Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

 Câu chuyện về gia đình ông Hồ Tri Tân vào hoạt động Cách mạng ở Nam Kỳ

V

ào những năm 1929-1930 phong trào cách mạng sôi sục ở tỉnh Quảng Trị, mật thám Pháp và Nam triều thẳng tay đàn áp, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, tra tấn dã man, dân ta lâm vào cảnh có một cổ hai tròng. Trong hoàn cảnh đó, ở thôn An Lộng (nay xã Triệu Hòa), anh cả là Hồ Tri Tân đã được giác ngộ cách mạng cho là vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) nơi dân chủ có nới lỏng hơn nên năm 1931 quyết định đưa cả gia đình vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm ăn và hoạt động cách mạng. Cùng đi là hai em trai Hồ Trị Hạ (Hồ Thẻo) và Hồ Ngọc Chiểu.

Ông Tân mở một xưởng gỗ có vài công nhân để che mắt mật thám trong là cơ sở cách mạng, lập chi bộ Đảng có 3 đảng viên là Tân, Lạng và Phạm Ngọc Cừ (bí thư), quan hệ với giới thợ thuyền và các nhóm cách mạng khác. Khi tình hình đã tốt lên, ông tổ chức hội thề với các nhóm cách mạng ở chùa Châu Viên (Bà Rịa - Vũng Tàu), thề tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, giữ bí mật, hoạt động theo từng nhóm để đạt mục đích chung... như treo cờ Đảng, khẩu hiệu trong các ngày lễ lớn của Pháp để cổ vũ phong trào cách mạng v.v... Trong cuốn hồi ký của Hồ Tỵ có những đoạn như sau:

“Đêm 13/7/1933 tôi vào anh Trương Xứng (thợ may) mang lá cờ đỏ búa liềm (4mx6m) đi theo sườn núi ít dốc lên đỉnh núi Kỳ Vân ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Đi từ 8 giờ tối vừa đi vừa dò đường mãi 1 giờ sáng mới thấy đỉnh, thấy có chiếc bồ tre trên cọc sắt do lục lộ treo để đo đạc. Tôi leo lên cọc cao khoảng 3m hất chiếc bồ xuống, cùng anh Xứng hì hục treo cờ lên. Ở đỉnh cao, gió mạnh cờ bay phần phật. Hai anh em mừng rỡ vội tụt xuống núi bằng con đường khác, núi dốc đứng hơn về đến xưởng trước khi trời sáng...”

Trong đêm đó, các nhóm cách mạng khác cũng treo thêm 4 lá cờ Đảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu vào các vị trí sau:

- Một trước Sở Cẩm (Mật thám Commissariat) ngang hai cây dương do anh Trần Văn Sến treo.

- Một trước dinh Quận trưởng Long đen.

- Một trước trạm Kiểm lâm Đất đỏ.

- Một ở chợ Long Vân.

Sáng 14/7 cả thành phố náo động lên, dân chúng vừa vui mừng vừa sợ hãi, lén lút rủ nhau đi xem các nơi treo cờ Đảng, nhất là lá cờ to đang ngạo nghễ bay trên đỉnh Kỳ Vân. Ô tô, xe máy, xe đạp của bọn mật thám chạy như điên trong thành phố truy bắt những kẻ đã to gan treo cờ, bố ráp, xét giấy tờ ai không có đưa về giam, tra hỏi. Ông Tân cũng bị bắt vì không có giấy tờ tùy thân, vì rơi ví khi leo xuống núi. Ông khai giấy tờ quên ở nhà xin về lấy. May ông quen số dân vệ này từ trước nên được chúng đồng ý. Ông lấy xe đạp quay về đường cũ tìm thấy ví ở bậc đá khi leo xuống, vội trở về ngồi tập trung với số thiếu giấy tờ để chiều đưa lên Quận xét hỏi. Số không có bị tạm giam, riêng ông Tân nhờ có đầy đủ giấy tờ hợp pháp được cho về ngay. Thật là hú vía! Việc treo cờ Đảng trong ngày Quốc khánh Pháp (14 – 7 - 1933) là một sự kiện làm chấn động, một đòn choáng váng đối với giới mật thám Pháp – Việt ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng toàn tỉnh…”

Ông tiếp tục tích cực hoạt động sau đó bị trục xuất khỏi Nam Kỳ, được điều động về Quảng Nam công tác, bị bắt, lãnh án tử hình sau giảm xuống tù chung thân, đày đi Côn Đảo. Năm 1945 từ Côn Đảo ông về Bà Rịa – Vũng Tàu công tác một thời gian, năm 1946 ông về quê làm Trưởng ban Dân quân du kích tỉnh (tiền thân Tỉnh đội) ở Chiến khu Ba Lòng Quảng Trị sau chuyển sang ngành Giao thông.

Cả nhà ông Hồ Tri Tân đều hoạt động cách mạng tiêu biểu là:

- Hồ Tri Tân (Hồ Tỵ) 1908 – 1978 tù Côn Đảo, hoạt động ở Bà Rịa – Vũng Tàu, QuảngNam, Quảng Trị.

- Hồ Tri Hạ (Hồ Thẻo) 1916 – 1942, tù Côn Đảo, hoạt động ở Bà Rịa – Vũng Tàu ở Xứ ủy Mỹ Tho, hy sinh ở Côn Đảo.

- Hồ Ngọc Chiểu (1920) nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Trị nay ở Nghệ An.

- Hồ Thị Đức cán bộ Phụ nữ tỉnh mất ở Khe Lang, Chiến khu Ba Lòng Quảng Trị

Tỉnh Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận những đóng góp to lớn trong nhiều năm của đồng chí Hồ Tri Tân đối với phong trào cách mạng của tỉnh, đã xây nhà lưu niệm ở sườn núi Châu Viên còn có tên là núi Minh Đạm, ghi công ông và những đồng chí khác, đặt tên con đường ở Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu là đường Hồ Tri Tân (phường 10 Phước Dừa, xem ảnh)

TP. Đông Hà và nhất là thị trấn Ái Tử quê hương của ông cần  có con đường mang tên Hồ Tri Tân. Ông thuộc thế hệ tiền bối cách mạng, trước cả Đoàn Khuê, Hồng Chương, Trần Hữu Dực, Trần Quỳnh, Đặng Thí, Đoàn Bá Thừa, Hoàng Thị Ái…

 

V.T

 

VĂN THẮNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 204 tháng 09/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground