Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Khôi phục chợ phiên Cam Lộ - Trung tâm buôn bán nông sản, lâm sản, hải sản

S

au 60 năm trở về quê hương, tôi vẫn nhớ hình ảnh chợ Phiên Cam Lộ vang bóng một thời. Vào ngày mồng 3, mồng 8; 13, 18; 23, 28 âm lịch, chợ Phiên Cam Lộ tràn đầy hàng hoá với đủ loại nông sản, lâm sản, hải sản, đồ gia dụng với muôn hương, ngàn sắc từ khắp các vùng trong nước, ngoài nước đưa về. Đó là đường đen, đường phèn, đường cát, gạo nếp, trái cây, vàng mã từ Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế đưa ra; đậu đen, đậu xanh, đậu ván, đậu phụng, cau trầu từ Gio Linh, Vĩnh Linh, Quảng Trị và đồ sắt, đồ đồng, đồ bạc từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đưa vào; mây song, nón lá, mật ong, trầm hương, heo, gà từ miền thượng du phía Tây chở xuống; tôm, cá, muối, mắm từ miền duyên hải Quảng Trị đưa lên; trâu, bò từ Lào và vải vóc, nhung lụa từ Hồng Công, Ma Cao đưa sang. Chợ Phiên Cam Lộ thời ấy sầm uất, trên bến dưới thuyền đông vui lắm. Đúng như mô tả của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” cuối thế kỷ 18.

Còn chợ Phiên Cam Lộ thời nay trông như cái chợ chiều, một cán bộ địa phương cho biết, trong quy hoạch mạng lưới thương mại- dịch vụ trọng điểm tỉnh Quảng Trị không đề cập đến chợ Phiên Cam Lộ. Trong quy hoạch mạng lưới vệ tinh của Trung tâm thương mại quốc tế Lao Bảo cũng chỉ nói tới thị xã Đông Hà, khu dịch vụ Ngã Tư Sòng… không nói tới chợ Phiên Cam Lộ. Tỉnh và huyện không có kế hoạch đầu tư phát triển chợ Phiên Cam Lộ thêm mà chỉ cho trùng tu sửa sang lại.

Từ ý kiến nói trên về chợ Phiên Cam Lộ, tôi thấy cần đặt câu hỏi, huyện sẽ chọn “thương hiệu” nào tốt hơn để làm điểm tựa phát triển nền kinh tế địa phương? Thực chất, chủ trương mở hành lang kinh tế Đông - Tây thì đã tạo điều kiện tiên quyết để các tỉnh nằm hai bên trục đường quốc lộ số 9 thuộc miền Trung Việt Nam, các tỉnh nam Lào, các tỉnh đông bắc Thái Lan có cơ hội tập trung nguồn lực khai thác tiềm năng đất đai, phát huy thế mạnh ngành nghề, xúc tiến phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hoá địa phương; để giao thương, hỗ trợ và bù đắp cho nhau những phần còn thiếu; từng bước cải thiện đời sống nhân dân, làm giàu cho mảnh đất quê hương. Riêng đất đai huyện Cam Lộ và các huyện kế cận như Hướng Hoá, Gio Linh, Vĩnh Linh lại rất thích hợp trồng đại trà các loại cây công nghiệp đặc sản mà nhiều quốc gia trong khu vực không có, rất thèm muốn, như cao su, hồ tiêu, ca cao, cà phê, trà, cau, trầm hương, đậu nành, đậu phụng, nếp hương dành cho người Trung Hoa sinh sống trong khu vực; cá khô, tôm khô, mực khô, muối, mắm vùng biển Quảng Trị dành cho các tỉnh nam Lào, đông bắc Thái Lan.v.v.. Thử hỏi, nếu chọn một chỗ làm chợ đầu mối giao dịch quốc tế mua bán các loại sản phẩm đắc địa nêu trên tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, thì có chỗ nào tốt hơn chợ Phiên Cam Lộ. Vì chợ Phiên Cam Lộ có vị thế giao thương rất thuận lợi. Thương hiệu “chợ Phiên Cam Lộ” đã được nổi tiếng hàng thế kỷ; bởi chỗ giao dịch buôn bán nằm ngay tại nguồn cung cấp đặc sản mà thương nhân rất mong muốn.

Khi chợ Phiên Cam Lộ được hồi phục thương hiệu, thì hàng ngày sẽ có rất đông thương gia trong nước, ngoài nước đến giao dịch, mua bán, tham quan nên sẽ kích thích ngành dịch vụ thị trấn Cam Lộ phát triển, như các nhà hàng, nhà nghĩ, khách sạn, chỗ vui chơi, giải trí. Vần đề đặt ra, khi chợ Phiên Cam Lộ hội đủ điều kiện trở thành chợ buôn bán quốc tế tại Việt Nam, thì quy mô chợ Phiên Cam Lộ phải được tính toán kỹ lưỡng cả về mặt hiệu quả kinh tế, cả về mặt văn hoá, xã hội. Chợ Phiên Cam Lộ cần được quy hoạch lại, bảo đảm có đầy đủ các khu vực giao thương dành cho người địa phương và các tư thương nước ngoài. Về tổ chức không gian, khu vực chợ Phiên Cam Lộ, có thể nằm cả hai bên bờ sông Hiếu. Dòng sông Hiếu khi đó, không chỉ là tuyến giao thông đường thuỷ từ Cửa Việt lên chợ Phiên Cam Lộ; mà còn là tuyến du lịch đường sông từ chợ Phiên Cam Lộ ra biển Cửa Việt, tựa như tuyến du lịch sông Hương từ thành phố Huế ra cửa biển Thuận An. Khi ấy, thị trấn Cam Lộ không chỉ là thủ phủ của huyện Cam Lộ; mà còn là “thủ phủ” kinh tế, văn hoá của cả vùng căn cứ cách mạng phía Tây tỉnh Quảng Trị, cái nôi hào khí quốc gia; nơi có căn cứ địa kháng chiến chống Pháp của phong trào Cần Vương tại Tân Sở năm 1885; căn cứ khởi nghĩa của phong trào Duy Tân năm 1916; căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương tại tỉnh Quảng Trị từ năm 1930 đến năm 1945; căn cứ ngoại giao của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam từ năm 1973; là nơi sản sinh và cung cấp cho Đảng nhiều cán bộ lãnh đạo trung kiên, ưu tú không chỉ cho nhiều địa phương trong nước mà cho cả trung ương. Vì vậy, ngoài các di tích lịch sử hiện hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ tại khu vực chợ Phiên Cam Lộ cần cho xây dựng một Nhà bảo tàng lịch sử về các phong trào yêu nước, gọi là “Nhà bảo tàng đại đoàn kết dân tộc”. Trong “nhà bảo tàng đại đoàn kết dân tộc” trưng bày đầy đủ các hiện vật, tư liệu, hỉnh ảnh về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử từng in dấu tại địa bàn huyện Cam Lộ từ thời Cần Vương đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, v.v… “Nhà bảo tàng đại đoàn kết dân tộc” còn là công trình hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch địa phương. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình phục hồi thương hiệu chợ Phiên Cam Lộ, cần có chính sách huy động sức dân và kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nhân trong nước và ngoài nước có liên quan; còn vốn xây dựng các công trình văn hoá, lịch sử cần kêu gọi sự đóng góp tích cực từ các Việt Kiều, theo cách thức tạo vốn như áp dụng đối với công trình xây dựng Chùa Cam Lộ.

Việc phục hồi chợ Phiên Cam Lộ và chọn nó làm chợ đầu mối buôn bán hàng lâm sản, nông sản, hải sản quốc tế tại Việt Nam; phát huy thế mạnh đất đai, nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người dân vùng đất giàu truyền thống và tươi đẹp này.

T.C.T

 

 

Trần Công Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 150 tháng 03/2007

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

4 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground