Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cơ quan hành chính cũ tỉnh Quảng Trị

·                        Tại làng Võ Thuận 1307-1558.

Hồi đất Quảng Trị thuộc Thuận Châu, cơ quan hành chánh đóng tại làng Võ Thuận gọi là Thuận - Thành. Sách Ô Châu Cận lục viết năm 1553 nói : “Ngoài thành là huyện trị trong thành là kho thóc”

·                        Tại làng Ái Tử 1558 - 1821

Năm 1958 chúa Nguyễn Hoàng vào cai quản trị Châu Thuận và Châu Hóa, ông đóng dinh ở xứ Sa-Khư, tục gọi là “bãi cát Cồn Cỏ” xã Ái Tử. Qua năm 1579 ông lại dời dinh sang Trà Bát, cách làng Ái Tử độ 2 ây số, chỗ ấy gọi là xứ “cồn dinh”. Năm 1600 ông lại dời dinh về Ái Tử, bấy giờ gọi là “Dinh Cát”. Mặc dù chúa Nguyễn Hoàng dời dinh qua Trà Bát, nhưng cơ quan hành chánh vẫn ở Ái Tử, nên gọi dinh Ái Tử mà không gọi dinh Trà Bát.

Năm 1626 chúa Sãi Vương (Nguyễn Phước Nguyên) đưa dinh vào làng Phước Yên (Thừa Thiên), dinh Ái Tử được gọi là Cựu dinh và cơ quan hành chánh vẫn ở ÁI Tử dưới quyền một vị Trấn thủ. Chúa Công thượng vương (Nguyễn Phước Lan) đặt ông Tống Hữu Đại làm trấn thủ Cựu dinh Ái Tử. Chúa Hiền Vương (Nguyễn Phước Tân) bổ ông Tôn Thất Tráng làm Trấn thủ. Ba linh mục Mahol, De Courtaulin và Lôsensô Lân đã tới thăm ông đó mấy lần

Dưới thời quan quân nhà Trịnh và nhà Tây Sơn (1774 - 1801) cai trị Huế, Cựu dinh Ái Tử được gọi là “Đồn Dinh Cát”, kiêm cả văn võ. Qua đời Gia Long, Quảng Trị được gọi là doanh và cơ quan hành chính vẫn đóng tại cựu dinh Ái Tử

·                        Tại làng Thạch Hãn 1821 - 1975

Độ lúc mới lên ngôi, vua Minh Mạng đưa cơ quan hành chánh Quảng Trị qua làng Thạch Hãn và vua sử dụng các cơ sở tại Ái Tử và Trà Bát làm “phủ thờ” các vị tiền vương trước Gia Long, đồng thời cũng làm chùa hay tự đường khác

Minh Mạng năm 12 (1831) Doanh Quảng Trị được gọi là “tỉnh Quảng Trị”, có ba quan cai trị : quan Tuần Phủ coi việc chánh trị, giáo dục và giữ gìn phong tục, quan át sát coi việc hình luật và kiểm cả việc trạm dịch, quan Lĩnh bịnh coi binh lính. Trong đó quan Tuần làm đầu tỉnh tức là Tỉnh trưởng.

Trong những năm đầu cơ sở hành chánh và quân sự tỉnh vẫn đóng giữa làng Thạch Hãn vì chưa xây tỉnh thành

·                        Công tác xây tỉnh thành Quảng Trị năm 1837

Năm 1837 vua Minh Mạng cho xây tinh thành Quảng Trị. Công việc bắt đầu đời quan Tuần Vũ, Bùi Ngọc Quế rồi qua đời ba quan : Nguyễn Công Hoan, Tuần Vũ, Phạm Thế Trung, Án sát và Nguyễn Đoan Văn, Lãnh binh

Thành được xây tương tự theo kiểu kinh thành Huế, nhưng nhỏ và hẹp. Công tác xây cất được kéo dài lâu năm vì trước tiên phải đào hồ để lấy đất đắp thành, sau mới xây gạch hai bên.

Xây thành xong, tất cả các cơ quan của Nam Triều đều đóng ở trong thành: Công đường, dinh của ba quan tỉnh, đồn lính, kho súng đạn, kho lương thực, nhà lao v.v… Còn trường học, bệnh xá, chợ búa, phố xá và nhà đồng bào ở ngoài thành.

·                        Vua Hàm Nghi ở tại tỉnh thành Quảng Trị năm 1885

Nửa đêm 22-5 ta, tướng Tôn Thất Thuyết cho độ 2 vạn quân đánh Pháp. Pháp ở yên. Đến sáng 23 (5-7-1885) quân Pháp mới đánh bại. Quân ta thua. Kinh đô thất thủ. Vào khoảng 9 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Tường cho người vào xin vua Hàm Nghi đi tị nạn. Vua Hàm Nghi, Tam Cung (bà Từ Dũ mẹ Tự Đức, bà mẹ nuôi Dục Đức và bà mẹ nuôi Kiến Phước), các ông hoàng bà chúa, các thị vệ, mấy quan và quân sĩ đi theo hộ vệ độ 100 người. Vua và Tam Cung ngồi cáng do lính khiêng chạy, còn bao nhiêu người khác đều chạy bộ theo. Ai nấy quơ gói hành trang không kịp. Vua Hàm Nghi chỉ kịp đem theo ấn Quốc bảo và một ít vàng bạc tùy thân. Ông Hữu quân đô thống Hồ Hiển phò xa giá ra Cửa Hữu, gặp ông Tường chực sẵn đi hộ giá. Qua đó kẻ Vạn lên đường Kim Long. Bấy giờ có lệnh cho ông Tường ở lại để lo mọi việc. Ông Tường vâng lệnh trở lui rồi ra hợp tác với Pháp.

Khi giá xe lên tới chùa Thiên Mụ, thì các tướng : Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Trắc, Phạm Thạn Duật và Trương Văn Để chạy theo kịp xa giá. Ông Thuyết đưa xa giá qua Trường Thi (ở làng Đa Chữ xa Huế 10 cây) vào nghỉ một lát rồi lên đường,trưa tới làng Văn Xá. Tối 23 xa giá vào nghỉ một người bá hộ. Sáng 24 ra đi, đên tối mới tới tinh thành Quảng Trị. Quan Tuần phủ Trương Quang Đản ra rước xa giá vào hành cung (chỗ vua ở) và đặt quân lính đề phòng giữ.

Ông Tường ở Huế sai thị lang Phạm Hữu Dung đưa sớ ra Quảng Trị mấy lần mời xa giá trở về, nhưng ông Thuyết cản trở. Vua Hàm Nghi tạm trú tại tỉnh thành Quảng Trị từ ngày 24 đến 27 (4 ngày) thì ông Thuyết đưa vua lên Tân Sở. Còn bà Từ Dũ và số người tung hoành sau khi đã ở tại tỉnh thành Quảng Trị 11 ngày (24/5 tới 4/6) mới trở về Huế. Quan Tuần phủ Trương Đản đem quân đi hộ giá.

·                        Phái Văn Thân chiếm tỉnh thành Quảng Trị 6-9-1885

Trong thời gian có mật tại Quảng Trị, vua Hàm Nghi và ông Tôn Thất Thuyết kêu gọi nhóm Cần Vương và Phái Văn Thân trong tỉnh, phải thi hành mật dụ năm 1883 là “Bình Tây sát tả” (giết đạo đuổi Tây). Họ hưởng ứng ngay. Họ bắt đầu kín đáo hội họp nhiều lần và đã định chương trình hoạt động như sau :

Trước tiên phải chiếm tỉnh thành Quảng Trị, Tân Sở và đồn Sơn Phòng Cam Lộ để lấy súng đạn, lương thực và tiền của. Phải tổ chức ba đại đội địa phương có binh lính và chỉ huy riêng, đại đồn gần chợ Sãi (huyện Triệu Phong) có tướng Đội Cự và ông Chương (tức Lãnh Binh Quế), đại đồn Yên Dã (huyện Gio Linh) có tướng Chánh Tổng Mùng và đại đồn Tân Sãi (huyện Vĩnh Linh) có tướng Tống Kham. Các đồn được chu cấp đầy đủ khí giớ, lương thực, tiền của và binh lính. Ngoài ra họ thúc giục nhân dân trong các làng lương phải lo sắm khí giới (đại đao, giáo mác), binh lính, lương thực, tiền của, đò giang, ghe thuyền v.v…..tùy theo nhu cầu của nghĩa quân và phải xem xét kỹ lưỡng những người lạ mặt vãng lai.

Phái Văn Thân biết ngày 6-9-1885 có đám tang một vị quan võ là ông Đô Thống Trương Đăng Đệ, anh quan Tuần Vũ Quảng Trị - Trương Quang Đản, nên tỉnh thành không có quân lính canh giữ, chỉ còn một vài người gia nhân gác cửa thành và dinh thự. Lúc 10 giờ sáng ngày ấy, trống giục khắp các làng lân cận, những tiếng mã la kêu dị kỳ ghê gớm, người ta chào xáo truyền miệng này qua miệng khác. Những tin khắp mọi nơi đưa đến, nhất là từ làng Bích La. Có một nhóm đông tay không, rao quanh thành, mà cửa thành đã mở rộng. Họ vào thành không có ai kháng cự. Họ chiếm kho súng đạn rồi phân phát cho nhau. Quan Án làm bộ kháng cự, truyền bắt một vài người Văn Thân và sắp đặt thâu phục tỉnh thành, nhưng khi thấy những nhóm khác ẩn núp trong các trại lính ùa ra bổ vây xung quanh quan Án và buộc quan Án lập tức thả người bị bắt, quan phải nhượng bộ rồi chạy thoát thân.

Từ lúc đó Phái Văn Thân làm chủ tỉnh thành Quảng Trị và tuần mưa bắt quan Tuần Vũ. Tức thì một toán binh do Văn Thân tổ chức và chỉ huy, mang khí giới hẳn hoi đi về phía chợ Sãi, mà quan Tuần đang trên đường ấy trở về, có đông quân lính mang khí giới theo hầu. Quan Tuần không chống cự gì hết, lại đầu phục Phái Văn Thân, nên họ không làm hại và chỉ yêu cầu đóng ấn vào tờ, để truyền cho binh lính cứ giữ khí giới, dù lúc ấy đã có lệnh ở Huế truyền giải binh. Sau đó có một phát lệnh đội trời long đất do trong tỉnh thành bắn ra, đó là dấu hiệu báo sự thắng trận và tuyên bố thiết quân luật. Tiếp lệnh truyền tịch thu các thuyền bè, đò ngang, tam bản để chận đường đi lại và để lo việc vận tải.

Được tin tỉnh thành Quảng Trị bị Phái Văn Thân chiếm đóng, Nhà nước phái một đoàn binh Việt-Pháp đi 12 đò từ Huế ra Quảng Trị để lấy lại tỉnh thành. Đò ra dẹp loạn tại vùng Thanh Hương và Kẻ Văn (Văn Quỵ) rồi ra tái chiếm tỉnh thành Quảng Trị vào ngày 12-9-1885, quân đội nhà nước triệt hạ ba đại đồn của Văn Thân ở chợ Sãi, Yên Dãi và Tân Sãi, lấy Tân Sở và đồn Sơn phòng Cam Lộ, dẹp quân Văn Thân tại tống Bái Trời (Cồn Tiên) rồi về Cửa Tùng giải vây nhà dòng An Ninh vào ngày 2-10-1885. Sau đó quân đội nhà nước trở vào tỉnh thành Quảng Trị rồi về Huế.

·                        Tòa Công sứ Quảng Trị 1896

Theo Hòa ước ngày 15-8-1883, khoản 13 nói : “ Các quan công sứ sẽ được bảo vệ bởi toán lính Pháp hoặc lính bản xứ để giữ cho họ được an toàn” . Theo Hòa ước trên thì trước năm 1896 ông Hamelin, công sứ đầu tiên và toán binh Pháp tới Quảng Trị. Trong mấy năm đầu họ ở tạm ngoài tỉnh thành. Mãi tới sau năm 1896 (đời Thành Thái) họ mới xây cất tòa công sứ bằng nhà hai tầng trên bờ sông Thạch Hãn cho tới năm Nhật đảo chánh. Đồng bào Quảng Trị gọi là “Tòa sứ”.

Nguyễn Văn Ngọc
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 1 tháng 10/1994

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground