Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Về với đồng đội

X

e đang bon bon ra thị xã Đông Hà thì tay Đặng Hùng hỏi toáng lên: “Ngọc Trung đâu? Thiếu Ngọc Trung!”. Xe phanh khựng lại. Mọi người ngơ ngác. Đặng Hùng hất hàm về phía tôi. Hiểu ý, tôi nhảy theo cậu ta, xuống xe. Hùng dang tay. Một xe máy chạy ngược chiều với ô tô của chúng tôi phanh lại. Theo quán tính, anh lái ngả rạp người về phía trước. Hùng chỉ xe lên phía nghĩa trang Trường Sơn, anh gật gật. Tôi và Hùng nhẩy phóc lên xe anh. Xe lượn chênh chếch qua cua tay áo rồi vù lên đỉnh đồi. Tôi nhảy xuống trước, đưa anh lái hai mươi ngàn đồng tiền công, nhưng anh lái xe xua tay, quay xe lại ngã người cua theo ta- luy dương xuống đồi. Chúng tôi nhìn theo, ngầm cảm ơn người thanh niên quê lúa Thái Bình… Từ xa, chũng tôi đã thấy đôi bờ vai Trung đang nấc lên, tới gần thấy cậu ta đầm đìa nước mắt, hai mắt như vô thần găm vào dòng chữ: “Liệt sĩ Tạ Đình Luật…, hy sinh ngày 3/5/1971”… Chúng tôi lặng đi hồi lâu và rồi sau mấy lượt nhang khói, chúng tôi phải thuyết phục mãi Trung mới vỗ vỗ lên bia mộ, lầm rầm như nói với người dưới ấy: “Thôi, anh ở lại với đồng đội, với nhân dân Quảng Trị, thi thoảng về với u, với chúng em!”. Chúng tôi dìu Trung ra xe. Đây là chuyến đi thực tế của Chi hội Văn hoicj tình Thái Bình vào viếng các liệt sĩ tại nghĩa trang Trường Sơn.

Hẳn giữa Trung và người nằm dưới mộ kia phải có những kỷ niệm sau sắc nên tôi không tiện hỏi ngay lúc ấy. Tuần sau, hai anh em ngồi bên nhau tại vườn hoa thành phố Thái Bình, Trung vừa gạt nước mắt, vừa sụt sùi kể:

- Em ở xã Quỳnh Hoa, anh Luật, người nawmg dưới mộ ấy, ở xã Quỳnh Lưu, cách nhau dăm mảng đồng. Hồi niên thiếu, ảnh thường tới nhà cô mình lấy chồng ở Quỳnh Hoa nên hai anh em vẫn đi bẫy chim, hun chuột với nhau như hình với bóng, ảnh coi em như em ruột của mình. Năm 1970, anh Luật 20 tuổi, em mới có 16 nên khi ảnh đăng ký đi bộ đội, em cũng khai tăng lên 2 tuổi để được đi cùng ảnh. May quá, cả hai anh em cùng đi học lái xe rồi cùng vào chiến trường một đợt và cùng làm ở Binh trạm 32. Binh trạm này đứng chân ở bản Lùm Bùm thuộc tỉnh Khâm Muộn của đất Triệu Voi, nằm trên đường chiến lược 128 chạy từ Thượng Lào xuống và là điểm cuối của đường 20 Quyết Thắng chạy từ làng Phong Nha, Quảng Bình sang.

- Những ngày đầu, hai chúng em lái xe trên cung đường phía nam Lùm Bùm, vượt qua hông Binh trạm 33, tới Tha Mé, vượt sông Xê- Pôn, qua mặt Binh trạm 41 để lập chân hàng cho Trị - Thiên mà lính là quen gọi mà “Mặt trận B5”.

Thế rồi, giữa chiến dịch Đường Chín- Nam Lào mà tụi ngụy kêu là cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, đại đội vận tải của chúng em không lấy hàng ở K4 của Binh trạm mình nữa mà phải “lùi cung” lấy hàng ở thung lũng Ban Cô nằm trên Đường 20 Quyết Thắng của Binh trạm 14.

- Có phải đó là biên giới Việt- Lào, nơi ra đời của bài thơ “Trường Sơn đông- Trường Sơn tây” của Phạm Tiến Duật không?

- Vâng! Chính xác, bài thơ ấy được “chào đời” tại Km 68 của Đường 20 Quyết Thắng. Nhưng điều đó, với lính lái chúng em không quan trọng bằng trọng điểm A- T- P.

- A- T- P là chỗ nào?

- A- T- P là cách gọi tắt của lính lái, lấy từ 3 chữ trong 3 địa điểm: “Cua chữ A”, “ngầm Ta Lê”, và đèo “Pha- La nhích” trên đất nước Triệu Voi, là trọng điểm ác liệt nhất không chỉ của Đường 20 Quyết Thắng mà còn là một trong 42 trọng điểm của 16.000km đường Trường Sơn. Đoạn đường chỉ dài 18 cây số, nhưng có chỗ rộng tới 2km nằm trơ ra giữa không trung!. Không lực Hoa Kỳ đánh 24/24 giờ trong một ngày và 365/365 ngày trong một năm. Trước năm sáu sáu (1966) khi chưa có Đường 20 Quyết Thắng đi qua thì A- T- P là khu rừng già nhiệt đới với những cây dầu cao vút tầng mây. Nhưng sau năm 1967, khu rừng xanh biếc này biến mất, như trôi vào “dạ dày” mụ phù thủy trong các thiên thần thoại của những tộc người Lào Thowng, trên 20km2 không còn một cây cỏ, sông Ta Lê là con sông thơ mọng của đất nước Triệu Voi biến thành màu đỏ, đúng như ai đó đã bảo: “Biết nàu xanh là màu của sông/ Ôi thương nhớ Ta Lê mỗi lần nước đỏ!”

Tại trọng điểm A- T- P này, mỗi ngày có từ 14 đến 18 lượt B52 rải thảm xuống 20km2 ấy nên sau mỗi đợt B52 là cả một tiểu đoàn công binh và Thanh niên xung phong phải vác đá ra lấp hố bom, vác cây ra lát đường cho xe qua. Nhưng B52 và phản lực đánh liên tục, tốp này vừa bay đi, tốp khác đã kéo tới thì không sức giừ hàn gắn nổi A- T- P. Chúng đánh ác liệt đến nỗi suốt trong một tuần không một xe nào qua được. Tình hình căng thẳng tới mức, Tư lệnh Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên phải điện cho Binh trạm 14 là Binh trạm trấn giữ đường 20 Quyết Thắng rằng: “Nếu Binh trạm 14 không tiếp “hàng” vào sẽ có hàng vạn bộ đội đói, chết!”. Nhận diện cực kỳ gay cấn ấy, Binh trạm 14 đã bật ra sáng kiến làm thêm các đường phụ và đường kín tránh các trọng điểm, trong đó có đường 20B, tránh A- T- P, nối từ thung lũng Ban Cô tới đỉnh đèo Phu- La- Nhích. Nhưng rồi cũng không che mắt được không lực Hoa Kỳ.

Lần ấy, một chiều cuối xuân của năm bảy mốt (1971) đại đội em xếp hàng xong, đã tế tựu ở cửa rừng của thung lũng Ban Cô mà thằng AC130 cứ bắn đạn pháo có tia la- de xuống A- T- P. Loại đạn này, chúng mới lắp cho thằng AC130, là loại đạn cực kỳ nguy hiểm, vì thằng lái máy bay không cần ngắm, cứ phóng đại xuống đất, đạn sẽ tự tìm đến đầu xe, nơi phát ra nhiệt mà nổ. Có thể nói không ngoa rằng: bắn kiểu này là “bách phát bách trúng”. Đồng chí đại đội trưởng của đại đội em đã 3 lần nhận điện của Tư lệnh Binh trạm 32: “Nội trong đêm nay, đêm 3/5/1971, bằng mọi giá, các đồng chí phải có “hàng” cho chiến dịch tại phía nam Làng Vây Quảng Trị!”. Thế là, đành phải “Cống” cho thằng AC130 một xe ở đường chính để toàn đại đội chạy theo đường phụ 20B. Trung đội nào cũng xin “hiến” một xe nên phải bốc thăm. Trung đội bốc với trung đội, tiểu đội bốc với tiểu đội, lái xe bốc với lái xe. Qua ba lần bốc thăm ấy, anh Luật sẽ cho xe chạy theo đường mình ở đường chính, nhử thằng AC130 cho toàn đại đội chạy theo đường phụ. Bần thần một lúc, anh Luật vẫy em ra một chỗ, dặn: “Chớ báo tin này cho cô anh và bảo cái Bích  Ngọc đừng chờ anh nữa!”. Hai anh em bịn rịn chia tay nhau, đoạn anh huýt sáo, bắt tay hết lượt mọi người trong đại đội rồi thanh thản lên cac- bin. Xe anh đi thẳng ra cua chữ A, còn toàn đại đội rẽ lên thượng nguồn sông Ta- Lê, đi theo đường phụ 20B. Khi xe em tới đỉnh đòe Phu- la- nhích, trông xuống ngắm Ta- Lê thấy một chiếc xe đang bốc lửa và tiếp đó là tiếng nổ rền vang của các loại đạn trong xe ảnh. Cả đại đội lặng đi, ngả mũ tiễn đưa người đồng đội của mình!!!.

Sau chuyến đi áy, em về lái ở cung đường mới, cung đường vượt trọng điểm Tha Mé, qua Đường Chín, lập chân hàng cho Binh trạm 41, Binh trạm 42 và đổ hàng lên các kho của Mặt trận Trị Thiên cho đến ngày giải phóng Quảng Trị (01/05/1972), không lần nào qua A- T- P nữa. Nhưng được anh em nói lại, anh Luật không hy sinh trên xe mà bị bom hất xuôngs ngầm Ta- Lê rồi được Thanh niên xung phong trực chiến ở đây đưa về đất mình mai táng trên đỉnh đòe Cổ Ràng, nằm quay về quê lúa Thái Bình ta. Nhưng sợ anh “hy sinh” lần thứ hai nên đồng đội đưa anh về mai táng ở “đường kín” 20K.

- Sao lại kêu là “đường kín”?

- Vì trên khoảng không, cách mặt đường chừng dăm mét, ta làm giàn như giàn mướp ngoài mình. Trên những giàn ấy, ta treo toàn những giỏ phong lan, hoa nở thơm ngát cả một vùng như bao cánh rừng khác. Xe ta ung dung chạy giữa ban ngày mà thằng OV10 vẫn không biết xe ta “tàng hình” như thế nào. Tại đường 20 Quyết Thắng có rất nhiều đoạn đường kín, như đường E20 vượt trọng điểm Chà Là… Còn đường kín 20K, nơi anh Luât em nằm là con đường kín dài nhất, nối từ ngầm Aki tới đầu Ka Tốc, dài trên 20 cây số. Đường này ta mở vào mùa khô năm 1971 với ý đồ “chơi” lâu dài với không lực Hoa Kỳ. Nhưng còn “để dành” thì Mỹ đã phải ký hiệp định Pa- ri với ta, thành thử hoa phong lan nở dọc dài hai mươi cây số phải bạn cùng bướm cùng ong. Còn lính lái chúng em đành lỗi hẹn với hương ngàn suốt 20 cây số này…

Sau hiệp định Pa- ri, số đông lính lái về xây dựng thủy điện sông Đà. Riêng em trở về quê và cũng không ngờ, chỉ với chút ít vốn liếng ở chiến trường lại trở thành người viết văn, như anh đã biết. Em cứ đinh ninh, anh Luật em sẽ phải nằm mãi ở rừng già heo hút của Trường Sơn. Có ngờ đâu ảnh đã được về với đồng đội, được sự viếng thăm của cả nước, các bạn bè khắp năm châu bốn biển và được sự chăm sóc, chở che của đồng bào Quảng Trị trên đồi cao lộng gió, có hương ngàn và chim hót của Trường Sơn…

                                                                                                               N.C.V

Nguyễn Công Viễn
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 165 tháng 06/2008

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

17 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

22 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground