Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Kẻ nô bộc con chữ

M

ỗi một con người trong chúng tôi là những Hội văn học nghệ thuật hay các đồng liêu công tác cùng anh ở thư viện tỉnh khó ai có thể nói ra là đã hiểu hết anh Phương Văn trong công việc, trong cuộc sống thường ngày cũng như trang viết.

Phương Văn chỉ là bút danh. Tên thật của anh là Văn Thanh, sinh năm 1951 ở làng Long Hưng, Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Anh thuộc lớp trước, thế hệ đàn anh. Tôi không có được cái may mắn sinh ra cùng thời để cùng học hành, công tác với anh kể cả thời Bình Trị Thiên cũ. Anh duyên nợ với con chữ từ quê nhà. Tuổi thơ học tiểu học trường làng, trường Long Hưng. Trung học đệ nhất và đệ nhị cấp học ở trường tỉnh nổi tiếng bấy giờ là trường Nguyễn Hoàng đóng ở thị xã Quảng Trị. Từ năm 1971 mới là sinh viên vào học ở trường Đại học sư phạm Huế, tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên. Duyên nợ với con chữ, anh còn ra trường Đại học sư phạm I Hà Nội theo học hai năm cao học Hán Nôm và sáu năm từ năm 1978 - 1983 là giảng viên trường Đại học sư phạm Huế. Mãi cho đến năm 1984 mới chuyển qua làm cán bộ ở thư viện Bình Trị Thiên rồi lập lại tỉnh chuyển ra thư viện Quảng Trị cũng là thời gian gắn bó, mằn mò, cặm cụi với con chữ.

Tôi quen biết, cộng sự với anh vỏn vẹn có mười năm trở lại đây, và bằng những gì tôi biết về anh xin được gọi tên Phương Văn - kẻ nô bộc con chữ hiếm hoi trên cõi đời này.

Trước hết, đồng nghiệp không ai phủ nhận anh là con người học thông hiểu rộng. Nhiều người ví kiến văn, tầm hiểu biết của anh như "một góc thư viện sống" rồi còn gì. Ngoài công việc của một công chức mà đức tính nghề nghiệp không mấy ai sánh kịp là mẫn cán, tỉ mỉ với từng tấm phích chiết ra từ ngàn cuốn sách, anh còn là người cẩn trọng với từng con chữ trong mỗi công trình, trong từng bài viết. Với anh, con chữ nó thế. Tôi cứ có ý nghĩ, không phải anh đến với con chữ mà chính con chữ đã chọn anh để hành hạ, đày đọa anh giữa cõi bình sinh này. Không rõ tự bao giờ, con chữ đã hớp hồn anh, biến thành số phận của anh rồi. Mười năm từ ngày tôi quen biết anh, anh viết chưa nhiều. Bắt đầu từ Cửa Việt và các ngọn nguồn của nó trong thư tịch cổ đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 1 và tiếp đến Chợ Thuận xưa và nay đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 3 (bộ cũ). Trên Tạp chí Văn hóa Quảng Trị anh cũng chỉ viết có hai bài khảo cứu: Non sông gấm vóc qua Ô châu Cận lục (số 4), và Sông Ái Tử bến nước nào soi bóng lịch sử (số 11). Gần đây, trên Cửa Việt anh tao ngộ, xuất hiện một lần nữa với bài viết: Ô châu Cận lục và những vấn đề của người hiệu đính. Báo chí và kể cả tạp chí, tôi biết, chưa phải là lãnh vực anh quan tâm viết. Anh chỉ phát ngôn lúc có vấn đề cần phát ngôn. Nhưng bù vào anh đã biết huy động tối đa tầm hiểu biết của mình để tập trung cho những công trình khảo cứu dài hơi. Trọn mười năm, anh mới hoàn thành xong công việc dịch thuật và hiệu đính lại cuốn "Ô Châu Cận lục". Bản thảo vừa hoàn thành, chưa kịp xuất bản, đúng hơn là không có điều kiện xuất bản, anh đã vui vẻ tham gia vào Bộ Biên tập "Một thế kỷ văn chương Quảng Trị" cặm cụi sưu tập, tuyển chọn.

Mười năm, trong thời gian ấy tôi hiểu, trời đất sinh ra anh là để mày mò con chữ, chỉ để làm mỗi công việc "mọt sách" là khảo cứu. Chính ở lãnh vực này anh mới là anh, chí công, vô tư, hào hứng, nhiệt thành. Vài ba mẫu chuyện tôi kể ra đây cũng để hiểu thêm về anh. Thưở còn nhà báo Phạm Xuân Vinh, bộ ba chúng tôi thường tìm đến nhau, gặp nhau đàm đạo. Câu chuyện bao giờ cũng xoay chung quanh những vấn đề học thuật. Ngoài chuyện ấy ra, đúng là anh Phương Văn không quan tâm, hiểu biết gì hơn cuộc sống chung quanh mình. Suốt ngày ngồi giữa bốn bức tường sách vở, đời sống có xao động xuyên qua bốn bức tường ấy để đến được với anh chăng nữa thì cũng chỉ rơi vào, lọt thỏm vào bốn bức tường sách thanh tao, tĩnh mịch. Mãi mãi anh vẫn đi bên cạnh cuộc đời với một gương mặt ngơ ngác xanh xao sách vở. Bấy giờ ở xa mới chuyển công tác về tôi đã biết gì đâu tên đất nguời Quảng Trị. Đã thế tôi lại lười đọc những bộ sách cổ nhiều tập, bèn lập mưu. Sự việc chỉ biết có một tôi phóng đại ra mười, biết mười thì cứ khù khờ nói ra một, giả chết. Mâu thuẫn cuộc chơi cứ thế đẩy tới đỉnh điểm, cao trào. Thậm chí có người "nổi đóa" lên. Và anh Phương Văn bao giờ cũng là người đứng ra làm trọng tài, hòa giải. Anh lại cặn kẻ, mổ xẻ, chi li từng vấn đề. Chúng tôi ghi vào bộ nhớ - "học lóm" đã bổ ích nhưng quý hơn - không rõ từ lúc nào hai đứa chúng tôi đã trở thành những đứa học trò ngoan ngoãn, khăn gói theo thầy học lấy mấy chữ Hán Nôm, chưa muộn. Lại nữa, có chuyện mới đây, xảy ra vào mùa hè năm trước. Bấy giờ tôi tổ chức khảo sát toàn diện một ngôi làng: làng Tri Lễ. Ngôi làng có bề dày văn hóa truyền thống, còn bảo lưu được rất nhiều vốn cổ. Và tôi đã húc vào bức tường thành: gia phả Hán Nôm, câu đối Hán Nôm, văn bia cổ. Thương lượng mãi anh vẫn không đi vì phải mất ở đấy thời gian chí ít 30 ngày. Tôi chạy vào Huế cầu cứu hai ông thầy cũ, thầy Hồ Sĩ Thảng và Nguyễn Xuân Hòa nguyên chủ nhiệm khoa văn Trường  Đại học khoa học. Hai người thầy, hai vị "túc nho" chỉ ngược ra bảo tìm ông Phương Văn - "Con người đắt giá nhất về Hán Nôm ở Bình Trị Thiên này đấy!". Tôi lại phải vừa năn nỉ lại vừa khiêu khích và anh đã quyết định đi nhưng với yêu cầu, xin cho được "ông Nậy" thời gian một tháng. Tôi đề đạt nguyện vọng, giám đốc thư viện cũ bấy giờ là ông Trương Đình Anh phê chuẩn. Ấy vậy mà lúc báo lại, anh Phương Văn, tủm tỉm cười, thương lượng: "Này ông sắp xếp gọn công việc ở Tri Lễ trong vòng 15 ngày. Một nửa thờ gian sau ông ưu tiên cho tôi làm việc riêng ở nhà…". Lần đầu tiên trong đời tôi phát hiện ra hành vi "gian lận" ở anh, nhưng rồi sau đó lên xuống nhà chụm đầu dịch tư liệu, tôi biết anh đã dành trọn quỹ thời gian này ngày đêm rà soát lại bản thảo, làm cái công việc lặng lẽ của người hiệu đính "Ông Châu Cận lục". Sáng sớm từ 6 giờ tôi đến Long Hưng đón anh đi và tối, đúng ríp 6 giờ trả anh lại nhà. Hiểu rõ tính nết của anh, tôi đã giới thiệu cặn kẻ và thông cảm trước với các trưởng tộc, những vị nho học ở làng, anh vvaanx đẩy tôi vào rất nhiều tình huống khó xử. Ngày đầu tiên, ngày đọc gia phả ở dòng họ Lê, dòng họ lớn nhất ở làng. Đã thống nhất với nhau là lật các quyển ra, xem xét kỹ niên đại, ai là người chép rồi sao gia phả. Ở đời thứ nhất dịch lý lịch tự sự, công đức của ngài tiền ngài hậu khai khẩn khai canh; đời thứ tư có vị làm giàu ở dòng họ này, giàu đến nỗi đổ tiền ra ngăn được dòng Thạch Hãn (xem sự trạng, nguên do ông làm giàu); và các đời thứ bảy, thứ chín có những vị đổ đạt làm quan, có công đánh giặc, có thơ phú lưu truyền. Trong ngôi đình năm căn thùng thình họ Lê, các bô lão làm lễ cáo gia tiên xong mới bắc thang lên nóc đình thỉnh học gia phả xuống chiếc bàn trường tộ có trải sẵn tấm vải điều. Chưa ai kịp ngồi lên, anh đã buột mồm: "Th. Th. Nói các cụ trải chiếu ra đặt xuống giữa nhà. Đọc hai ba ngày chứ phải buổi sáng mà xong đâu, ai ngồi, ai đứng?". Tôi lập tức thương lượng và các cụ chiều. Chưa đầy nửa giờ sau lại gặp sự cố. Các cụ đang theo dõi, chăm chú xem việc đọc và dịch thì anh hào hứng thúc vào sườn tôi và phán: "Th. Th… cha nội này đây rồi, ghi - ghi…". Chao ôi, cụ tổ người ta ở đời thứ tư mà buột mồm ra gọi "cha nội"! Nhiều vị ngán ngẫm và tôi lại cứ phải xuýt xoa thuyết phục, thông cảm. Có điều sau 15 ngày làm việc, nghĩa là đã đọc xong các văn bia cổ, gia phả các dòng họ, sưu tập xong ba trăm câu đố, trong đó có những câu anh phải ngồi lỳ hàng giờ mới phục chế nổ, bởi cổng đình nào, miếu mạo nào ở ngôi làng này còn lại mà không bị vết đạn bom nổ vào. Và bấy giờ, các cụ "túc nho" mới nhìn anh bằng cặp mắt thán phục.

Phương Văn là thế, người thầy - người bạn của tôi là thế. Có một chút tài hoa chod dời khâm phục, chút gàn gan rở rở cho đời thêm nhớ. Anh em tôi đã đi qua bao làng quê, thai nghén bao nhiêu dự định, ý đồ và trước mắt còn bao nhiêu làng quê khác nữa. Ấy vậy mà anh đã bỏ chúng tôi mà đi chỉ sau mấy tiếng vật vã với căn bệnh nhồi mái cơ tim nghiệt ngã. Ra đi lúc tuổi đời còn dài, tài năng đang độ chín, chưa vợ, chưa con, chưa phải là người trưởng thành. Đồng nghiệp ai mà không chơ vơ, nuối tiếc.

Những dòng mộc mạc, thô thiển này thay tôi nói lời tiễn biệt Anh - người thầy - người bạn - kẻ nô bộc con chữ trước thềm xuân này.

                                                                             Long Hưng 1.1.1999

                                                                                           Y.T

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 55 tháng 04/1999

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

8 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground