Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người chơi lũa trai số 1

Thú chơi công phu

Trong vai một du khách đến tham quan khu trưng bày lũa trai của ông Quảng, tôi được giới thiệu khá tỉ mỉ về khu vườn lạ mắt này. Địa điểm tiếp khách của ông Quảng là một không gian nghệ thuật sắp đặt lũa trai. Bộ bàn ghế dùng cho khách ngồi cũng là lũa trai lộng lẫy. Ông Quảng chỉ tay xuống bộ bàn bóng loáng, lên giọng: ''Đấy, thú chơi là ở chỗ này, khi ngồi uống trà ban mai hay đêm về uống rượu ngắm trăng ở đây thì sướng lắm chú em ạ" Lũa trai là phần lõi của cây trai bị rục xuống sau hàng trăm năm chôn vùi dưới lòng đất tạo nên nhiều hình thù độc đáo, hiếm có.

Người ta chơi lũa trai rất nhiều, nhưng ít ai có được lũa trai như ông Quảng. Gỗ trai rất quý hiếm, chỉ xuất hiện ở một số nơi của rừng miền Trung không phải ai cũng biết được vị trí của lũa trai ẩn nấp giữa rừng núi để tìm kiếm. Bởi vì chơi lũa trai là phải sống chết, đam mê với nghề, ngoài ra đòi hỏi người chơi phải có một con mắt tinh đời. Nhiều người cao niên bảo rằng, cách đây một trăm năm những cây gỗ trai ở miền Trung như ở Quảng Trị đã bị khai thác để làm tà - vẹc đường sắt. Cây trai có chất dầu nên gỗ của nó không bị phân hủy trước mưa nắng và khí hậu ẩm ướt. '

Trước đây, vùng lòng hồ La Ngà là một khu rừng trai cổ thụ, năm 1958, khi ngăn hồ, khu rừng này đã bị chìm mãi trong nước cho đến năm 2000, trời đại hạn làm cho lòng hồ gần trơ đáy, ông Quảng tình cờ phát hiện một số gốc cây nhô lên dưới lòng hồ. Biết đây là gỗ lũa cho nên ông Quảng "cơm đùm, cơm gạo bới" ra lại ở hồ La Ngà, quyết tâm khai thác cho bằng được. Suốt ngày ông lặn xuống lòng hồ, sục ở đáy bùn sâu để tìm tòi những gốc Lũa đẹp, bất chấp sự hiểm nguy luôn rình rập (trước đó không lâu đã có người chết vì lặn xuống lòng hồ tìm lũa). Sau khi tìm được lũa rồi, ông thuê xe ô tô kéo những gốc lũa từ đáy bùn đen mang về nhà. Ông Quảng nhớ lại: "Khi xe vừa kéo được một gốc lũa lên mặt đất, nhìn thấy gốc lũa như một con rồng trong thế toạ lạc đầu óc tôi miên man như đang đi trên mây. Vì gốc lũa quá đẹp, mà lũa trai nữa nên độc đáo hơn". Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có... "Khai thác hết gỗ trai dưới hồ La Ngà, ông Quảng tiếp tục lên rừng săn lùng lũa trai. Thấy ông ngày nào cũng lang thang trên rừng, nhiều người cho ông là đồ gàn, chẳng giống ai. Không sống ở nhà mà suốt ngày đi kiếm gốc cây đem về đầy nhà như…. thằng điên. Riêng ông Quảng thì bỏ ngoài tai tất cả những lời đàm tiếu ấy, miệt mài tìm kiếm vơí một niềm tin lũa trai sẽ là hàng độc, chẳng ai có. Hết cuộc tìm kiếm này đến cuộc 'tìm kiếm khác, ông Quảng đã làm phong phú thêm cho bộ lũa trai của mình.

Kiếm được lũa trai rồi, công đoạn làm sạch mới quan trọng. Vì gốc lũa trai nằm dưới bùn hàng trăm năm nên đất bẩn bám đầy. Lúc ấy phải dùng một chiếc đục nhỏ bằng sắt để xỉa đất, rồi xịt nước làm sạch lũa. Dân sành điệu gọi công đoạn này là tút lũa Chơi lũa cực khó, công phu, không phải muốn tác động ý tưởng chủ quan của con người vào thì lũa thành hình, thành dạng mà phải gửi gắm vào gốc lũa cả một tấm lòng đam mê cùng với sự am hiểu về nghệ thuật sâu sắc

Ước mơ về một bảo tàng ''Hồn rừng'' đầu tiên.

Cái độc đáo nhất ở những tác phẩm lũa trai của ông Quảng là do thiên tạo. Lũa trai sau mấy trăm năm nằm sâu dưới lòng đất nhưng khi đưa nó lên còn tươi như gỗ ở cây còn sống. Số lũa trai này lại mang những hình dáng như thật của các loài thú quý và chim muông như con lạc đà, sư tử, rồng, đại bàng.. Ông Quảng có cái tài được nhiều người ghi nhận đó là sử dụng nghệ thuật sắp đặt để tôn thêm vẻ đẹp cho các tác phẩm lũa của mình. Trong con mắt của người bình thường, một gốc lũa chỉ là... khúc gỗ nhưng qua bàn tay sắp đặt của ông Quảng thì gốc lũa trở  thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo sinh động.

Trong bộ sưu tập lũa trai của ông Quảng có nhiều tác phẩm rất độc đáo như bộ tứ quý “Long, Lân, Quy, Phụng'' hay tác phẩm “Quy tụ'', tác phẩm' ''Ngoảnh mặt với đời', "Bồ  đề đạt ma''... riêng tác phẩm ''Long dáng'' mang hình một con rồng dài 4 m, cao l,5 m, đường kính thân hơn l m, nặng ba tấn, có ba màu chủ đạo của lũa trai là vàng, xanh và đen được đánh giá là hàng độc nhất vô nhị. Tại hội thi ''Sinh vật cảnh'' do Tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân dịp Tết Nguyên Đán 2007, ông Quảng đã ẵm về giải nhất cho tác phẩm ''con đường tơ lụa''. Tác phẩm lũa thể hiện hình ảnh một con lạc đà đang rảo bước. Theo ông Quảng, một tác phẩm đẹp và quý là tác phẩm hơn 90% được thiên tạo, còn yếu tố chủ quan của con người gửi gắm vào chỉ là thứ yếu.

Ông Quảng cho hay ước mơ lớn nhất của mình là ''thành lập một bảo tàng tư nhân đầu tiên về lũa trai''. Tập hợp  những cái đẹp, kỳ lạ, tự nhiên của rừng núi để cho công chúng được cầu thưởng ngoạn cái đẹp.

"Những khối tài sản"

Lũa trai đẹp và quý nên có giá trị rất đắt. nhiều người nghe ông Quảng đang sở hữu những tác phẩm nổi tiếng đều tìm về xem rồi đòi mua cho bằng được những cái ưng ý. Một đại gia ở Hà Nội không cần suy nghĩ, rút ngay mười triệu đồng khi nghe ông Quảng thông báo đó là giá bán của tác phẩm lũa trai, bé tí tẹo, đại gia này nhét tiền vào người ông Quảng rồi kêu lái xe bưng lũa trai lên ô tô đi ngay như thể vừa vớ được của rẻ. Có lần kẹt tiền ông Quảng bán bớt một lũa trai với giá mười lăm triệu đồng, một người ở Đông Hà mua về sau vài hôm đã tìm được người khác bán lại với giá ba mươi triệu đồng. Biết chuyện ông Quảng buông giọng: ''chơi nghệ thuật là thế đó, vô giá...''

Nhiều người ở hội sinh vật cảnh cho rằng những tác phẩm lũa trai của ông Quảng đã trở thành những khối tài sản quý giá, có tất cả đủ loại từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Tác phẩm ''Long dáng'' có người đã trả đến ba trăm triệu đồng, ông Quảng vẫn không bán. Tất nhiên với giá trị và hình dáng độc đáo ấy, ''Long dáng” sẽ không khó để chọn chỗ đứng và chọn... chủ nhân sở hữu mình.

Bởi vì không ít người lắm tiền, nhiều của nên khi chơi lũa trai đã chọn những tác phẩm độc đáo, không đụng hàng, bất chấp giá cả. Cái suy nghĩ mang tính thời thượng ấy của không ít người đã tạo ra cơn sốt săn lùng lũa trai trên khắp các cánh rừng 
 

Trăm năm trai vẫn còn tươi

Cây gỗ trai có ba loại, trong đó quý nhất là trai lý, được xếp vào nhóm một B, đặc biệt quý hiếm. Điểm nổi bật nhất của trai lý là sau khi đốn xuống để ở ngoài trời nắng hay chôn vùi dưới lòng đất thì lõi trai luôn tươi nên người đời thường ví loại gốc nay rằng ''trăm năm trai vận như... trai''. Gỗ trai rất dai, ít mòn, phần lõi lên nước rất đẹp. Cây trai tuy không cao lắm nhưng có rất nhiều cành, chúng thường được phân bố ở một số tỉnh miền Trung.

Khi thú chơi trai đang trở thành mốt của các đại gia thì ông Trần Đình Quảng, ở 154 Lê Thế Hiếu, phường I, thị xã - Đông Hà đã ẵm cho mình được một "số vốn" lận lưng khó ai sánh bằng. Sau hơn năm năm miệt mài tìm kiếm, ông Quảng đã sở hữu được gần một trăm gốc trai đều là mỗi tác phẩm nghệ thuật thiên tạo độc đáo. Giới sành điệu gọi ông Quảng là người chơi lũa trai số 1. 

V.Y

 

 

 

Việt Yên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 153 tháng 06/2007

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground