Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhớ quê, mùa lũ về...

 





T





huở niên thiếu tôi sống ở làng quê, một làng quê thật nghèo, người dân làm lụng đầu tắt mặt tối quanh năm vẫn cơ cực. Ngay cả cái dáng hình của làng cũng vậy, nhỏ mà dài ngoẵng, nhìn cứ thấy tội tội. Cuộc sống của dân quê nhờ vào cánh đồng trước mặt, một năm hai vụ lúa, hạt thóc làm ra trong cái lo ngay ngáy của bao người, bởi có khi hạn lúa cháy đỏ đồng; có mùa lũ nước lên, chưa kịp gặt  thì “hạt ngọc nhà trời” là mồ hôi công sức, ngóng trông, hy vọng... đã thi nhau mọc mầm trắng toát. Quê tôi không có dòng sông, cây đa, sân đình, khép mở dăm ba bến nước thanh bình như những làng quê khác. Chính giữa cánh đồng chỉ có một con mương to và sâu, chạy thẳng tắp. Nó được nối từ những mạch nước ngầm trong vắt của Rú Lịnh, tưới nước qua cánh đồng làng rồi đổ ra tận Bàu Sen - Quảng Bình xa tít tắp ngày thường nước của con mương trong vắt, soi rõ từng cọng rong đuôi chó mềm oặt, ngả ngớn, đông đưa theo dòng nước chảy. Chỉ đến mùa lũ tháng bảy tháng tám âm lịch, nước mới trở nên đục ngầu. Mùa này ở quê tôi thường có mưa, mưa dầm dề, mưa rả rích suốt ngày qua đêm. Cánh đồng làng chỉ qua một đêm mưa thôi đã trở thành một biển nước lênh láng. Đó cũng chính là khởi đầu của một mùa đơm cá lũ thật nhiều cảm xúc, nhất là đối với những đứa trẻ, khi mà từ sáng sớm đã nghe những tiếng gọi ý ới đầu thôn cuối xóm, những bước chân gấp gáp, rộn ràng. Những dụng cụ đơm cá lũ qua một năm hun khói đen bóng trên giàn bếp được mang xuống, bắt đầu một mùa mới thật bận rộn và chỉ kết thúc khi ngoài kia trời bắt đầu chớm những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa đông rét mướt đang về.
Không biết nghề đơm cá lũ ở quê tôi có từ bao giờ, thế hệ của chúng tôi đã là thứ mấy chắc đã lâu lắm rồi vì không ai nhớ nỗi. Chỉ biết rằng khi nước lũ ngập đồng không còn thấy bóng dáng những bờ thửa quen thuộc, ấy cũng là lúc từng đàn cá tôm từ Bàu Sen xa lắc lơ bắt đầu ngược dòng mương kéo nhau lên đẻ trứng. Không hiểu ở ruộng đồng quê tôi vốn nghèo xơ nghèo xác lại có cái gì đó cuốn hút chúng đến vậy. Nghề đơm cá lũ đối với các cậu tôi là nghệ sỹ bậc thầy. Lúc nhỏ, tôi thường được các cậu cho đi phụ việc để được học hỏi. Dụng cụ đơm cá lũ rất nhiều thứ và đều được đan bện từ tre; thứ đơn giản như cái xà- róc, chỉ cần năm sáu thân tre chẻ mỏng, bện thành hình như cái loa, dùng để đặt ở những rảnh nước trên bờ ruộng đón cá về; cho đến những thứ phức tạp, cầu kỳ như giá, lờ, đục... Các cậu tôi rất khéo tay, họ đan bện được nhiều thứ rất tài tình. Lũ trẻ chúng tôi cứ ngồi vây quanh mà xem, thích thú đến há hóc cả mồm.
Dụng cụ là thứ không thể thiếu nhưng cái quan trọng mang tính quyết định nhất để đơm được cá lũ chính là kinh nghiệm. Làm sao để đón luồng cá lên, về, ở thời điểm nào, bằng dụng cụ gì... đó chính là những bí quyết nhà nghề mà không phải ai cũng làm được, kể cả những người có thâm niên hàng chục năm. Thử tưởng tượng đứng giữa biển nước mênh mông, đục ngàu, chỗ thì lửng lờ bí ẩn, chỗ thì xoáy hung hãn cuồn cuộn mà đoán được hình dáng con cá con tôm thế mới là tài. Cá ở Bàu Sen rất nhiều, nhưng vào mùa lũ ngược dòng mương lên đẻ trứng chỉ có một số loài đặc trưng như chép, diếc, trắm cỏ, lúi, rô đồng... bởi đây chính là mùa sinh sản của chúng. Nhiều nhất phải kể đến là cá chép, ở quê tôi gọi là cá gáy. Cái thứ cá bình thường thì lặng lẽ tận đáy sông, đáy hồ, phải mùa nước lên mới kết nhau thành từng đàn, bụng lặc lè những trứng, bơi ào ạt xé nước để lộ những sơi râu và đuôi màu đỏ như máu. Thường vào đêm mưa to, khi nước đục từ dòng mương bắt đầu đổ vào Bàu Sen là lúc cá gáy bắt đầu lên, đến sáng thì từng nhóm mười đến hai mươi con bỏ mương lớn để rẻ vào đồng, cằn lên tận thửa ruộng cao nhất ngậm cành cỏ thia để đẻ trứng. Người đơm cá gáy tinh ý cứ lặng lẽ theo luồng đi của chúng rồi chặn lối về bằng cách giăng sáo hay đắp bờ cao, dùng nơm to chụp là bắt được trọn bầy. Mấy năm ở quê tôi chỉ một lần được tham gia một cú để đời như vậy. Nhìn những con gáy mình đen xanh hoảng loạn, vùng vẫy chạy xé nước từng đường như tên bắn song đều lần lượt bị tóm, trong thật thích mắt. Lần đó tôi chẳng bắt được con nào, dù từ đầu đến chân bê bết bùn đất. Ở nhà bà tôi đã chuẩn bị sẵn nồi cháo, sau khi bỏ vài con ngon nhất vào nồi, còn lại bao nhiêu bà tôi mang ra chợ bán. Cháo cá gáy nấu với gạo thơm thêm ít đậu xanh ăn ngọt lịm cả cuống lưỡi.
Khác với cá gáy, cá diếc thích đẻ trứng ở chỗ nước sâu nên phát hiện được chúng không phải là chuyện dễ, phần vì đây là loại cá nhỏ, thích đi sâu và lặng lẽ hơn. Cá diếc thường ở lại lâu, chúng cứ bơi vật vờ theo từng đàn, khi nước rút mới chịu đẻ trứng vội vàng quay về. Đơm cá diếc bằng xà- róc là tuyệt nhất. Khi đồng còn lênh láng nước, bờ ruộng ngập lút, các cậu tôi thường dùng chân dò dẫm cứ khoảng ba mươi mét thì đào một rảnh nhỏ đặt vừa cái xà- róc, miệng hướng ngược dòng nước chảy rồi dùng que găm lại thật chắc chắn. Khi nước rút lộ bờ, diếc bắt đầu thoát ra mương để trở về theo các rãnh chảy, thế là chui vào đáy xà-róc mắc cứng. Cứ ba mươi phút đi dỡ cá một lần, thường thì một xà- róc mắc một đến hai con, cũng có khi gặp luồng đi cả đàn chui vào, không gở được, đành phải bẻ từng nan tre một thay vào đó một cái mới. Thông thường một đợt lũ ngập đồng ở quê tôi chỉ diễn ra trong một hai ngày, đến chiều, khi trời quang đãng, lấp ló vài tia nắng yếu ớt sau rạng tre già là tối thể nào nước cũng rút mạnh. Đó cũng chính là thời điểm những cái xà- róc phát huy tối đa công suất. Qua một đêm, cảm giác hấp dẫn và sướng mắt nhất là lúc tưng bửng sáng chứng kiến những cái xà- róc chật cứng cá; màu trắng ánh bạc của diếc, mà xanh vàng của những chú rô đồng béo ngậy, màu xám của lúi... Thi thoảng còn có những ả trắm cỏ tròn lẳn, to như bắp tay hay một vài gả tràu ngốc ngách chết vì ham mồi...
 
 

  

T

huở niên thiếu tôi sống ở làng quê, một làng quê thật nghèo, người dân làm lụng đầu tắt mặt tối quanh năm vẫn cơ cực. Ngay cả cái dáng hình của làng cũng vậy, nhỏ mà dài ngoẵng, nhìn cứ thấy tội tội. Cuộc sống của dân quê nhờ vào cánh đồng trước mặt, một năm hai vụ lúa, hạt thóc làm ra trong cái lo ngay ngáy của bao người, bởi có khi hạn lúa cháy đỏ đồng; có mùa lũ nước lên, chưa kịp gặt  thì “hạt ngọc nhà trời” là mồ hôi công sức, ngóng trông, hy vọng... đã thi nhau mọc mầm trắng toát. Quê tôi không có dòng sông, cây đa, sân đình, khép mở dăm ba bến nước thanh bình như những làng quê khác. Chính giữa cánh đồng chỉ có một con mương to và sâu, chạy thẳng tắp. Nó được nối từ những mạch nước ngầm trong vắt của Rú Lịnh, tưới nước qua cánh đồng làng rồi đổ ra tận Bàu Sen - Quảng Bình xa tít tắp ngày thường nước của con mương trong vắt, soi rõ từng cọng rong đuôi chó mềm oặt, ngả ngớn, đông đưa theo dòng nước chảy. Chỉ đến mùa lũ tháng bảy tháng tám âm lịch, nước mới trở nên đục ngầu. Mùa này ở quê tôi thường có mưa, mưa dầm dề, mưa rả rích suốt ngày qua đêm. Cánh đồng làng chỉ qua một đêm mưa thôi đã trở thành một biển nước lênh láng. Đó cũng chính là khởi đầu của một mùa đơm cá lũ thật nhiều cảm xúc, nhất là đối với những đứa trẻ, khi mà từ sáng sớm đã nghe những tiếng gọi ý ới đầu thôn cuối xóm, những bước chân gấp gáp, rộn ràng. Những dụng cụ đơm cá lũ qua một năm hun khói đen bóng trên giàn bếp được mang xuống, bắt đầu một mùa mới thật bận rộn và chỉ kết thúc khi ngoài kia trời bắt đầu chớm những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa đông rét mướt đang về.

Không biết nghề đơm cá lũ ở quê tôi có từ bao giờ, thế hệ của chúng tôi đã là thứ mấy chắc đã lâu lắm rồi vì không ai nhớ nỗi. Chỉ biết rằng khi nước lũ ngập đồng không còn thấy bóng dáng những bờ thửa quen thuộc, ấy cũng là lúc từng đàn cá tôm từ Bàu Sen xa lắc lơ bắt đầu ngược dòng mương kéo nhau lên đẻ trứng. Không hiểu ở ruộng đồng quê tôi vốn nghèo xơ nghèo xác lại có cái gì đó cuốn hút chúng đến vậy. Nghề đơm cá lũ đối với các cậu tôi là nghệ sỹ bậc thầy. Lúc nhỏ, tôi thường được các cậu cho đi phụ việc để được học hỏi. Dụng cụ đơm cá lũ rất nhiều thứ và đều được đan bện từ tre; thứ đơn giản như cái xà- róc, chỉ cần năm sáu thân tre chẻ mỏng, bện thành hình như cái loa, dùng để đặt ở những rảnh nước trên bờ ruộng đón cá về; cho đến những thứ phức tạp, cầu kỳ như giá, lờ, đục... Các cậu tôi rất khéo tay, họ đan bện được nhiều thứ rất tài tình. Lũ trẻ chúng tôi cứ ngồi vây quanh mà xem, thích thú đến há hóc cả mồm.

Dụng cụ là thứ không thể thiếu nhưng cái quan trọng mang tính quyết định nhất để đơm được cá lũ chính là kinh nghiệm. Làm sao để đón luồng cá lên, về, ở thời điểm nào, bằng dụng cụ gì... đó chính là những bí quyết nhà nghề mà không phải ai cũng làm được, kể cả những người có thâm niên hàng chục năm. Thử tưởng tượng đứng giữa biển nước mênh mông, đục ngàu, chỗ thì lửng lờ bí ẩn, chỗ thì xoáy hung hãn cuồn cuộn mà đoán được hình dáng con cá con tôm thế mới là tài. Cá ở Bàu Sen rất nhiều, nhưng vào mùa lũ ngược dòng mương lên đẻ trứng chỉ có một số loài đặc trưng như chép, diếc, trắm cỏ, lúi, rô đồng... bởi đây chính là mùa sinh sản của chúng. Nhiều nhất phải kể đến là cá chép, ở quê tôi gọi là cá gáy. Cái thứ cá bình thường thì lặng lẽ tận đáy sông, đáy hồ, phải mùa nước lên mới kết nhau thành từng đàn, bụng lặc lè những trứng, bơi ào ạt xé nước để lộ những sơi râu và đuôi màu đỏ như máu. Thường vào đêm mưa to, khi nước đục từ dòng mương bắt đầu đổ vào Bàu Sen là lúc cá gáy bắt đầu lên, đến sáng thì từng nhóm mười đến hai mươi con bỏ mương lớn để rẻ vào đồng, cằn lên tận thửa ruộng cao nhất ngậm cành cỏ thia để đẻ trứng. Người đơm cá gáy tinh ý cứ lặng lẽ theo luồng đi của chúng rồi chặn lối về bằng cách giăng sáo hay đắp bờ cao, dùng nơm to chụp là bắt được trọn bầy. Mấy năm ở quê tôi chỉ một lần được tham gia một cú để đời như vậy. Nhìn những con gáy mình đen xanh hoảng loạn, vùng vẫy chạy xé nước từng đường như tên bắn song đều lần lượt bị tóm, trong thật thích mắt. Lần đó tôi chẳng bắt được con nào, dù từ đầu đến chân bê bết bùn đất. Ở nhà bà tôi đã chuẩn bị sẵn nồi cháo, sau khi bỏ vài con ngon nhất vào nồi, còn lại bao nhiêu bà tôi mang ra chợ bán. Cháo cá gáy nấu với gạo thơm thêm ít đậu xanh ăn ngọt lịm cả cuống lưỡi.

Khác với cá gáy, cá diếc thích đẻ trứng ở chỗ nước sâu nên phát hiện được chúng không phải là chuyện dễ, phần vì đây là loại cá nhỏ, thích đi sâu và lặng lẽ hơn. Cá diếc thường ở lại lâu, chúng cứ bơi vật vờ theo từng đàn, khi nước rút mới chịu đẻ trứng vội vàng quay về. Đơm cá diếc bằng xà- róc là tuyệt nhất. Khi đồng còn lênh láng nước, bờ ruộng ngập lút, các cậu tôi thường dùng chân dò dẫm cứ khoảng ba mươi mét thì đào một rảnh nhỏ đặt vừa cái xà- róc, miệng hướng ngược dòng nước chảy rồi dùng que găm lại thật chắc chắn. Khi nước rút lộ bờ, diếc bắt đầu thoát ra mương để trở về theo các rãnh chảy, thế là chui vào đáy xà-róc mắc cứng. Cứ ba mươi phút đi dỡ cá một lần, thường thì một xà- róc mắc một đến hai con, cũng có khi gặp luồng đi cả đàn chui vào, không gở được, đành phải bẻ từng nan tre một thay vào đó một cái mới. Thông thường một đợt lũ ngập đồng ở quê tôi chỉ diễn ra trong một hai ngày, đến chiều, khi trời quang đãng, lấp ló vài tia nắng yếu ớt sau rạng tre già là tối thể nào nước cũng rút mạnh. Đó cũng chính là thời điểm những cái xà- róc phát huy tối đa công suất. Qua một đêm, cảm giác hấp dẫn và sướng mắt nhất là lúc tưng bửng sáng chứng kiến những cái xà- róc chật cứng cá màu trắng ánh bạc của diếc, mà xanh vàng của những chú rô đồng béo ngậy, màu xám của lúi... Thi thoảng còn có những ả trắm cỏ tròn lẳn, to như bắp tay hay một vài gả tràu ngốc ngách chết vì ham mồi...

Cá lúi là loại nhỏ nhất trong đám di cư này, chúng cũng có lối đẻ trứng giống cá gáy, nhưng người dân quê tôi không thích thú, mặn mà chi với chúng phần vì lúi quá nhỏ, tốn công bắt; phần vì thịt dở và mềm. Bắt được ít thì bồi dưỡng cho lợn, nhiều thì làm nước mắm, cái lạ lùng là nước mắm cá lúi lại ngon đáo để, với mùi vị rất đặc trưng. Rót lưng bát với ít hạt tiêu đen xay mịn mà chấm bánh ướt hay chan ăn với bún thì không biết no là gì.

Về đêm, nếu trời không mưa các cậu tôi thường đi soi cá. Dụng cụ soi là một cái đèn buộc trên đầu, chạy bằng ắc quy nhỏ, chiếu thứ ánh sáng xanh huyển hoặc, lại được chỉnh sao cho thật “giọt”. Soi cá là một kỷ thuật rất khó bởi đối tượng là những gã tràu bự rất tinh quái. Cá tràu (lóc) thường đi ăn về đêm dọc theo những bờ ruộng có cỏ mọc rậm rạp. Người đi soi phải thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn; mắt thật tinh, phát hiện được đối tượng là chiếu thẳng đèn không nhúc nhích. Lúc đó tràu ta thường say đèn, cứ trố mắt nhìn. Nhiệm vụ còn lại của người đi soi là dùng nơm chụp thật nhanh và chính xác. Tất nhiên không phải gã tràu nào cũng dễ say, dễ bị tóm như vậy. Có con đã quen không còn đóng đèn, lúc đó người đi soi chỉ còn nghe một tiếng quẫy nước gọn gàng với cái xoáy nước tròn xoe để lại mà tiếc ngẫn ngơ. Cá tràu mùa lũ thường có màu bạc, không đen như bình thường. Mùa này không phải là mùa sinh sản của chúng, nhưng vì là loài chuyên ăn thịt nên chúng ranh mãnh mò theo những đàn cá lên đây kiếm ăn. Thật không gì khoái khẩu và thích thú hơn đối với những gã tràu khi được chén cả ổ trứng tươi rói mà một nàng gáy dại dột nào đó mới đẻ ra.

Những đêm mưa to không đi soi được vì nước động, các cậu tôi lại chuyển nghề mới. Chập choạng tối đã thấy họ mang những tay lưới xuống để kết lại với nhau. Ở quê tôi gọi là lưới bén, vì có mắt nhỏ, sợi mỏng. Bình thường lũ trẻ chúng tôi hay mang chúng ra thả ở những đìa nước hoặc ven bờ ruộng; mùa lũ thì các cậu tôi lại dùng chúng để bắt...chim. Ở quê tôi mùa này thường có những đàn cu giát bay về kiếm ăn. Cu giát là loại chim nhỏ, nhỏ hơn cu gáy, lông màu xám đen, cánh ngắn, chúng thường đi theo đàn chừng 20- 30 con. Cu giát bề ngoài trông chẳng có gì đặc sắc ngoài một đôi mắt đen to, ngơ ngác và an phận. Cu giát đi ăn vào ban ngày, tối ngủ ở các bờ ruộng, bụi cỏ. Khi nước lũ đã ngập đồng, chỉ còn một vài doi đất cao nổi lên như những hòn đảo, chúng thường tụ tập về đó rất đông. Lúc mưa to, gió mạnh; cu giát ướt lông, nghe động cũng chỉ bay được là là mặt đất khoảng chục mét. Đợi những lúc có gió to, các cậu tôi giăng những tay lưới đã kết sẵn quanh các hòn đảo này ở dưới luồng gió thổi, rồi dùng thùng tôn hay bất cứ thứ gì phát ra tiếng động ầm ĩ. Cu giát bay hoảng loạn, thường bị gió đẩy mắc vào lưới. Có đêm các cậu tôi bắt được cả trăm con. Thịt cu giát mềm, thơm và ngon như thịt gà. Cách ăn thông thường là sau khi thui vàng đem quay lên hoặc băm nhuyễn làm nhân bánh bột lộc, có thêm chút nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu là thành thứ đặc sản dân dã mà không phải nơi nào cũng có được.

Cứ xong một đợt lũ như vậy các cậu tôi lại thu dọn đồ nghề rất cẩn thận, làm thêm một vài thứ hay tu sữa cho chắc chắn hơn để đợi đợt lũ khác về. Khoảng dăm lần như vậy cho đến khi tiết trời se lạnh của tháng mười, mười một tràn về thì hết hẳn.

Xa quê đã lâu rồi song những kỷ niệm tuổi thơ ấu vẫn cứ rõ mồn một như mới đâu đó hôm qua. Đêm nay, đêm tháng bảy, ngoài trời mưa và gió lâm thâm; chợt nhớ da diết miền quê nhỏ bé nơi mình đã đi hết chặng đường tuổi ấu thơ. Không biết bây giờ ở đó bọn trẻ còn đơm cá lũ không, có còn bì bõm giữa cánh đồng ngập trắng nước mênh mông, quên học, quên ăn, quên ngủ; đợi mỗi sáng nước lên, mỗi chiều nước rút với giá, với lờ... Chợt nhớ và thèm một bát cháo có khúc cá gáy với bọc trứng vàng ươm, húp một miếng để cảm hết vị ngon mang hương  trời sắc đất chốn quê nhà.

                                                                                         Tháng 8/ 2006

                                                                                                   T.T.H

 

 

TRẦN THANH HẢI Trần Thanh Hải
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 145 tháng 10/2006

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground