Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Một di tích lịch sử về "Chiều dân lập ấp" đời Lê-Sơ ở Vĩnh Linh đáng được xếp hạng

T

rong đợt nghiên cứu điền dã ở Vĩnh Linh tháng 1 năm 1995. Chúng tôi cùng mấy đồng nghiệp phát hiện một di tích lịch sử rất quan trọng. Đó là di tích một dòng họ ở làng Sa Lung (xã Vĩnh Long huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị): Họ Lê.

Theo thế phả của Họ Lê: Ông Thỉ tổ họ vốn là người đồng bằng sông Hồng tên là Lê Thức (hoặc Lê Viết Thức) ngày sinh ngày mất cũng không rõ. Bà Thỉ tổ cũng khuyết danh, chỉ nghe truyền lại rằng: Thỉ tổ xưa vốn là người Bắc kỳ. Vào thời Trần, Lê đánh Chiêm Thành xong, di dân đất Ô Châu, nhắm địa thế định cư được phép khai khẩn lập nghiệp bản chữ Hán (Thỉ tổ tính Lê Thị huý Viết Thức, Phủ quân sinh tốt niên khuyết, quan địa thất tường. Tỷ thị khuyết tường. Văn kỳ sơ Bắc kỳ nhân, Trần Lê Triều binh Chiêm thành, di dân ư Ô Châu dĩ thiệt chi lương địa định cư, lệnh khai khẩn điền thổ vi nghịêp(2).

Thỉ tổ Lê Thức về đây “Vào đầu đời Lê Quang Thuận (1460)” không ngần ngại khởi cư tại xứ Cồn Nhương, mới một đời mà con trai, con gái quý hiển như vậy. Nếu không có công đức lớn lao, nếu không có ánh sáng dòng thế phiệt thì không thể truyền lại được. Có ánh sáng dòng dõi sang trọng như vậy mới được luôn phong tặng (3).

Bản chữ Hán: (… Lê Quang Thuận chi sơ, vô ngại kỳ thời khởi cư Cồn Nhương. Tài nhất thế chi tử, nữ quý hiền như thị, phi công đức chi long cự giã, năng chi hồ. Ý kỳ môn mi, chi quang, đương hữu phong tặng)(3).

Vậy dòng họ Lê quý hiển và được phong tặng như thế nào? Bởi công đức ra sao?

Theo “Ô Châu cận lục” (4) của Dương Văn An viết từ đời nhà Mạc (1553) có nói đến những người trong dòng họ Lê ở Sa Lung: Trong mục “Môn nhân vật” có ba người con ông Lê Thức như sau:

“Lê Phủ Công (khuyết danh) người xã Sa Lung, Châu Minh Linh em gái là Mẫn Lệ Phi vì là thân thuộc tiêu phòng nên được bổ làm tư – Mã chỉ huy sứ. Hiệu lệnh xá nhân. Sau làm cai trị bản châu có công ứng vụ được phong Trấn-trung tứ hưởng thọ hơn 70 tuổi thì mất. Em ông làm Kinh-lược sứ(5). Tập thế phả họ Lê ghi lại sự tích 3 người con ông Lê Thức đúng như Ô Châu cận lục, chỉ có phần cụ thể, có chỗ ghi thêm một chi tiết: “Ông Kinh Lược là em ruột ông Lê Phủ Công còn ông Lê Phủ Công là em ruột bà Mẫn Lệ Phi. Ông còn là ông Đô - Đốc mà gia phả nhắc đến”(3).

Mục “Phi tần’ trong Ô Châu cận lục viết về bà Mẫn Lệ Phi như sau: “Lệ Phi, người làng Sa Lung, vốn là con gái phải bắt làm người ở trong cung phủ. Hồi Mẫn Lệ Vương còn ở phiến để theo học với vị Sư phó, nàng cũng đến theo học chữ nghĩa. Vương thấy nàng lấy làm vừa ý, hai người có tình quyến luyến với nhau. Một hôm vương lấy chân quèo chân nàng nàng về kể lại với Sư mẫu. Mẫu bảo với nàng rằng “Vương thử lòng con đó”. Lần sau nếu con thấy vương làm như thế thì con dùng hai tay nâng chân vương để tỏ lòng thân ái”. Hôm sau nàng làm đúng như lời Sư mẫu dặn, vương rất bằng lòng và từ đó không có ý trêu ghẹo nữa… Về phần nang cũng giữ kín mối tình riêng không hề tiết lộ cho người ngoài biết. Đến lúc Vương lên ngôi nàng được nạp vào hậu cung. Nàng là người thông tuệ được yêu quý hơn cả. Sau được tiến phong là Vương phi. Khi Kiến Vương lên thay (6), bầy tôi là Vũ Hầu tên là Phùng Dị cưỡng ép làm vợ.

Qua những tư liệu trên so với những tư liệu trong tập Thế phả họ Lê ở Sa Lung, có sự tương đồng về cơ bản, những chi tiết chỉ nói rõ thêm về công lao của Mẫn Lệ Phi đã cùng hai em trai là Đô đốc Lê Quý Công và Kinh lược sứ Lê Quý Công, khi còn ở Kinh đã có công lớn khai khẩn lập cư dân nhiều nơi ở đất Ma-Linh. Đặc biệt khi Lệ Phi còn ở cung, được Mẫn Lệ Vương quý trọng… Triều đình sai người em bà về thực hiện kế hoạch chiêu dân lập ấp ở đất Minh Linh. Sau vì có công lao “khai sáng làng, xã ở vùng đất mới” nên Đô đốc Lê Quý Công được cử làm chức Cai- tri (vị đứng đầu) châu Minh Linh. Người em được làm Kinh lược sứ cai quản công việc khẩn hoang, lập làng mới. Cả vùng từ Cổ Kiềng đến đất Hạ Bạn. Sau khi mất bà Mẫn Lệ và  Lê Đô đốc được các nơi tôn thờ. Ông em út là Lê Kinh Lược sứ ‘rèn luyện, chỉ huy ba quân có công với nước, dân thờ làm thần, để lại phúc ấm cho nhiều đời sau” (3).

Công cuộc chiêu dân lập ấp ở vùng Vĩnh Linh được chép vào lịch sử từ xa xưa qua “Ô Châu cận lục” qua Thế phả viết từ đời Cảnh-Trị (1663). Đến đời Tự Đức thứ 10, người hậu duệ đời thứ 12 là ông Lê Đức nghiên cứu lại gốc tích họ Lê, sưu tầm thêm tư liệu, xác định thêm một lần nữa “công lao chiêu dân lập ấp” quy mô lớn của Thỉ tổ Lê- Chức, nhất là ba người con của ông. Văn tế ghi: “Ông cha ta khai sáng đầu tiên ở Sa Lung, vào đầu đời Lê sinh hạ trai vinh gái quý, có công khai phá lúc đầu, để lại công đức to lớn trăm đời sau không thay đổi(8). Do vậy các triều đại phong kiến lập đền thờ và xây lăng mộ của ba vị khai khẩn vùng Vĩnh Linh ở tại quê hương Sa Lung. Hiện nay tại Lòi Xó Rộ (đội 4 HTX Sa Lung, xã Vĩnh Long còn đầy đủ di tích ấy: Mộ bà chúa Mẫn Lệ Phi bằng đất nằm giữa một khu đất cao ráo. Bên phải là mộ ông Lê Đại Lang (?) Phía trên về phía phải là ngôi đền “Bà Chúa Giậm” trong đó thờ ba anh em của họ Lê. Đền này rất tôn nghiêm ở một nơi rừng rậm. Triều Lê có những lễ quốc tế với những nghi thức vương triều. Trước đây trong đền có giữ một bộ triều phục gắn 5 con phượng bằng vàng thật (9) được tôn vinh thành vật kỷ niệm vô giá của một vương phi có công khai dân lập ấp. hàng năm, cả vùng tổ chức lễ tế vào ngày 27/3 với nghi lễ như ngày hội. Những nơi có dấu tích chiêu dân lập ấp hay khai phá ruộng vườn của anh em bà Chúa đều về tụ hội. Trước đây không lâu những nơi như : Xóm Cát (Huỳnh Công), xóm Quyết Thắng (Vĩnh Trung), Thượng Lộc (Vĩnh Long), xứ Ma-ca, Trăm trăm, Nhà Đèn, Bàu Lu, Vĩnh Chấp, Bàu Đầm (Vĩnh Thỷ) những vùng xa như Cổ Kiềng, Roọng Chung, Roọng Ré, Vĩnh Khê, Thanh Hoá, Vĩnh Chấp, Sen Thuỷ, Gia Lâm, Quảng Bình … đều hành hương về tế lễ. Trong những địa điểm trên có nơi lại lập đền thờ bà như nhà thờ khai khẩn vậy.

Bên cạnh những giá trị về “di tích chiêu dân lập ấp’ Di tích Bà Chúa Giậm ở Vĩnh Long còn để lại nhiều giá trị lịch sử khác cũng đáng được tôn vinh, làm nơi giáo dục truyền thống, giữ nước, dựng nước của cha ông ta ở Quảng Trị. Truyền thống đầu tiên là tấm gương hy sinh vì Tổ quốc của người con đời thứ 12, người đã có công dựng lại Thế phả họ Lê. Lập lại sự tôn vinh ba người khai khẩn vùng đất Sa Lung. Đó là ông Lê Đức đỗ Tiến sĩ năm 1841. ông lần lượt giữ chưc Hàn lâm viện biên tu, Quốc tử giám tư nghiệp, Chưởng ấn hộ bộ cấp sự trung, đến Tổng đốc Vĩnh Long (1863), ông là nhà văn học tên tuổi lại là nhà yêu nước được nhiều người biết đến. Ông đã từng hạch tội Tổng đốc Tôn Thất Bật, dâng sớ điều trần 9 điều về quốc sự. Sau một thời gian chống Pháp kiên cường, đến khi làm Tổng đốc An Giang thế sự không giữ nỗi bờ cõi, ông tử tiết vào năm 1863, Thi hài được đưa về mai táng tại Động Bang Bang. Về sau vợ ông là bà Trần thị Chắt (em gái Trần Đình Túc) ở Hà Trung mất, chôn song táng hai ông bà tại Cổ Kiềng. Trong thời Văn Thân, khu mộ đó trở thành nơi lui tới, mặc niệm của các nghĩa quân. Một sử liệu khác đáng lưu ý là: Vào những năm từ 1925 đến tiền khởi nghĩa, ngôi đền Bà Chúa Giậm tại Lòi Xó Rộ (Vĩnh Long) là nơi đi lại ẩn náu của các đồng chí Lê Duẩn, Hồ Xuân Lưu … thường liên lạc và hội họp ở đó (10). Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Lòi Xó Rộ cũng là nơi chiến khu lõm của Vĩnh Linh nơi trận địa tên lửa an toàn bắn vào Cồn Tiên, Dốc Miếu.

Truyền thống dựng nước và giữ nước của mảnh đất sơ khai “chiêu dân lập ấp” xưa xưa, liên tục được người con Vĩnh Long phát huy truyền thống. Một đài tưởng niệm ghi tên 266 liệt sĩ đã ngã xuống để ngày nay có sẵn lượng lương thực bình quân đầu người hơn 3 tạ 70, một con số đáng vui mừng đối với vùng “chuyên ăn cơm bữa diếp”. Điện thăp sáng khắp vùng với vốn tự đóng góp cùng với nhiều thành tích mọi mặt khác nói lên truyền thống được phát huy liên tục của mảnh đất Vĩnh Long, mảnh đất mà cách đây những hơn 500 năm đã là cái khởi thuỷ đợt chiêu dân lập ấp quy mô lớn thứ hai ở Vĩnh Linh nói riêng và ở Quảng Trị nói chung (11).

Như vậy, Di tích Lòi Xó Rọ ở Vĩnh Long cùng với Thỉ tổ họ Lê ở đây thật xứng đáng là một di tích lịch sử quan trọng trong sự nghiệp dựng nước của vùng đất “Ô Châu ác địa” xa xưa. Di tích ấy đáng được “xếp hạng” thành Di tích Quốc gia ở miền Trung để tôn vinh công sức ông cha ngày trước và giáo dục mọi thế hệ sau tiếp tục sự nghiệp bảo vệ xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta.

                                                                                        T.T.T

 

 

________

(1) Thế phả họ Lê ở làng Sa Lung viết từ đời Vĩnh Trị (1663), đến đời Thiệu Trị, người cháu thứ mười 12 là Tiến sĩ Lê Đức – Tổng đốc Vĩnh Long tu bổ lại sau khi tìm về cố quận là làng Sa Lung, Tổng Sa Lung, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định để xác minh nguồn gốc họ Lê. Tập thế phả này hiện nay do cụ Lê Lạc, Tộc trưởng họ Lê cất giữ. Trong thời gian khảo sát di tích này, chúng tôi được các đồng chí trong chính quyền HTX Sa Lung và 6 trưởng họ hết sức giúp đỡ. Chúng tôi xin có lời cảm ơn tinh thần tôn trọng truyền thống của Vĩnh Long.

(2, 3) Trích nguyên văn thế phả họ Lê

(4, 5) Ô Châu cận lục do Dương Văn An viết trong thời nhà Mạc (1553) do Bùi Lương dịch năm 1960.

(6) Theo sách cương mục sau khi Lê Thánh Tông mất, con là Chanh lên nối ngôi (tức Lê Hiền Tông) không phải là Kiến Vương Tân (con thứ). Vị trí và chính biến về Mẫn để chưa khảo được.

(7) Bà Mẫn Lệ Phi còn có tên dân gian là Giậm (do truyền thuyết bà đi đâu, có mây che, tạo thành bóng giâm che nắng cho bà (?)

(8) Trích trong văn tế hàng năm.

(9) Năm 1946 nhân “tuần lễ vàng” nhân dân tự nguyện đem góp vào quỹ kháng chiến.

(10) Xem lịch sử Bến Hải.

(11) Cuộc di dân vào đất Ô Lý có nhiều đợt từ thế kỷ 12 trở đi trong đó ở Quảng Trị có 2 đợt lớn: Đợt I vào thế kỷ XIV do nhà Hồ chủ trương (để lại Vĩnh Linh những vùng như làng vàng Huỳnh Công, Cổ Trai, Hồ Xá…) đợt thứ II quy mô lớn nhất rộng nhất bao gồm vùng còn lại của Tân Bình, Ma Linh (Vĩnh Linh di tích Sa Lung là tiêu biểu nhất).

 

Trần Thanh Tâm
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 13 tháng 10/1995

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

46 Phút trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

31/01/2025 lúc 22:41

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground