Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vĩnh Linh, quê hương thứ hai của cha tôi

K

hi còn sinh thời cha tôi thường nhờ tôi viết lại bản thảo kịch bản cho ông. Ngồi bên cha tôi được nghe ông nói về Vĩnh Linh Quảng Trị thời đánh Mỹ... Những cái tên đã ghi vào lịch sử của dân tộc: Sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương một thời chia cắt dòng máu con lạc – cháu Hồng. Không riêng gì người dân Quảng Trị mà day dứt trong lòng biết bao người con đất Việt ngày ấy.

Thời gian trôi qua kể từ năm cha tôi đặt chân tới mảnh đất – con người ở nơi tuyến lửa đã hai mươi ba năm. Mỗi lần nhắc đến nơi đây ông lại rơm rớm nước mắt. Vĩnh Linh – Quảng Trị là quê hương thứ hai của ông. Quả thật vậy mảnh đất – con người nơi ấy đã thừa quá nhiều cái gian khổ hy sinh trong những năm đánh Mỹ! Và cũng chính nơi đây đã che chở cho cha tôi có được vốn sống, có những tác phẩm để lại cho hậu thế sau này...

Nhìn lại bản thảo trong  trang viết của cha tôi vẫn còn đang dang dở ngỡ như cha tôi vẫn đương còn đâu đây, thế mà nay đã gần mười bốn năm tròn cha tôi ở cõi vĩnh hằng. Vắng cha ngần ấy năm tôi vẫn dành thời gian sắp xếp lại tác phẩm và tư liệu, và viết lại bản thảo của cha tôi để bảo quản lưu giữ. Lúc còn đương thời, cha tôi cũng đã có dự định về thăm lại nơi chiến trường xưa, nhưng nguyện vọng lại không thành! Tiếc rằng nay cha tôi không còn để được viết tiếp về quê hương thứ hai của ông trong thời kỳ đổi mới...

Vừa qua Vĩnh Linh- Quảng Trị kỷ niệm 50 năm truyền thống cách mạng của quê hương, tôi rất tự hào về những tác phẩm mà cha tôi đã viết về nơi mảnh đất – con người anh hùng nơi ấy! Tôi biết mảnh đất và con người Vĩnh Linh, Quảng Trị trong ông luôn nặng tình nặng nghĩa.

Qua các tư liệu mà ông để lại tôi muốn gửi đến quê hương thứ hai những nỗi niềm của ông.

Tác phẩm Tổ Quốc cha tôi viết cùng với nhà văn Xuân Đức. Năm 1976 vinh dự được chọn vào phục vụ Đại hội Đảng lần thứ IV. Cha tôi vui mừng như đã được thay mặt cho nơi tuyến đầu đánh Mỹ để báo cáo với Đảng, với Nhà nước tấm lòng người dân nơi đây luôn hướng về Đảng về Bác Hồ kính yêu, quyết tâm đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn...

Tác phẩm về người lính cũng từ nơi mảnh đất này, nó đã vượt khỏi biên giới khi Đoàn kịch nói Trung ương đem đi trình diễn ở “Liên Xô cũ” đó là vở “Đại đội trưởng của tôi”. Cha tôi kể lại lần sang Liên Xô đi cùng với đạo diễn Xuân Đàm khi tới sân bay bạn ra đón, nhìn thấy cha tôi họ nói: “Đại đội trưởng của tôi đây rồi”! Cha tôi cảm động lắm được đón nhận tình cảm của đồng nghiệp bởi một lẽ hai đất nước đã từng trải qua cuộc chiến tranh ác liệt chống đế quốc và phát xít để bảo vệ Tổ quốc...Những lần vui mừng như vậy cha tôi thường về nói chuyện lại cho vợ con nghe. Mẹ con chúng tôi mừng lắm và tự hào được cùng chia vui với ông. Còn những khi cha tôi có chuyện buồn không bao giờ cha tôi nói cho vợ con biết, mà chỉ biết qua những hơi thở dài của cha. Tôi nhớ vào năm 1982 tác phẩm “Ông Bi ông Hài” (có một câu chuyện) đó là vở diễn chống tiêu cực đầu tiên của ông, song bị đình chỉ trên sàn diễn ngày ấy! Cha tôi không biết nói gì hơn chỉ im lặng, trầm tư và suy nghĩ...rồi đến tác phẩm “Tiếng hát” sinh ra cùng với tác phẩm “Tổ Quốc” – “Đại đội trưởng của tôi” cũng không ít gian truân như nhà văn Xuân Đức đã viết đăng tải ở tạp chí Cửa Việt tháng 2 năm 1990.

Tác phẩm viết về mảnh đất và con người nơi ấy được đạo diễn Xuân Đàm cùng với anh chị em diễn viên của Đoàn kịch Huế Bình Trị Thiên “chăm sóc nuôi dưỡng” rồi đem đi “tranh cử” tấm huy chương vàng hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc lần thứ ba ở thủ đô Hà Nội. Thật bất ngờ điều đó lại là sự thật. Đoàn kịch Huế Bình Trị Thiên ngày ấy đoạt tấm huy chương vàng rất xuất sắc vở diễn “Tiếng hát” tại thủ đô. Sau những đêm Đoàn biểu diễn, báo chí ở Hà Nội đăng tin ca ngợi rất nhiều. Qua đêm diễn ngày 7/9/1985 Trưởng ban văn hóa văn nghệ Trung ương Đảng đã ghi lời nhận xét tốt đẹp về tác phẩm, đạo diễn diễn viên của Đoàn. Tác phẩm đó được nước bạn (Liên Xô cũ) chọn xuất bản ra tiếng Nga, khi cha tôi nhận tác phẩm in bằng tiếng Nga bạn gửi sang tặng, ông mừng lắm, ngồi bên bàn viết cha tôi lật từng trang sách rồi gập lại để ngay ngắn trên bàn tay ôm cằm ngồi im lặng, không hiểu cha tôi đang nghĩ gì mà tôi chỉ thấy giọt nước mắt đang lăn trên gò má cha tôi. Chắc không riêng gì cha tôi mà đối với mọi con người lúc vui buồn cũng đều lấy nước mắt làm thước đo lòng mình là vậy!

Lá thư vẫn ở trên bàn viết của cha tôi đó là bức thư ông viết cho anh Chung Bí thư Huyện ủy Bến Hải ngày ấy. Cha tôi đã gửi gắm vào đó tấm lòng biết ơn! Cha tôi viết: “Anh cho tôi thông qua anh được chuyển đến các đồng chí và bà con Bến Hải những tình cảm thân thương chân thành và lòng biết ơn trọn đời trọn kiếp đối với đất, với người Bến HGHải quê hương chống Mỹ cứu nước của đời tôi”. Vào năm gần về cuối đời, cha tôi đi nhận giải thưởng về đề tài “chiến tranh, cách mạng. Anh bộ đội Cụ Hồ” mang tấm bằng khen của Bộ Quốc phòng vẫn là tác phẩm “Tiếng hát”, “Tiếng hát” đó có lẽ cũng là tiếng lòng của cha tôi.

Trong tập tư liệu của cha tôi có thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết ngày 6/2/1985 trích đoạn: “Tôi thân ái chúc đồng chí tiếp tục phấn đấu trong lĩnh vực của mình làm nên những tác phẩm có giá trị phục vụ sự nghiệp quan trọng bậc nhất hiện nay và sau này của chúng ta”.

Nhìn lại tác phẩm của cha tôi suốt trong  hai thời kỳ chống giặc ngoại xâm ở thời đại Hồ Chí Minh, vinh dự được Đảng Nhà nước tặng giải thưởng cao quý, đó là giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt một năm 1996 tôi rất tự hào về ông. Chắc ở suối vàng cha tôi cũng vui mừng khi thấy mình đã thực hiện được phần nào theo lời chúc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Mặc dù thân thể cha tôi đã khuất núi. Song tên tuổi của ông mãi mãi đi cùng với tác phẩm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc! Và của quê hương thứ hai của ông Vĩnh Linh lũy thép anh hùng.

                                                                                                   C.T.Đ

Cao Trọng Đoan
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 124 tháng 01/2005

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground