gọi là khu Thị tứ) đi xây dựng vùng kinh tế mới ở phía tây nam huyện Gio Linh lập nên xã Quảng Tân vào ngày 13/8/1976 (gồm 376 hộ với 2.594 nhân khẩu) trực thuộc thị xã Đông Hà; đại bộ phận còn lại (trên 4.000 nhân khẩu) di chuyển ra Đông Hà cùng với dân của làng Đại An, một bộ phận của làng Đại Áng (thuộc xã Triệu Lương, huyện Triệu Phong) lập thành Tiểu khu 5. Toàn bộ dân vạn chài ở 2 vạn Trọng Đức và Ngã Ba (gồm 341 hộ, 2.181 khẩu) được chuyển lên định cư trên đất liền và cùng với dân làng Thiết Tràng lập thành Phường 4 (ở phía tây - nam thị xã)(26). Do vậy, đến năm 1976, Đông Hà có 5 tiểu khu được gọi tên bằng số. Từ tháng 7/1977, các tiểu khu gọi là phường; bao gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4 và Phường 5. Ngày 11/3/1977, các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ được hợp nhất và mang tên mới là huyện Bến Hải. Các huyện Triệu Phong, Hải Lăng được hợp nhất và mang tên mới là huyện Triệu Hải, xã Hướng Lập của huyện Vĩnh Linh sáp nhập vào huyện Hướng Hoá(27). Ngày 20/4/1978, hai xã Cam An và xã Cam Giang hợp nhất thành xã Cam Giang, thuộc huyện Bến Hải(28). Ngày 15/8/1981, xã Quảng Tân thuộc thị xã Đông Hà bị giải thể để sáp nhập toàn bộ xã Quảng Tân vào xã Gio Phong thuộc huyện Bến Hải(29). Ngày 11/9/1981, theo Quyết định 64-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, địa giới của thị xã Đông Hà được điều chỉnh và phân định lại các xã Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thuỷ, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa thuộc huyện Bến Hải; các xã Triệu Lương, Triệu Lễ thuộc huyện Triệu Hải được tách ra để sáp nhập vào thị xã Đông Hà. Sau khi được mở rộng, thị xã Đông Hà bao gồm các Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5 và các xã Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thuỷ, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa, Triệu Lương, Triệu Lễ(30). Ngày 13/6/1986, theo Quyết định 187-CP của Hội đồng Chính phủ, trên địa bàn thị xã Đông Hà, sáp nhập các thôn Quất Xá, Tân Mỹ, Tân Định, Phước Tuyền, An Hưng, Phan Xá, Tân Tường và Cam Phú của xã Cam Tuyền vào xã Cam Thành; sáp nhập các thôn Bắc Bình, An Thái, An Mỹ và Bích Lộ của xã Cam Thành vào xã Cam Tuyền(31). Ngày 30/06/1989, Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 5, phân chia lại địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Ngày 01/7/1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập, thị xã Đông Hà được chọn làm thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị.

Ngày 19/10/1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 328-HĐBT về việc phân chia lại địa giới Đông Hà và Cam Lộ bằng việc tách 8 xã của thị xã Đông Hà là: Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Thuỷ, Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Thanh (trừ các thôn Nghĩa An, Thanh Lương chuyển về thị xã Đông Hà quản lý) và Cam Giang (trừ các thôn An Lạc, Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ, Tây Trì chuyển về thị xã Đông Hà quản lý) để thành lập lại huyện Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị. Sau khi phân chia địa giới, thị xã Đông Hà có 7.626 ha diện tích tự nhiên và 60.685 nhân khẩu; bao gồm 5 phường: 1, 2, 3, 4, 5 và 2 xã Triệu Lương, Triệu Lễ và các thôn: Nghĩa An, Thanh Lương, An Lạc, Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ, Tây Trì. Lúc này, địa giới thị xã Đông Hà gồm phía đông và phía nam giáp huyện Triệu Phong; phía tây và tây bắc giáp huyện Cam Lộ; phía bắc giáp huyện Gio Linh(32). Ngày 21/10/1991, phường Đông Thanh được thành lập (trên cơ sở 2 thôn Thanh Lương và Nghĩa An của xã Cam Thanh cũ) với 400 ha diện tích tự nhiên và 2.748 nhân khẩu. Địa giới phường Đông Thanh: phía đông giáp phường Đông Giang; phía tây và phía bắc giáp huyện Cam Lộ; phía nam giáp sông Hiếu. Cùng ngày, phường Đông Lương được thành lập trên cơ sở các thôn An Lạc, Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ, Tây Trì của xã Cam Giang cũ, với 780 ha diện tích tự nhiên và 4.108 nhân khẩu thuộc thị xã Đông Hà. Đổi tên xã Cam Giang thuộc huyện Cam Lộ thành xã Cam An. Địa giới phường Đông Giang: phía đông giáp sông Hiếu và huyện Gio Linh, phía tây giáp phường Đông Thanh; phía nam giáp sông Hiếu; phía bắc giáp huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ(33). Ngày 01/3/1999, phường Đông Lễ được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Triệu Lễ với 919,62 ha diện tích tự nhiên và 5.197 nhân khẩu; địa giới hành chính phường Đông Lễ: đông giáp phường Đông Lương và huyện Triệu Phong; tây giáp Phường 2; nam giáp phường Đông Lương; bắc giáp phường Đông Giang và huyện Triệu Phong. Cùng ngày, phường Đông Lương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của xã Triệu Lương với 1.969,21 ha diện tích tự nhiên và 6.432 nhân khẩu; địa giới hành chính phường Đông Lương: Đông và nam giáp huyện Triệu Phong; tây giáp phường Đông Lễ và Phường 3; bắc giáp phường Đông Lễ và huyện Triệu Phong(34).

Sau năm 1972, Đông Hà bước ra khỏi cuộc chiến tranh từ một thị xã đổ nát, nhà cửa, phố xá, cơ sở hạ tầng bị hủy hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Kinh tế, xã hội ở trong tình trạng khó khăn, chậm phát triển, mất cân đối và chưa ổn định. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết khắc nghiệt luôn là mối đe dọa đối với cuộc sống nhân dân. Tình hình đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc hàn gắn, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội của thị xã Đông Hà. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, bằng nhiều phong trào cách mạng sôi nổi, nhân dân Đông Hà đã vượt qua khó khăn, thiếu thốn, có lúc phải chịu hy sinh, mát mát do hậu quả chiến tranh để lại, từng bước đẩy lùi đói nghèo, cải tạo và tái thiết quê hương. Có thể nói quyết Nghị số 17 ngày 15/8/1973 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Trị về việc thành lập thị xã Đông Hà là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hồi sinh và phát triển của vùng đất Đông Hà(35). Phát huy tiềm năng, thế mạnh của một thị xã khu vực tỉnh Bình Trị Thiên (1986 - 1989) và từ giữa năm 1989 là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, nhân dân Đông Hà đã cùng với cả tỉnh thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển quê hương và đã đạt được những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế của Đông Hà đã có những bước phát triển vượt bậc và luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh. Tháng 12/2005, Đông Hà được công nhận là đô thị loại III, cũng từ đó bộ mặt đô thị không ngừng được khởi sắc, kinh tế, xã hội liên tục phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Sau hơn 50 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới và phát triển, thành phố Đông Hà ngày nay đã có những bước nhảy vọt chưa từng có so với hàng trăm năm trước đó. Với những nỗ lực phấn đấu trong thời gian qua, ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh Quảng Trị. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với thành phố Đông Hà nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trải qua nhiều cuộc biến động lịch sử và qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến nay, thành phố Đông Hà - Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị gồm có 9 phường và 62 khu phố có diện tích tự nhiên là: 72,5 km2; dân số 80.000 người, bao gồm: Phường 1 có 10 khu phố: Khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và khu phố Tây Trì. Phường 2 có 5 khu phố: Khu phố 1, 2, 3, 4, 5. Phường 3 có 5 khu phố: Khu phố 1, 2, 5, 6 và khu phố 7. Phường 4 có 4 khu phố: Khu phố 1, 2, 3, 4. Phường 5 có 11 khu phố: Khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Phường Đông Giang có 6 khu phố: Khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6. Phường Đông Thanh có 5 khu phố: Khu phố 1, 2, 3, 4, 5. Phường Đông Lương có 8 khu phố: Khu phố 1, 2, 3, khu phố Trung Chỉ, khu phố Đại Áng, khu phố Lai Phước, khu phố Vĩnh Phước, khu phố Tân Vĩnh. Phường Đông Lễ có 8 khu phố: Khu phố Lương An, khu phố Phương Gia, khu phố 1, 2, 3, 4, 5 và khu phố Lập Thạch.

Thực hiện Chương trình hành động và nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là “Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng Đông Hà sớm đạt đô thị loại II, từng bước trở thành thành phố thông minh”. Thành phố Đông Hà đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều đề án quan trọng như: Đề án phát triển nông nghiệp đô thị; Đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng vành đai thành phố; Đề án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mặt khác, nhằm hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước của thành phố Đông Hà và phục vụ dịch vụ tiện ích cho người dân và doanh nghiệp, cải cách hành chính phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh và đã đi vào hoạt động ngày 24/12/2020. Đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua Nghị quyết số 140/NQ-HĐND ngày 02/4/2021 về việc thông qua Đề án xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 về việc phê duyệt Đề án xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra thực hiện Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 13/12/2021 của Thành ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch của Thành uỷ thành phố Đông Hà là mục tiêu đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp của thành phố; phát triển mạnh kinh tế số và xã hội số; hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố kết hợp với từng bước xây dựng Đô thị thông minh.

Trong đó, định hướng xây dựng thành phố Đông Hà mang đậm nét mô hình “thành phố bên sông”, lấy sông Hiếu làm trục trung tâm, phát triển đô thị theo hướng mở rộng về phía bắc và đông bắc; triển khai “Xây dựng văn minh đô thị” hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố “giàu đẹp văn minh, thân thiện nghĩa tình”. Một giai đoạn mới đang mở ra với thành phố Đông Hà - Giai đoạn phát triển theo hướng đô thị hiện đại thông minh, xây dựng văn minh kết hợp với giữ gìn bản sắc riêng của thành phố trẻ. Khẳng định vai trò là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, khu vực và cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đông Hà nói riêng, của tỉnh Quảng Trị, khu vực Bắc Trung Bộ và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

___________________

25, 27, 28 Theo Nguyễn Quang Ân Việt Nam - những thay đổi về địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945 - 1997.

26 Theo Báo cáo của UBND thị xã Đông Hà 1976 - 1977.

29, 30, 31, 32, 33, 34 Dẫn theo Nguyễn Quang Ân Việt Nam - những thay đổi về địa danh và địa giới hành chính (1945 - 2002).

35 Nguồn tư liệu từ đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử văn hóa Đông Hà với sự phát triển đô thị.

LÊ CỬU LONG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 360

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground