Trên miền đất linh thiêng Quảng Trị, có những sự kết nối giữa không gian vô hình mà hiện hữu. Ngay cả âm thanh cũng là một “sợi dây” để kết nối các cõi đó. Điều này giải thích vì sao ở đây có nhiều quả chuông lớn (đại hồng chung). Chuông đặt trong nhà chùa, chuông đặt ở những nơi tưởng niệm tri ân người quá cố. Đến Quảng Trị chiêm bái một ngôi chùa, viếng một nghĩa trang, thăm một di tích đều có thể nghe được một tiếng chuông đồng vang vọng, vừa mang ý nghĩa nhắc nhở sự thức tỉnh, vừa khơi dậy sự giao hòa trong tâm tưởng. Và chính mỗi quả chuông cũng có những câu chuyện lạ kỳ khó lý giải.
Trong bài viết Của chùa không dễ lấy đi (Cửa Việt số 334, tháng 7/2022) đã kể chuyện chùa Trường Khánh (làng Bồ Bản, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong) với những bức tượng Phật được trả lại diệu kỳ. Ngoài ra, ở ngôi chùa này còn có một pháp khí được trả lại, đó là quả chuông đồng. | ||
Quả chuông cao tầm 70 cm, nặng cỡ 1 tạ, không phải quá lớn nhưng cũng được gọi là đại hồng chung bởi nó có phần con lao (quai treo) được đúc tinh xảo hình rồng. Đại đức Thích Mãn Toàn trụ trì chùa dẫn chúng tôi đi vào căn thất riêng của thầy, vừa tâm tình rằng những ai phải thật thân quý và tin tưởng thầy mới cho vào xem chuông. Tại sao? Không hẳn bởi nó làm từ đồng quý hiếm mà bởi thầy sợ nó bị... mất thêm lần nữa. Theo đại đức Mãn Toàn thì trước khi chuông được đưa về chùa, người làng Bồ Bản không hề biết ngôi bổn tự có một quả chuông. Thời chiến, quả chuông lưu lạc lên tận chiến khu Ba Lòng. Nghe đồn sắp bị đưa đi nung đồng để đúc vũ khí (?) thì có người biết chữ Hán nên đọc được các chữ đúc khắc trên bia. Bốn chữ đúc nổi lớn nằm ở bốn phía chuông là “Trường Khánh Tự Chung” (chuông chùa Trường Khánh). Các mặt dưới có bài văn được khắc tinh xảo. Theo bản dịch Hán Việt mà thầy trụ trì cung cấp, được biết quả chuông này do một vị quan tuần vũ phụng cúng chùa vào tháng chạp năm Minh Mạng thứ 13 (1832). Biết quả chuông này là của tâm thành cúng dường nên người ta không nỡ nấu đồng mà tìm cách hoàn trả lại cho chùa Trường Khánh, làng Bồ Bản.
Cách chùa Bồ Bản 3 cây số là làng Đại Hòa, quê hương của nhà toán học - nhà thiên văn học Nguyễn Hữu Thận, một ngôi làng có truyền thống hương thôn lâu đời nay vẫn được gìn giữ. | ||
Chỉ riêng kiến trúc quy hoạch đường làng ngõ xóm hình ô bàn cờ đã cho thấy một sự chỉn chu có thiên cơ của tiền nhân lập làng, một ngôi đình cổ kính rêu phong và một quả chuông do chính nhà toán học Nguyễn Hữu Thận tặng cho làng vào năm 1810. Quả chuông này được làng trân trọng như một “di sản” làng.
Theo người làng kể, thời chiến tranh ly tán, do sợ mất chuông nên làng đã đào một cái hố sâu để chôn quả chuông này xuống. Hòa bình lập lại người ta mới đào chuông lên và cất giữ ở đình làng đến bây giờ.
Cũng trong huyện Triệu Phong, làng An Trú, xã Triệu Tài lại có một đại hồng chung được đúc đến hai lần. Năm 1958, làng An Trú xây dựng xong ngôi chùa bằng bê tông, mái lợp ngói, có tiền đường và chánh điện. Ngay trong năm đó chùa đúc một quả đại hồng chung. Bấy giờ nguyên liệu đúc quý hiếm, nên chùa tổ chức quyên góp đồng của các phật tử, từ nồi, mâm, thau,... Khi gom được gần 2 tạ rưỡi đồng, các cụ trong làng mang đồng vào phường Đúc ở Huế, lại cung thỉnh hòa thượng Hải Đức đến chứng minh lễ rót đồng. | ||
Mọi việc đúc chuông diễn ra thuận lợi, cho đến ngày tháo khuôn thì quả chuông bị khuyết một miếng bằng hai bàn tay. Phật tử làng An Trú rất buồn còn thợ đúc chuông thì lo lắng. Ông chủ phường đúc lại lên xin tham vấn hòa thượng Phước Huệ. Sau khi xem xét quả chuông, hòa thượng hỏi ông chủ: Nói cho thật có lấy bớt hoặc đổi đồng không? Ông chủ lò đúc thú thật trước hòa thượng và các bác phật tử làng An Trú rằng: Do hôm trước phải đúc 3 bộ tam sự cho kịp hẹn, nên ông có mượn tạm đồng ở đây và ông đã hoàn lại đủ, không thiếu gam nào. Hòa thượng dạy: Đồng ở đây là đồng thập phương tín thí cúng vào, với tâm nguyện là đúc đại hồng chung, vì vậy ông tự ý mượn và trả đủ lượng đồng, nhưng tâm nguyện của họ ông đã cho vào mấy bộ tam sự làm sao trả được, do vậy Hộ Pháp đã cảnh cáo ông đó, thôi lạy sám hối đi, thầy sẽ chú nguyện lại khi đúc chuông khác. Ông thợ vâng lời, sám hối, thiết lập lễ chú nguyện khác và đã đúc thành công. Quả chuông đúc lại lần hai ấy đến nay vẫn được chùa An Trú sử dụng. Chuông theo ý nghĩa của nhà chùa là để thức tỉnh, nên trong một hàm nghĩa ẩn dụ, có thể nói chuông cũng ẩn chứa linh hồn. Rất nhiều quả chuông trên đất Quảng Trị mang những “thân phận” lưu lạc, chìm nổi, theo những thăng trầm thời gian và biến cố lịch sử. |
• Nội dung: Tâm Đồng • Hình Ảnh: Tâm Đồng - Duy Hùng - PGTP • Thiết kế: Nguyên Quý |
6 Giờ trước
Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.
23/12/2024 lúc 17:07
Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).
23/12/2024 lúc 17:04
Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.
23/12/2024 lúc 17:00
Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).
23/12/2024 lúc 16:56
Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm
Hiện tại
26°
Mưa
28/12
25° - 27°
Mưa
29/12
24° - 26°
Mưa
30/12
23° - 26°
Mưa