T |
ôi không bao giờ quên những ngày đen tối nhất giữa những năm 1957 - 1958. Địch mở hết đợt tố cộng này đến hết đợt tố cộng khác, giơ những bàn tay lông lá, máu me quào bắt hết lớp cán bộ này đến lớp cán bộ khác. Trường học biến thành lò tra tấn. Xác người dân vô tội chết để đầu đường cuối xóm không cho chôn cất. Mùi tử khí xông lên nồng nặc, tiếng quạ kêu oang oác cả ngày.
Gần đến ngày cách mạng tháng Tám địch tăng cường rình mò, phục kích, ánh đèn binh xoi bói, tiếng giày đinh sục sạo làm cho thôn xóm ngột ngạt càng trở nên ngạt thở hơn. Thỉnh thoảng chúng bắt một vài đồng bào vô tội bị chúng tình nghi lên đồn tra tấn rồi tha về, phao tin là những người đó khai hết những gia đình có nuôi giấu cán bộ. Chúng bảo: "Ai lên đồn tự tố thì sẽ được hưởng lượng khoan hồng!".
Thời kỳ này tôi luồn sâu về hoạt động thông tin, vô tuyến điện sát vùng biển Mỹ Thuỷ, Hải Lăng, trú trong căn hầm bí mật nhà chị Tâm, một gia đình bần nông, vợ chồng anh chị mới có đứa con nhỏ đầu lòng.
Mỗi lần mở nắp hầm đưa cơm xuống cho tôi, sau khi đã kể lại mọi tình hình trong thôn xóm, chị Tâm không quên dặn:
- Tình hình như lửa đỏ, nhưng đồng chí cứ yên tâm. Lòng chúng tôi trước sau như một.
Tôi chỉ biết trả lời chị bằng cái nhìn vừa khâm phục vừa biết ơn. Còn chị, mỗi lần đậy nắp và ngụy trang miệng hầm, đều lẩm nhẩm một câu: "Tội nghiệp quá! Không chết mà chẳng khác chi người bị chôn sống!" Chỉ câu nói vu vơ ấy thôi nhưng qua giọng nói nghẹn ngào của chị, tôi nhận biết hết nỗi xúc cảm sâu kín nhất trong lòng các mẹ các chị cơ sở: Thương cán bộ sống gian khổ thiếu thốn, thiếu cả cái ăn, ánh sáng mặt trời, không khí để thở.
Đêm 19.8.1957, đang ngồi dưới hầm mở máy thu thanh theo dõi tin tức thời sụ từ đài Tiếng nói Việt
- Lúc mới bị bắt N. còn hung hăng, chửi thẳng vào mấy thằng ác ôn. Nhưng qua mấy trận đòn vừa rồi thì N. đã bắt đầu lay chuyển. Tôi lo rằng N. trẻ
người non dạ, sẽ không thắng nổi những miếng đòn gian hiểm và cuối cùng sẽ khai ra. Đồng chí cần tránh đi ngay trong đêm nay.
Tôi ngồi im trong chốc lát, nhìn thẳng vào đôi mắt chị. Vẫn đôi mắt đen lóng lánh, trung thực và quả quyết. Không hề phát hiện ra chút giao động gì ở gương mặt chị. Một ý nghĩ vừa lóe sáng qua trong đầu và tôi quyết định mượn cái quốc. Chị Tâm ngơ ngác nhìn tôi không hiểu:
- Chị nhận định đúng. Anh N đã biết chỗ tôi ở, ngày mai địch có thể tới đây xăm hầm. Chúng ta cần phải lấp hầm ngay trong đêm nay.
Nghe tôi giải thích, chị Tâm hiểu ra và nói:
- Ừ, thì là như rứa. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, đồng chí cần thay đổi địa điểm. Nhưng lấp hầm đi thì nay mai về lấy gì mà ở?
Tôi thấy hối hận, xấu hổ đến thộn người ra bởi tuy là trong chốc lát, đã nhận định, đánh giá sai một tấm lòng yêu nước. Chị rất vô tư, chỉ lo cho cán bộ chứ đâu có hề nghĩ đến tai họa tày trời có thể ập đến cho gia đình chị. Cùng lúc,
chồng chị cũng vừa ập về, anh vừa thở hổn hển vừa tham gia vào bàn bạc.
- Phải rồi, lấp hầm ngay thôi, nguy quá đi mất. Địch đã đi xăm phát hiện ra hầm vài gia đình cơ sở khác.
Chị Tâm đỡ lời chồng:
- Ừ lấp thì lấp. Nhưng mần chi mà cuống cuồng ra rứa. Tính mạng cán bộ uy hiếp tới nơi, dời đi giữa đêm nay bọn địch đang bố trí phục kích khắp nơi không lo, lo chi gia đình mình.
Hơn một giờ đồng hồ chúng tôi hì hục đào lấp. Mỗi nhát cuốc như mỗi mũi kim châm vào lòng. Thời gian đã quá gấp rút nên còn một số đồ đạc lặt vặt khác như cột chống, nắp hầm bằng gỗ tôi chỉ kịp dặn vợ chồng chị Tâm hủy đi. Tôi vội bắt tay anh chị từ giã. Những bàn tay còn đẫm mồ hôi, bây giờ vẫn thấy như có lớp keo dính chặt mối tình quân dân cả nước, che chở cho tôi hôm ấy vượt qua khỏi lưới vây quân thù.
Và chúng tôi đã đề phòng, dự đoán đúng: N đã không đứng vững trước những trận đòn roi tra tấn man rợ. Trưa hôm sau bon địch đã đến xăm hầm, lục soát nhà chị Tâm. Đến vị trí hầm bí mật đã được khai báo không còn dấu vết gì nữa bọn chúng điên tiết, đập phá lung tung. Cuối cùng chúng cũng tìm thấy thấy cột gỗ trong chuồng heo còn lấm đất, chúng đã hét lên.
- Tang chứng. Đây là tang chúng, mẹ kiếp, con Việt cộng nằm vùng kia, mi còn chối cãi đi dâu được nữa.
Chúng trói gô vợ chồng chị Tâm lại, lôi xềnh xệch về đồn. Mươi ngày rồi mười hai, mười ba ngày nếm đủ cực hình chị Tâm vẫn không hé môi răng lạnh. Thế nhưng anh Tâm chồng chị đã nhận là đã có nuôi cán bộ trong nhà. Chị Tâm vẫn bình tĩnh đấu trí với bọn ác ôn đến giờ phút cuối cùng:
- Các ông ép cung, đập đánh chồng tôi, tra tấn chồng tôi man rợ như rứa, không chịu nổi chồng tôi phải nhận bừa. Nuôi ai? hầm bí mật ở đâu? Cán bộ ở đâu?...
Thái độ gan đồng dạ sắt của chị đã làm cho anh Tâm hối hận khi đối chất và bắt đầu phản cung. Hơn một tháng trời giam cầm tra tấn, không trừ một thủ đoạn nào mà bọn địch không moi thêm được điều gì nữa đành phải thả vợ chồng chị về. Ba tháng sau, một đêm tối trời tôi đến nhà chị Tâm tìm hầm bí mật trú ẩn khẩn cấp. Chị đã có hầm sẵn ở sau góc vườn và nói ra những điều như mình là người có tội:
- Chúng tôi chờ các đồng chí mãi. Mấy lẻ săng (gỗ) giữ đến nay vẫn còn đó.
Hỏi đến chuyện cũ, chị bảo:
- Hồi đó anh dặn vợ chồng tôi hủy mấy lẻ săng. Tôi tiếc quá, sợ lúc các anh trở về không có sẵn nên giấu đi để dành. Ai dè bọn chúng lục tìm ra. Nhà tôi bây giờ cũng đã cứng cáp lắm!...
Vâng, tôi hiểu cái giá vợ chồng anh chị phải trả trong hai chữ “cứng cáp”. Chiếc hầm bí mật thử thách sự trung kiên, lòng chung thủy. Căn hầm bí mật tự tay các mẹ, các chị đào đã nói lên tất cả, lớn lao hơn cái giá treo cổ của luật 10/59 đang rình rập bên các mẹ các chị. Căn hầm bí mật rồi mo cơm, rá khoai ngày ngày các chị tiếp tế, tá pin, xấp giấy, hộp bút chì bi em gái trốn ra thị trấn xa xôi mua về - bao nhiêu tình cảm gói gọn trong những hành động cảm tử để làn sóng điện chúng tôi không bao giờ tắt. Dưới những căn hầm bí mật này, lúc thu tin đã được các chị ngụy trang che mắt địch bằng cách giăng dây ăng ten ra làm dây phơi quần áo. Lúc phát máy, các mẹ các chị ở Hải Lăng đua nhau đổ lúa vào cối xay rào rào hòng át đi tiếng máy điện quay tay. Không có những chiếc hầm, chúng tôi không thể lăn lộn suốt mấy chục năm trời trong vùng địch hậu và ngồi dưới thế giới thu nhỏ này nghiệm ra cũng lắm điều.
Tôi nghe kể, có một nữ du kích ở Hải Lăng đánh giặc rất gan dạ. Nghe tiếng chị xuất hiện ở đâu bọn lính nghĩa quân và địa phương quân đều thất kinh hồn vía. Vậy mà lúc ngồi hầm bí mật dứt khoát chị đòi cứ phải ngồi hai người, ngồi chung với cả nam giới. Quả là ngồi hầm một mình rất cô độc. Tuy có nghe
hết thảy các động tĩnh trên mặt đất: tiếng chó sủa, bước chân đi, cành cây gãy và nhất là tiếng giày đinh lộp cộp trên nắp hầm... Ở đâu đó chúng ta quên đi không khí mình đang thở là vật vô giá. Ngồi dưới hầm thèm khát đến cháy ruột một luồng gió mát, một tia ánh sáng, ánh nắng mặt trời. Và cuối cùng tuy khá xa biển, ở dưới hầm càng nghe rõ tiếng lao xao, ầm ào biển động. Nghe mà thấm thía, ngộ ra một điều rằng sức mạnh lòng dân đôi khi còn nặng hơn cả năng lượng sóng biển. Nó có thể hất tung những tảng đá nặng hàng trăm tấn lên cao vài chục mét, nhấn chìm những loại tàu bè năm, bảy ngàn tấn xuống vực sâu. Khoa học tính ra được lúc biển động năng lượng sóng biển có sức công phá bằng 30 tấn trên một mét vuông. Và những căn hầm bí mật giúp tôi hiểu được năng lượng lòng dân cao hơn thế nhiều.
Hầm: thử thách lòng tin, sự kiên trung và lòng chung thủy. Ai đã nằm hầm bí mật hoạt động mới hiểu hai chữ phong ba, bão táp của cách mạng miền
P.C.-Y.T.