Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 12/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những “nữ tướng” của bản làng

Thay vì kết hôn sớm, quẩn quanh với nương rẫy, một số phụ nữ Vân Kiều đã lấy việc nỗ lực vươn lên, khẳng định bản thân để thay đổi quan niệm, cách nhìn về vị trí, vai trò phụ nữ trong cộng đồng. Vóc dáng nhỏ bé nhưng chứa đựng nghị lực phi thường, dũng cảm bước qua định kiến là những gì mà người ta có thể dễ dàng nhận thấy khi gặp gỡ, trò chuyện cùng các “nữ tướng” ở xã vùng cao biên giới Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Dũng cảm bước qua lời nguyền

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng cho tới bây giờ, mỗi khi nhắc đến “tọa độ lửa” Cù Bai người ta lại nhớ đến cái tên Hồ Thị Oi - nữ Chủ tịch UBND xã Hướng Lập đầu tiên và gắn liền với cây lúa nước ở vùng cao biên giới này. Người Vân Kiều quan niệm, cây lúa không được bón phân, bởi hạt lúa là hạt ngọc của trời, hạt ngọc ấy có được là nhờ vào dòng nước nuôi dưỡng, việc bón phân làm vấy bẩn dòng nước, sẽ bị coi là sự xúc phạm không thể dung thứ. Với lối canh tác phát, đốt, chọc, trỉa khiến người Vân Kiều ở Hướng Lập cứ quẩn quanh với đói nghèo. Thế nên, những năm 1960, Đồn Công an nhân dân vũ trang Cù Bai đã mang cây lúa nước về rẻo cao biên cương này nhằm giúp  đồng bào Vân Kiều có thể tự chủ lương thực.

Thế nhưng, ban đầu đồng bào Vân Kiều ở Hướng Lập lại tỏ ra e dè, lo lắng về những điều cấm kỵ từ lâu đời. Nhiều người tin rằng sẽ gặp phải sự trừng phạt của Giàng nếu dám bước qua “lời nguyền” đã có từ muôn đời trước. Duy chỉ có nữ du kích Hồ Thị Oi nhà ở bản A Xóc đã dũng cảm bỏ qua bao lời dị nghị, quyết tâm làm đúng theo sự hướng dẫn của những người lính Công an nhân dân vũ trang Cù Bai đã chỉ bảo. Mùa thu năm 1961, bên dòng sông Sê Băng Hiêng, thửa ruộng lúa nước đầu tiên do nữ du kích Hồ Thị Oi tự cày bừa, gieo cấy đã đến kỳ thu hoạch. Hạt lúa nhờ có phân bón nên chắc mẩy, vàng óng. Đồng bào Vân Kiều dần nhận ra, không có sự trừng phạt nào của Giàng dành cho Hồ Thị Oi, chỉ thấy phần thưởng là những bông lúa trĩu hạt.

Năm 1962, nữ du kích Hồ Thị Oi được vinh dự ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Trở về với bản làng, nữ du kích Hồ Thị Oi được bà con tin yêu, bầu làm Chủ tịch UBND xã Hướng Lập. Lúc này, với uy tín của mình, Chủ tịch xã Hồ Thị Oi dễ dàng hơn trong việc vận động, hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước cho bà con Vân Kiều. Liên tiếp nhiều năm sau đó, cây lúa nước ở Hướng Lập đạt năng suất đến mức người miền xuôi cũng bất ngờ - 2 tấn/hecta. Và rồi, cứ chỗ nào có nguồn nước, chỗ ấy có ruộng. Nhờ đó, người Vân Kiều không những hết đói mà còn tích cóp lúa gạo để nuôi bộ đội…

Đến nay, hai xã Hướng Lập, Hướng Việt (được tách ra từ xã Hướng Lập) vẫn là địa phương có diện tích lúa nước lớn nhất của vùng cao Quảng Trị. Trong những câu chuyện còn lưu truyền đến bây giờ, người ta vẫn kể về Hồ Thị Oi - người phụ nữ lưng địu con, một tay cấy lúa, một tay cầm súng vừa tăng gia sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ buôn làng. Bà Hồ Thị Oi là biểu tượng của người phụ nữ Vân Kiều dám nghĩ, dám làm, kiên cường, bất khuất. Ghi nhớ công lao của bà, Đảng và Nhà nước đã trao tặng bà nhiều huân, huy chương và bằng khen cao quý.

Cho đến tận bây giờ, gia đình bà Hồ Thị Oi vẫn là điểm đến của những người lính Đồn Biên phòng Hướng Lập - Ảnh: T.H

Cho đến tận bây giờ, gia đình bà Hồ Thị Oi vẫn là điểm đến của những người lính Đồn Biên phòng Hướng Lập - Ảnh: T.H

 “Vai” nào cũng làm tròn trách nhiệm

Trước đây, vì xa xôi, khó khăn và những quan niệm về vị trí phụ nữ trong gia đình của người Vân Kiều là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ học sinh nữ của xã Hướng Lập thấp hơn nhiều so với học sinh nam. Bởi vậy, rất nhiều người bất ngờ khi thấy công chức của xã Hướng Lập, đặc biệt là những vị trí chủ chốt lại là nữ giới. Điển hình là Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Thiệt, Chủ tịch UBND xã Hồ Thị Ven. Cả hai người phụ nữ này đều sinh ra và lớn lên ở Hướng Lập này. Càng nể hơn khi biết cả hai dũng cảm vượt qua định kiến, vượt lên hoàn cảnh để có vị trí ngày hôm nay.

Sinh ra và lớn lên ở “tọa độ lửa” thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, tốt nghiệp lớp 12, Hồ Thị Ven vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thi đại học mà tham gia vào công tác đoàn tại địa phương. Lúc bấy giờ, việc học hết lớp 12 không phải là dễ dàng bởi vậy cô gái Hồ Thị Ven được cấp ủy xã Hướng Lập cử đi học sơ cấp, rồi trung cấp chính trị và được giao làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Lập. Từ năm 2013 đến năm 2018, cứ thứ Bảy, Chủ nhật mọi người nghỉ ngơi thì Hồ Thị Ven lại tự mình đi xe máy, vượt mấy chục cây số đường đèo Sa Mù ra trung tâm huyện Hướng Hóa theo học Đại học Nông Lâm. Năm 2016, Hồ Thị Ven được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch và sau đó là Chủ tịch UBND xã Hướng Lập.

Cũng như Hồ Thị Ven, Bí thư Đảng ủy xã Hướng Lập Hồ Thị Thiệt là tấm gương vượt khó, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Sinh ra và lớn lên ở thôn Sê Pu - Tà Păng, cuộc sống của Hồ Thị Thiệt cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả bởi gia đình không có nhiều đất canh tác. Quan niệm phụ nữ không cần học cao, sớm lấy chồng, sinh con vẫn còn hằn sâu trong suy nghĩ thế nên việc học hành cũng không dễ dàng đối với Hồ Thị Thiệt. Thế nhưng, người phụ nữ Vân Kiều ấy đã mặc lời can ngăn của mọi người, vừa đi học, vừa đi làm, vừa lấy chồng vừa sinh con và việc nào cũng tròn trịa. Điểm chung của Bí thư Hồ Thị Thiệt, Chủ tịch Hồ Thị Ven là điều hành công việc suôn sẻ, con cái học giỏi, ngoan ngoãn, gia đình hạnh phúc khiến chúng tôi tự hỏi các chị lấy đâu ra sức mạnh, thời gian để có thể luôn làm tròn các vai ấy.

Bí thư Đảng ủy xã Hướng Lập Hồ Thị Thiệt (ngoài cùng bên trái) tặng cờ Tổ quốc cho người dân thôn Sê Pu - Tà Păng - Ảnh: T.H

Bí thư Đảng ủy xã Hướng Lập Hồ Thị Thiệt (ngoài cùng bên trái) tặng cờ Tổ quốc cho người dân thôn Sê Pu - Tà Păng - Ảnh: T.H

Sinh ra và lớn lên ở vùng cao Hướng Lập, thế nên hơn ai hết Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Thiệt, Chủ tịch xã Hồ Thị Ven hiểu bà con cần gì, cái gì phù hợp với địa phương để từ đó có những quyết sách đúng đắn. Chủ tịch Hồ Thị Ven chia sẻ: “Bà con Vân Kiều còn nhiều vất vả, và đó luôn là trăn trở của những người đứng đầu chúng tôi. Chúng tôi nỗ lực tìm cách đẩy lùi hủ tục lạc hậu, nâng cao dân trí, giúp bà con phát triển kinh tế. Xã Hướng Lập còn nhiều khó khăn lắm nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương không nản lòng, sẽ tìm cách tháo gỡ để cuộc sống của bà con ngày càng tốt hơn”.

Trung tá Hồ Lê Luận, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập cho biết, Bí thư Hồ Thị Thiệt và Chủ tịch xã Hồ Thị Ven là hai nữ cán bộ rất quyết đoán, trách nhiệm và luôn ủng hộ việc làm của đơn vị. Trong dịp Covid-19 bùng phát, Chủ tịch xã Hồ Thị Ven đã vận động người dân thôn Cù Bai cho đơn vị mượn đất, huy động người dân góp sức để làm chốt cho bộ đội ở. Mới đây, Đồn Biên phòng kết nối với Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị để xây nhà cho bà Hồ Thị Pung ở thôn Sê Pu - Tà Păng. Tuy nhiên, bà Pung lại chưa có đất. Ngay trong chiều hôm đấy, Bí thư Hồ Thị Thiệt đã cùng mọi người vào Sê Pu để tìm hướng giải quyết. Kết quả, anh Hồ Văn Tuân đã đồng ý tặng mảnh đất ngay mặt đường của thôn để bộ đội biên phòng cất nhà tặng bà Pung. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương và đồn Biên phòng là tiền đề vững chắc để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia cũng như xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở khu vực biên giới ngày càng vững mạnh.

 

TRÚC HÀ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 362

Mới nhất

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng

28/11/2024 lúc 12:24

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị”

14 Giờ trước

Chiều ngày 10/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024.

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và khai mạc Triển lãm hội họa Lê Hữu Quỳnh

08/12/2024 lúc 15:03

TCCVO - Sáng nay 8/12, tại thành phố Đông Hà, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi hội

Tạp chí Cửa Việt đoạt giải Khuyến khích Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X

03/12/2024 lúc 23:05

TCCVO - Tối ngày 3/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Hơn 14.000 bức ảnh tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III

25/11/2024 lúc 23:57

TCCVO - Tối ngày 25/11/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III . Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.

Đại hội Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị khóa X (nhiệm kỳ 2025 – 2030)

23/11/2024 lúc 14:15

TCCVO - Sáng ngày 23 tháng 11 năm 2024, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội cơ sở Hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị khóa X (nhiệm kỳ 2025 - 2030). Đây là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2019 - 2024, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

13/12

25° - 27°

Mưa

14/12

24° - 26°

Mưa

15/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground