Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trận "Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu" 40 năm nhìn lại

T

hời gian cứ trôi qua, những gì thuộc về quá khứ có thể bị mờ dần hoặc lãng quên theo năm tháng. Nhưng với truyền thống của dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội đặc công, bộ đội chủ lực (Sư 320) với những người đã trải qua những mùa chiến dịch, những trận đánh ác liệt trên chiến trường Bắc Quảng Trị, Gio – Cam – Hà, đặc biệt là Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu mà đối thủ là Hải quân Mỹ, cơ giới Mỹ, pháo hạm Mỹ, không quân Mỹ mạnh nhất chủ chủ nghĩa đế quốc thì tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 và trận Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu là ký ức lịch sử địa phương không thể nào quên được.

Những sự kiện xung quanh trận Bạch Đằng Giang diễn ra cách đây tròn 40 năm:

Tháng 6/ 1996, Bộ Chính Trị quết định mở Mặt trận Đường 9 – Bắc Quảng Trị, gọi tắt là mặt trện B5, bao gồm một vùng từ vĩ tuyến 17 đến sông Thạch Hãn, giếu Giang, từ Cửa Việt – Đông Hà đến Khe Sanh – Hương Hóa. Mục đích là thu hút, giam chân, phân tán lực lượng Mỹ ngụy, tiêu diệt địch tạo điều kiện cho các chiến trường khác mà trược tiếp là đồng bằng Trị Thiên hoạt động, làm cho địch bị động lại càng bị động hơn, ngăn chặn âm mưu của chúng mở rộng chiến tranh trên bộ ra miền Bắc, đặc biệt là quân khu 4.

Ngày 29 tháng 6 1996 ta chính thức mở mặt trận Đường 9 – Bắc Quảng Trị. Mở màn là quân giải phóng đánh nát vị trí Đầu Mầu án ngữ ở Đường 9.

Đên 15/1/1968 Mỹ ngụy tăng viện ra chiến trường Trị Thiên Huế, 12 tiểu đoàn chiến đấu, trong đó có mười tiểu đoàn Mỹ (5 tiểu đoàn của Sư kỵ binh bay, 3 tiểu đoàn dù 101) 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, nâng số quân từ 15 đến 25 tiểu đoàn, quân ngụy từ 16 đến 18 tiểu đoàn với quân chiến đấu 77.000 tên, có 19.000 tên Mỹ. Về binh chủng: có 12 tiểu đoàn pháo. 12 chi đoàn xe tăng, xe thiết giáp. 7 Tiểu đoàn công binh. 140 máy bay các loại chủ yếu máy bay lên thẳng.

Lực lượng của chúng tập trung ở Quảng Trị - Đường 9, 29 tiểu đoàn có 19 tiểu đoàn Mỹ, 10 tiểu đoàn ngụy. Đường 9 – Đông Hà thu hút 68% quân số.

Đưa quân ra đường 9 – Bắc Quảng Trị, Mỹ - ngụy tập trung khai thác tuyến đường thủy – Cửa Việt Đông Hà và coi Cửa Việt – Đông Hà – Ái tử là căn cứ hậu cần là cái dạ dày quan trọng nhất. Mọi vận chuyển của Mỹ - ngụy ra đường 9 – Quảng Trị và Hạ Lào – Nam Lào đều đi theo đường biển vào Cửa Việt từ đó dùng tàu nhỏ chở lên Đông Hà hoặc cho xe cơ giới chở đi nơi khác.

Khu vực Cửa Việt –Đông Hà, Mỹ - ngụy tập trung lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt, đặc biệt là các xã Gio Hải Gio Hà (Gio Linh), Cam Giang (Cam Lộ), thị Quảng hà, Địch bố trí trên hai vạn quân; gồm trung đoàn 2 (sư 1) bộ binh, 1 tiểu đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn xe lội nước, 6 đại đội bảo an, 1 đại đội thám báo, 23 trung đội dân vệ, hỏa lực có pháo 105 đến 175mm (80 khẩu), pháo 203 có 20 khẩu. Lực lượng tuần phòng trên sông có duyên đoàn 11 hải quân ngụy và thường xuyên có 12 – 18 tàu Mỹ và nhiều phương tiện khác. Bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, công an, cảnh sát, các đảng phái phản động hàng ngàn tên tình báo gián điẹp ở trong các xã Gio Quang, Gio Mai, Đông Phong, Đông Thanh, Đông Thạnh, Đông Hòa… Để bảo vệ tuyến sông Cửa Việt, sông Hiếu, cảng Đông Hà tạo cho tàu 500 Tấn – 1000 tấn vào cảng. Mỹ - ngụy thường xuyên nạo vét bùn tạo dòng sông có độ sâu 6 đến 12m. Tuyến sông Cửa Việt – Đông Hà cách đây 40 năm cũng có khúc rộng có khúc hẹp tùy theo địa hình. Đoạn từ Bác Vọng đến Mai Xá có chỗ rộng nhất 1.000m, đoạn từ Cồn Tòng đến Đại Lộc rộng chừng 500m, đoạn gần cảng Đông Hà rộng chừng 100 – 150m. Một con sông dài 15 Km từ Cửa Việt đến Đông Hà có vị trí thuận lợi cho vận tải đường thủy. Thơi chiến tranh chống Pháp, chúng dùng con sông này tiếp tế cho căn cứ Đông Hà. Đến thời chống Mỹ cảng Đông Hà là nơi tàu chiến, tàu vận tải tấp nập vào ra…

Đánh tàu Mỹ tuyến Cửa Việt – Đông Hà có đơn vị đặc công nước 26, du kích Cam Giang, Gio Mai, Gio Hà phối kết hợp bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực.

Liên huyện ủy Gio Cam tiếp thu nghị quyết 14 của TW Đảng, Nghị quyết quân sự mặt trận B5 thực hiện “Tấn công nổi dậy màu xuân 1968”. Phối hợp chiến trường Khe Sanh – Đường 9, tấn công nổi dậy thành phố Huế. Mặt trận B5 cùng lực lượng biệt động, du kích trung đoàn 270, các Sư đoàn chủ lực 320 đưa chiến tranh vào thị xã.

Mặt trận B5, Thường vụ liên huyện Gio Cam quyết định phát đọng chiến tranh nhân dân, phối kết hợp với lực lượng tạo nên Bạch Đằng trên sông Hiếu, cắt đứt tuyến giao thông Mỹ - ngụy đánh vào dạ dày của Mỹ - ngụy ở Bắc Quảng Trị.

Lực lượng tham gia gồm có: nhân dân Cam Giang, Gio Mai, Gio Quang, Phường 4 (vạn Ngã Ba, vạn Trọng Đức), C9 bộ đội địa phương Cam Lộ, trung đoàn 270 thuộc đaòn 31, bộ đội đặc công nước đơn vị 126. Công tác phối hợp, tốc chức trận đánh thật bí mật, bất ngờ, táo bạo đánh ngay vào cảng đường sông cách Đông Hà trên 1.200m.

Sau một đêm dài, chúng tôi vượt sông Bến Hải qua Cát Sơn, Thủy Bạn, Cam Phổ, vượt đồi 31 về Nhĩ Thượng, Nhĩ hạ vào Lam Xuân, đến Mã Đen về Vinh Quang Thượng xóm đông. Đêm hạ tuần tháng 2, trời tối đen như mực. Pháo sáng của Mỹ - ngụy chốc chốc vụt lên, treo lơ lững trên đỉnh đầu, giúp cho chúng tôi đi nhanh hơn. Đến thôn Lâm Xuân Đông gió rét cắt da thoang thoáng có mùi khét nực. Tý – người chiến sĩ trinh sát khoát tay như ra lệnh, tôi ngồi xuống. Anh vụt về phía tôi, nói nhỏ rỉ tai, địch vừa càn xong, mùi khét của nhà cháy, đề phòng chúng nó phục kích. Chúng tôi đi giãn ra, giữ cự ly cách nhau 5 – 7 mét khom người đi tiếp tục. Khẩu AK bảng gấp tôi lên đạn, giữ chốt an toàn, đến bãi Hao Hao, chúng tôi ngồi nghỉ chân trên một mô đất cao. Trãng cát rộng mênh mông, một màu trắng xóa. Pháo sáng của địch bắn từ Đông Hà ra giới tuyến sángcả làng Phúc Sá… Tý nói nhỏ, có mùi khét, em nghi bộ binh địch và xe tăng chột trên đương ta đi vào. Nói chưa hết câu, lập tức tiếng reo của pháo rào rào khét rẹt nổ ầm vang, bùn, bùi, đất đen rơi phủ hết người, pháo nổ xong chúng tôi nhìn nhau, cùng phán đoán đích ở xa ta. Đến gần rú Vinh Quang Thượng chúng tôi dẫm lên đường tăng của Mỹ, nhìn dấu chúng tôi xác định hướng chạy lên Quán Ngang… Chúng tôi đi với tốc độ nhanh hơn, vượt qua xóm Rú đến xon Vinh Quang Thượng. Đến đây đã nghe được tiếng trẻ con khóc và bên kêu ấm à.

Dừng chân vào nhà chị Phán để liên lạc, cửa hong bên trái khóa chặt. Tôi gõ cửa ba tiếng cạch, cạch, cạch để ra tính hiệu… Không động tĩnh, tôi gõ tiếp ba cái nữa trong nhà có tiếng động ngọn đèn dầu hỏa từ từ sáng lên. Chị Phán mừng rỡ đón anh em toi. Chị nói ngay:

- Anh em ta có can chi không?

Hôm nay Mỹ và Coongj hào càn từ Hoàng Ha lên Lam Xuân đến xom Rú Vinh Quang Tượng, Hạ, Kỳ Trúc, Kỳ Lâm. Nhiều xe tăng lắm… hai chiếc xe tăng gần Mã Đen…

Tý nói ngay: - Lúc chúng tôi đi qua có mùi khét. Chị Phán: - Lực lượng xã Gio Hà an toàn, anh Minh, anh Ba vừa ở đây mới đi ra… Nhìn đồng hồ đã một giờ đêm rồi, như thường lệ chị vặn đèn nhỏ lại rồi dọn khoai khô nấu với lạc cho anh em tôi dùng. Tôi bảo:

- Gần sáng rồi, chúng tôi có việc gấp, cần bàn với anh Ba (Cam Giang), anh Minh (Gio Hà), anh Dũng (Quảng Hà) chị cố gắng báo cho hai anh biết nhé. Tối mai 7 đến 8 giờ làm việc ở đây, chị bố trí nắm tình hình, cho du kích mật canh gác.

4h30 tôi quay về Đại Đội để liên lạc với anh Dũng – Phó Bí thư Quảng Hà nắm lại quy luật thủy triều ở sông Hiếu đổ ra sông Thạch Hãn và hoạt động tàu vận tải Mỹ tuần qua.

Tối 23/2/1968, trở lại nhà chị Phán, anh Minh – Phó Bí thư xã Gio hà, anh Thiện – Bí thư xã Cam Giang, anh Toàn đại diện Ban cán sự tham mưu tác chiến. Anh Dũng – Phó Bí thư Quảng Hà vừa đến, thiếu đơn vị 1A (126) E270.

Ban chỉ đạo hình thành. Chúng tôi quán triệt mệnh lệnh của Bí thư liên huyện ủy Gio Cam Vũ soạn giao cho “Đánh địch cắt đứt đường vận tải Mỹ - ngụy từ Cửa Việt – Đông Hà, Dựng thế trận Bạch Đằng trên sông Hiếu” cắm chiến cụ xuống dòng sông, rải dây thép gai, rải mìn, ngư lôi nam châm… phải đánh nát đoàn tàu Mỹ làm tắc đường sông lên Đông Hà.

Chúng tôi cũng quán triệt bực điện quan trọng của đồng chí Văn Tiến Dũng guiử cho mặt trận B5 liên huyện. Bằng mọi giá cắt đứt đường sông Cửa Việt – Đông Hà càng dài ngày càng tốt, hợp đồng với chiến dịch Khe Sanh. Chúc thắng lợi.

Anh em chúng tôi thảo luận sôi nổi, nhất trí cao, xây dựng quyết tâm hành động phải táo bạo, tuyệt đối giữ bí mật an toàn tuyệt đối, công việc của ai người ấy biết. Huy động nhân dân đóng góp chiến cụ, tre dài 6m vạc nhạn 2 đầu.

Việc liên hẹ với các mục tiêu, hợp đồng A1, d270 tôi chịu trách nhiệm theo sự phân công của Ban chỉ đạo. Đồng chí Minh xã Gio Hà đảm bảo 60 cọc dương liễu có đường kính 10 – 15, cao 6m vạc nhọn 2 đầu, 2 tạ dây thép gai, 200 bó hè tra. Đồng chí Thiện (Ba) Bí thư xã Cam Giang huy động nhân dân các thôn (gần sông Hiếu) Đại Độ, Đình Tổ, Tượng Độ, Thượng Nghĩa, ĐÔng Lai chuẩn bị 1.000 chiến cụ bằng tre vót nhọn 2 đầu đê tại chỗ. Công việc này giao cho anh Tặng xã đội trưởng, anh Thiện, cô Ngọc – Bí thư đoàn thanh niên nhân dân cách mạng phụ trách và đồng chí Bố - Nguyễn Công Bố xã đội Cam Giang. Lực lượng anh Dũng thị Quảng Hà huy động 22 chiếc thuyền, 40 – 60 du kích có kinh nghiệm cắm cọc dưới nước, hết sức lưu ý bí mật chọn du kích cốt cán thực hiện nhiệm vụ. Giờ G Ban chỉ đạo quyết định (N+2)

Theo quyết định liên huyện ủy Gio Cam: Đồng chí Tú Anh – Huyện ủy viên Gio Cam trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí Toàn phụ trách quân sự, làm nhiệm vụ phối thuộc. Đồng chí Ba (Thiện) Bí thư Cam Giang. Đồng chí Minh phụ trách thuyền, nhân lực hành động. Đồng chí Toàn được Hội nghị giao thêm bố trí du kích, bộ đội hai tổ phục kích tàu tuần tiểu của Mỹ - ngụy từ cảng Đông Hà về Cửa Việt và ngược lại. Bố trí 1 tổ ở mép sông Hiếu cách làng Tây Trì 100m do C9 phụ trách, một tổ ở cồn Mai Xá hoặc Cồn Đại Độ từ 10 giờ đế 12 giờ đêm.

Một vấn đề đặt ra, “chính quyền” Mỹ - ngụy từ xã đến ấp có bộ máy kìm kẹp chặt chẽ, ta huy động nhân dân chặt chẻ vạc nhọn hai đầu… Nếu địch đánh hơi được, nó hỏi thì dân trả lời thế nào?

Chúng tôi gợi ý để bà con trả lời: Ban đêm Việt cộng về ra lệnh tất cả nhân dân kể cả gia đình binh lính, vợ con ngụy quyền phải chặt tre để rào làng chiến đấu giống như thời chống Pháp.

Trận địa cắm cọc ngăn sông dựng thế trận Bạch Đằng ở sông Hiếu cách Tam Giang khẩu từ 300 đến 500m đi từ Đông Hà. Ở đây có nước sâu 6 đến 10 sãi. Trận địa kéo dài 800m, có hai bãi cọc, giữa các bãi cọc bộ đội đặc công nước thả ngư lôi nam châm, mìn đánh tàu định giờ. Duới dòng sông cạnh bãi cọc thả dây thép gai và bừng nhùng tự tạo.

Trên bờ sông từ Mai Xá lên Vinh Quang hạ, xóm Hói Tre Đại Độ, bộ đội chủ lực bố trí DKB, B40, B41, cung bộ binh đánh tàu và lính thủy đánh bộ của Mỹ.

Ngày hành động N+2 (26/2+2) tức là 0h ngày 28/2/1968.

Mặt trời đã tắt, mưa phùn, đường đi lại lầy lội, từng đoàn người bao gồm đoàn viên Thanh niên nhân dân cách mạng, du kích cốt cán… từ phía Gio Hà các thôn Thượng Nghĩa, Đông Lai, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ… người vác, người gánh kéo nhau về tập kết hai bãi dài ở Tam Giang khẩu cách sông Hiếu 100 – 150m. Đội nữ đoàn viên Thanh niên nhân dân cách mạng thôn Thượng Nghĩa đi đầu, rồi cứ nối tiếp nhau. Không ai bảo ai đến địa điểm tập kết tận chân đập. Sau 2h các chiến sĩ tập kết đủ chiến cụ, lặng lẽ về nhà. Trong số những người dẫn đoàn quân du kích mật ở Gio hà đem khí cụ đến co cô Thảo thay mặt đồng chí Minh đến báo cáo, chúng tôi huy động được hai trăm bó rào, một tạ dây thép gai, cọc dương không đủ… tập kết ở Hói Tre. Công việc xong xin cho lược lượng về. Đồng chí Thanh Toàn im lặng, cảm ơn và siết chặt tay người cán bộ cữ hợp pháp vùng địch hậu dũng cảm.

Đúng 9h30 phút, theo thủy triều nước sông Hiếu cạn dần. 11g nước đứng. Hai mươi chiếc thuyền và bốn mươi du kích mật nhẹ nhàng vào Tam Giang khẩu (lực lượng này chủ yếu vạn Ngã Ba) đưa cọc tre xuống thuyền. Đồng chí Tiến đội trưởng công tác cùng lực lượng tổ chức cho lên thuyền ra sông Hiếu đến bãi sông. Trên đường đi ra, tàu tuần tiểu của Mỹ chiếu đèn. Nhanh chóng các thuyền nép vào Tam Giang khẩu. Địch đi, lực lượng được triển khai nhanh chóng. Rét buốt cắt da, không ai bảo ai họ âm thầm dưới sông Hiếu. Các thuyền chiến và du kích trở về thuyền của mình.

Đêm 28/2, đôi 1 Đoàn 126 cùng các chiến sĩ 270 Bộ binh hỗ trợ đưa thủy lôi thả ở bãi cọc, ngã ba Đại Độ, sau đó bộ phận đội 1 thả tiếp hai quả thủy lôi lúc 2h15 phts cùng ngày. Đại bộ phận rút ra phí sau để lại hai tổ chiến đấu do đồng chí Thước chỉ huy.

3h sáng 1/3 các lực lượng đơn vị hỏa lực D270 cùng bộ binh bí mật áp sát bên bờ sông từ Mai Xá, Vinh Quang hạ, Đại Đội dùng DKZ, B40 – B41 sẵn sàng đánh tàu.

Nước triều lên, dòng sông Hiếu mênh mang trôi về Cửa Việt. Trận địa được ngụy trang hoàn chỉnh, pháo sáng từ căn cứ K3 ở Đường 9 bắn lên sáng cả góc trời Đông Hà. Tôi kéo anh Dũng, anh Toàn, anh Ba bóc bao thuốc rô-bi chia nhau mỗi người một điếu, dùng áo mựat che kín để đốt thuốc. Gió mùa Đông Bắc thoáng qua, chúng tôi nói với nhau xem lịa quê hương một lần nữa, ngày mai 1/3 trở đi Mỹ - ngụy không để cho nhân dân yên tĩnh. Bắt tay tôi, anh Dũng về cơ sở, hai chúng tôi vào xóm làng Đại Độ nghỉ. Chợp mắt được ba mươi phút thì cô du kích đánh thức dậy: - Các anh ơi sáng rồi…

Sáng sớm, bầu trời yên tĩnh, không nghe tiếng pháo, tiếng còi ô tô xe tăng của Mỹ gầm rú như những ngày trước đó. Chúng tôi vộn ăn cho xong bánh lương khô và nửa vắt cơm được bà con tiếp tế, chia tay nhau về cùng các phân đội chiến đấu.

Chừng 8h30 sáng 1/3/1968 như thường lệ hai chiếc trực thăng của Mỹ bay từ sông Thạch Hãn về sông Hiếu xuống Cửa Việt rồi vòng lên Mai Xá, Vinh Quang… Anh Toàn nói với chiến sĩ trẻ D27: - Lính công tử đi tuần đó.

Sau ba mươi phút, một đoàn tàu gồm mười hai chiếc từ Cửa Việt lên Đông Hàm, chiếc này cách chiếc kia 15 – 20m. Đài quan sát báo: - Nó đã đến cồn cát Gia Độ, đến ngã ba vào sông Hiếu. Tốc độ châm chạp, hàng hóa chiến tranh đầy ắp, mấy thằng lính Mỹ béo phệ đang quan sát… Chúng tôi được ngụy trang bằng những tấm dù xanh như cây bụi. Đài quan sát reo lên, chiến sĩ trinh sát khoát tay, bốn chiếc sau cùng vào sông Hiếu. Chiếc đầu vào bãi cọc 1, chiếc thứ hai, thứ ba, thứ tư nối đuôi nahu. Chúng tôi hướng về trận địa, lập tức tiếng thủy lôi nổ rung chuyển, những cột nước cao phủ tàu, chiếc thứ hai vào bãi 2, chủy lôi nổ tiếp. Lập tức B40, B41, DKB của ta nổi uỳnh oàng. Trận địa rền vang, tàu Mỹ tan xác, bà con Gia Độ, An Dạ (Triệu Độ) đứng nhìn hoan hỉ xem giải phóng quân đánh tàu Mỹ.

Biết lực lượng của ta vào phục kích trên bờ, Mỹ huy động nhiều trực thăng thả hai đại đội Mỹ và xe MZ tấn công vào Đại Độ. Trận này các chiến sĩ đoàn 126 phối hợp với quân chủ lực địa phương đánh chìm, đánh hỏ 7 tàu địch, làm tắc nghẽn giao thông của địch nhiều ngày.

Chiến công “Bạch Đằng Giang” sông Hiếu được Bộ tư lệnh B5 biểu dương quân dân Quảng Trị anh hùng, Quân khu 4 khen ngợi…

Sau Bạch Đằng Giang chiên tranh ác liệt. Mỹ ngụy tìm cách bắt dân năm xã vào các khu tập trung An Lạc, Quán Ngang, Cửa Việt. Cán bộ chiến sĩ tiếp tục cuộc chiến đấu gian khổ, nhiều anh chị em hy sinh. Nhưng với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhiều cơ sở vạn Ngã Ba, Trọng Đức, Đại Độ, Thượng Nghĩa, Mai Xá… bị bắt bị tù những giữ được khí tiết cách mạng.

Ý nghĩa của trận đánh được rút ra là:

Cán bộ và nhân dân Cam – Gio – Hà tỉnh Quảng Trị phối hợp Đoàn 126, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực đã biết kế thừa, phát huy một cách có hiệu quả và sáng tạo cách đánh tàu, thuyền địch, truyền thống đánh giặc trên sông biển của ông cha. Năm 938 quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền đã dùng cọc gỗ cắm chọn sông Bạch Đằng chặn tàu thuyền của quân xâm lược Nam Hán và đã thắng lợi mở ra kỷ nguyên độc lập của dân tộc. Năm 1288 dưới sự chỉ huy của vị tướng tài danh Trần Hưng Đạo, quân dân nhà Trần đã chủ động cắm cọc gỗ bịt đồng trên sông Bạch Đằng tạo nên sự hiểm trở của địa hình khiến hàng trăm chiếc thuyền của quân địch xâm lược Nguyên Mông sa vào ở phục kích và đã thật bại thảm hai. Năm 1947 khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc, quân và dân ta lại dùng các thanh ray đường sắt cắm xuống sông Lô để ngăn tàu địch, tạo điều kiện cho bộ đội pháo binh tiêu diệt chúng… Biết kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của ông cha ta để chiến đấu có hiệu quả, biết phối hợp với chiến trường Khe Sanh Đường 9 một cách nhịp nhàng.

Trận Bạch Đằng trên sông Hiếu, là một trận chiến đấu tông hợp của nhiều cách đánh, thể hiện trình độ kỹ thuật chiến thuật của bộ đội đặc công Đoang 126 đã được nâng lên, kết hợp thả thủy lôi, chướng ngại vật trên sông, vừa sử dụng phương thức bắn thẳng, bắn trực tiếp vào tàu giặc, vừa đánh bộ binh, vừa đánh tàu, cách đánh để hỗ trợ cho nhau để đánh thắng lợi.

Trận đánh thắng lợi trên sông Hiếu những ngày đầu tháng 3 năm 1968 nằm trong Mậu Thân 1968 đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp về thế trận chiến tranh nhân dân. Nhân dân Cam Lộ, Gio Linh, thị Quảng hà không những giúp đỡ bộ đội đặc công, bộ đội chủ lực mà còn phát huy nội lực, trực tiếp tham gia chiến đấu. Từ chập tối 28/2 năm Mậu Thân 1968 từng đoàn du kích, đoàn viên thanh niên cách mạng từ Gio Hà, từ các thôn Đại Độ, Thượng Nghĩa, Đình Tổ, Thượng Đô, Đông Lai đã lần lượt gánh vác, khiêng các chiến cụ tập kết nơi quy định. Trong số này nhiều chủ thuyền và con em họ đắm mình dưới giá rét để tạo nên trận địa dưới dòng sông. Đây là một trận đánh mang tính hiệp đồng giữa bộ đội đặc công nước, bộ đội địa phương du kích và nhân dân.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên tuyến Cửa Việt – Đông Hà ta đã bắn cháy, bắn bị thương 370 tàu Mỹ ngụy, góp sức cùng miền Nam tổng tiến công, nổi dậy. “Bạch Đằng trên sông Hiếu” mãi mãi ghi vào sổ vàng của địa phương.

D.T.A

 

Dương Tú Anh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 166 tháng 07/2008

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground