Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Giám khảo văn chương có đọc không?

Có một thắc mắc của nhiều người, cả bạn viết lẫn bạn đọc là: Giám khảo văn chương có đọc tác phẩm dự thi không? Bởi số lượng tác phẩm nhiều, mỗi tác phẩm được in thành sách cũng rất dày. Tất nhiên là phải đọc chứ, bởi văn chương là để đọc.

Hầu hết các cuộc thi văn chương đều thành lập nhiều ban chấm thi theo các cấp. Ít thì có hai ban là sơ khảo và chung khảo. Nhiều hơn thì có đến ba cấp như giải thưởng Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị (trao 5 năm một lần), gồm: tổ tư vấn, hội đồng cấp cơ sở, hội đồng cấp tỉnh. Và theo quy chế hoạt động của hội đồng cấp tỉnh giải thưởng này thì các thành viên hội đồng phải ghi vào phiếu chấm hai mục: tư tưởng, nội dung tác phẩm và chất lượng nghệ thuật tác phẩm. Nếu không đọc, làm sao có thể thẩm định hai mục quan trọng như vậy được. Chắc chắn phải đọc, tin thế!

Còn nhớ năm 2019 khi tạp chí Cửa Việt chấm cuộc thi truyện ngắn và bút ký, nhà văn Xuân Đức được mời chấm chung khảo. Ông đã đọc rất cẩn thận, đọc nhiều lần và tại phiên họp chung khảo nhà văn đã dành hơn một giờ đồng hồ để nhận xét từng tác phẩm. Thậm chí trước phiên họp một tuần, khi đã chọn được truyện đạt giải nhất, nhà văn Xuân Đức phấn khích đến nỗi gọi điện cho bạn bè văn nghệ khắp nơi vì vừa đọc được một truyện ngắn “quá đã”. Ông gọi cho nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam để “thách” rằng nhiều cuộc thi văn chương khác tiền thưởng cao hơn, uy tín lẫy lừng hơn nhưng chưa chắc đã chọn được thủ khoa truyện ngắn như của tạp chí Cửa Việt. Rồi ông còn viết luôn một bài hơn 2.000 từ để bình về truyện ngắn này và đăng lên facebook cho bạn bè khắp nơi được biết. Nhờ đó cuộc thi được dư luận quan tâm chú ý hơn, đến nỗi phóng viên báo Sài Gòn giải phóng cũng gọi điện ra phỏng vấn trưởng ban tổ chức cuộc thi.

Kể ra, như thế là nhà văn Xuân Đức đã vô tình để lộ kết quả của cuộc thi trước ngày công bố. Nhưng ai cũng thấy đó là chuyện vui, chuyện đáng mừng đáng quý. Nhà văn viết ra tác phẩm đã sướng, nhưng đọc được của người khác một tác phẩm hay thì còn sướng hơn là vậy! Cái sự đọc khi ấy đã vượt qua chuyện đọc chấm, đọc thẩm; mà là đọc để cảm nhận, đọc để cộng hưởng. Giới trong nghề gọi là liên tài vậy. Tài năng thẩm định của ban giám khảo cũng ở chỗ này là vậy!

Hay giải thưởng VHNT Cố đô của Thừa Thiên Huế (5 năm một lần) quy định rõ: “Thành viên tham gia hội đồng sơ khảo và hội đồng chung khảo là những văn nghệ sĩ có uy tín trong và ngoài tỉnh và chuyên môn cao thuộc từng lĩnh vực. Thành viên hội đồng phải là những người không có tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng; không có người thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột (anh, chị, em vợ/chồng)... có tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng”. Từ quy định này, Huế mời các nhà văn uy tín ở trung ương đọc trước một tháng để đánh giá độc lập, gọi vui là chấm “mù” (tức là không nhìn thấy người khác chấm). Sau khi gửi bản đánh giá độc lập của mình thì giám khảo trung ương lại bay về Huế họp để thống nhất. Nhờ đó nên giải thưởng VHNT Cố đô càng ngày càng khiến dư luận phục, không còn tình trạng xuề xòa như nhiều năm về trước đến nỗi có vè rằng: Cố đô giải thưởng tỉnh nhà / Cố tranh nhau giải để mà lấy đô (USD) / Họ Trần, họ Vũ, họ Tô / Vừa thi vừa chấm vừa vồ giải luôn.

Nhưng không phải cuộc thi nào cũng tổ chức quy củ như vậy, không phải giám khảo nào cũng tâm huyết cẩn trọng như vậy. Có nhiều cuộc thi giám khảo đọc qua loa cho vui, hoặc xem cái bìa, hoặc ướm độ dài tác phẩm, hoặc chấm tên tác giả. Và thậm chí có tác phẩm chưa được “ngửi qua” vẫn chấm ngon ơ!

Năm 2012, nhà văn Y Ban từ chối nhận giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Trò chơi hủy diệt cảm xúc. Trong thư ngỏ từ chối giải, nhà văn Y Ban đã liên tưởng đến một “trò chơi” mà trong đó chị “đang bị biến thành một con rối trong tay những kẻ vụ lợi, bè phái và dối trá”. Cũng năm đấy, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng từ chối giải thưởng cho tiểu thuyết Thế kỷ bị mất.

Sự tình sao mà tạo nên một “cảm xúc hủy diệt” đến vậy? Theo bài báo Tác giả và tác phẩm bị coi thường đăng trên báo Lao động ngày 23/01/2013 cho rằng do “có thành viên trong ban giám khảo không đọc tác phẩm, nhưng vẫn bỏ phiếu chấm giải”. Thôi rồi lượm ơi!

Nhà văn Xuân Đức kể ông từng được mời tham gia một cuộc bình xét VHNT quan trọng mà khối lượng sách để thẩm định tính bằng tạ! Ông đọc hết, đánh dấu những trang quan trọng của tác phẩm. Đến ngày họp hội đồng thẩm định thì một số người ồ à ngạc nhiên sao ông nhà văn tuổi thất thập lại đọc giỏi thế. Và có thành viên mượn luôn cái bản nhận xét của ông để… chép lại.

Năm nay tỉnh Quảng Trị tổ chức xét giải VHNT Chế Lan Viên lần thứ II, nhà văn Xuân Đức đã có tên trong danh sách mời tham gia hội đồng cấp tỉnh. Nhưng ông vừa đột ngột qua đời, để lại nhiều tiếc thương trong giới văn nghệ, cũng như nhiều tiếc nuối về một vị giám khảo uy tín cẩn trọng.

Văn chương là nơi người ta tìm kiếm sự cảm thông, tìm kiếm niềm tin, như một ý thơ của Phùng Quán: Có những phút ngã lòng / Tôi vịn câu thơ đứng dậy. Vì thế, hãy để văn chương được đứng đúng vị trí của nó trong cuộc sống và người được xướng tên trong các giải văn chương cũng kiêu hãnh bước lên bục danh giá này.

C.V

CHÍ VĂN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 310

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

8 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground