Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ba lần gặp cọp

C

hiều ấy, một chiều cuối mưa của năm 1950, tổ làm công tác dân vận của Bộ đội Bình - Trị - Thiên chúng tôi đi về một bản của người Cơ Tu để gặp người già bàn việc thành lập đội du kích. Bản ấy nằm về tả ngạn sông Ba Lòng, cách thị trấn Hướng Hóa chừng 60 cây số về phía Bắc. Vừa vòng qua một mỏm núi nhô ra một cái vực thì trăng lên. Ba đứa vừa đi vừa ngắm vực thì bất thần nhìn thấy một con hổ đang uống trăng dưới vực. Sợ quá, chân tay bủn rủn, chúng tôi ngồi đánh phịch xuống nền rừng. Chỗ hổ ngồi chỉ cách chỗ chúng tôi chừng mươi mét. Nếu là mùa khô thì chắc chắn tiếng động của những bước chân chúng tôi vừa đi sẽ dội vào tai hổ. Bởi lẽ, về mùa khô, dưới nền rừng là dày đặc những lá khô cong cớn, giòn và khô khốc, không một chuyển động nào dưới nền rừng mà không để lại một âm thanh. Hồi tôi học Đệ tứ ở Quy Nhơn, tôi được nghe những người đi rừng kể rằng, hổ chỉ vồ những người đi giữa. Mà lúc này, tay Xuân ngồi trước, tôi ngồi giữa rồi mới đến tay Cẩm. Nếu cứ ngồi thế này thì chắc chắn con hổ kia sẽ quắp tôi trước. Mà tiếp tục đi hoặc bò thì tiếng động sẽ dội vào tai hổ và như thế có khác chi “lạy ông, tôi ở bụi này!”. Thôi thì đằng nào cũng chết. Từ ngày đi theo tiếng gọi của “Nước nhà nguy biến” với câu hát: “Rađi không về, âm vang lời thề”tôi đã không sợ chết thì bây giờ có chết cũng đã sao đâu. Với lại, đời người dễ đã mấy ai được ngắm “ông ba mươi” giữa rừng già, mà chỉ được ngắm sự ngán ngẩm của ông ta trong cũi sắt ở các vườn bách thú. Nghĩ vậy, tôi trấn tĩnh lại, ngắm sự  iêng hùng của “chúa sơn lâm”. Tôi nhìn rõ mấy cái râu của Chúa đang đong đưa dưới làn nước trong vắt và lăn tăn sóng. Mắt hắn đắm đuối uống vầng trăng rung rinh dưới vực. Thi thoảng lại ngáp một cái phô ra bộ răng nhọn hoắt và cái lưỡi thè lè ra liếm mép. Hai chân trước đặt lên một tảng đá cao cao, đầu nhô về phía vực, mình hơi trũng xuống phía sau, cái đuôi khi vắt sang trái khi vắt sang phải một cách thờ ơ như sự thờ ơ trong đầu hắn. Hẳn lúc này trong bụng hắn đã quá no nê, hắn đang cần một khoái lạc khác; khoái lạc của “chúa sơn lâm” hoặc về bạn tình của hắn. Nghĩ vậy nên tôi càng trấn tĩnh hơn. Giá lúc này có được cái máy ảnh thì chắc chắn tôi sẽ chụp được tâm trạng của “ông ba mươi” giữa rừng già Quảng Trị.

            Tôi ngắm “tâm trạng” của hắn dễ đến mươi phút thì bỗng dưng có một tiếng động đánh soạt ở phía sau hắn. Hắn giật mình, ngơ ngác rồi quay lại, lao vút vào màn đêm. Tôi vừa tiếc vừa thở phào nhẹ nhõm. Còn tay Xuân và tay Cẩm thì chết giấc lúc nào không hay. Một cái mùi gì khai khai thoang thoảng qua mũi tôi. Tôi đinh ninh đó là nước đái hổ. Vì hồi còn ngồi trên ghế nhà trường, học môn động vật, thầy giáo tôi bảo, loài hổ là chúa của sơn lâm; tất cả mọi con vật ở rừng núi đều phải sợ nó, nhưng nó cũng là chúa của đãng trí. Đãng trí tới mức, nó mới găm một sự việc nào đó vào trong đầu mà sau đó, chỉ cần quệt vào lá rừng là quên hết nên đi tới đâu nó phải đái tới đó để nhớ đường về. Nhưng trong trường hợp này đâu có phải là nước đái hổ, vì nó có lao qua chỗ chúng tôi ngồi đâu mà là do sợ quá, tay Xuân và tay Cẩm đã đái ra quần! Nếu cứ để thế này vào bản thì các noọng sẽ cười chết. Tôi giục hai đứa cởi quần ra, hai cái mông trắng hếu. Tôi phải đá đít cho mỗi đứa vài cái, chúng mới dám lò dò xuống vực; vì thần hồn nát thần tính; vẫn còn sợ cái bóng hổ còn chờn vờn đâu đây…

***

            Hai năm sau, năm 1952, cả ba chúng tôi đều được bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên. Trên đường đến bản của người M’Nông nằm về hữu ngạn sông Krông Ana mà các dân tộc ở đây kêu là sông Ea Krông, cách hồ Ea Snô huyền thoại chỉ chừng 20 cây số về phía tây- bắc. Chưa kịp tới bản thì trời sẩm tối. Đêm ấy cũng là một đêm trăng đầu mùa khô như đêm nào ở Quảng Trị, ba anh em nhóm bếp nấu cơm rồi mắc võng theo thế chân vạc nằm ngắm trăng suông. Theo các già làng, ở vùng này là xứ sở của “chúa sơn lâm”. “Chúa” vồ người giữa ban ngày ban mặt, nhưng “chúa” sợ nhất các vật nhọn đầu. Vì vậy, trước khi nằm toòng teng trên võng ngắm trăng, chúng tôi đã phạt nhọn hàng chục cây rừng cắm xung quay võng. Tâm trạng sợ hổ vẫn cứ lan man trong đầu óc chúng tôi. Nhưng do đã được “chiêm ngưỡng” hình hài “ông ba mươi” ở Quảng Trị và suốt ngày cuốc bộ, chúng tôi đi vào mộng mị lúc nào không hay. Giữa mùa khô, cánh rừng gần biên giới Căm-pu-chia này đêm đến cũng lành lạnh, tôi ngồi dậy lục trong bồng lấy tấm đắp để đắp thì thấy ngay con hổ đang ngồi chồm chỗm gầm gừ ở giữa ba chúng tôi, cách mỗi đứa chỉ chừng mươi mét. Giá không có những cọc vót nhọn kia thì chắc chắn “ổng” đã quắp một trong ba đứa. Tôi giặng lên mấy tiếng, vừa để dọa lại “ổng” vừa để đánh thức thằng Xuân và Cẩm. Chắc hai tay này không té ra quần như lần trước nên chúng hắn cứ hú hòa dộ lại “ổng” mỗi khi “ổng” quay về mỗi đứa gầm ghè. Tuy chúng tôi không “leo lên lưng cọp” như người đời vẫn nói, nhưng không thể chạy được!. Trong ba đứa chúng tôi, tôi là tổ trưởng nên lời nói của tôi lúc này là mệnh lệnh của quân đội. Tôi gọi như hét lên:

            - Đồng chí Xuân!

            - Có tôi!

            - Đồng chí Cẩm!

            - Có!

            - Mỗi đồng chí rút một cái gậy, giơ đầu nhọn vào hổ và dứ dứ mỗi khi nó gầm ghè về phía mình. Tuyệt đối không được chạy. Chạy là chết! Các đồng chí rõ chưa?

            - Rõ!

            Trăng mỗi lúc mỗi sáng, gió mỗi lúc mỗi rào rào và “ông ba mươi” mỗi lúc mỗi gầm ghè. Chỉ cần “ổng” quật mạnh cái đuôi xuống nền rừng và hai chân trước chồm lên là một trong ba đứa chúng tôi sẽ… Nghĩ vậy nên mặc dù đêm lạnh mà mồ hôi tôi toát ra, làm tôi dờn dợn. Nhưng nghĩ đến “cái chí trai” của người đi vào cuộc trường chinh, tôi trấn tĩnh được ngay. Thế là giữa cảnh núi non hùng vĩ của Tây Nguyên, một cuộc đấu trí đã diễn ra giữa “ổng” và chúng tôi. Trước “ổng” còn gầm ghè, sau “ổng” gầm lên vang động cả núi rừng, hai chân trước cào cào, mồm há hốc trông rõ cái lưỡi đỏ lòm và nước dãi nhỏ ra làm ướt cả bộ ria mép. Tôi chưa biết xử trí thế nào thì từ một nơi xa xa, tiếng con mễn đi ăn đêm tác lại, thế là “ổng” không gầm lên nữa mà ghe ghé lỗ tai về tiếng tác ấy. Trong ánh trăng lung linh huyền ảo, hình như tôi trông rõ sự suy nghĩ trong đầu “ổng”. Thế là… “ổng” chồm lên!!!. Nhưng không chồm về ba chốt của chúng tôi mà chồm về tiếng mễn tác. Cho đến bây giờ, chỉ cần nhắm mắt lại là tôi hình dung được hình bóng của “ổng” và tôi vẫn tiếc, trong cuộc đời chinh chiến của mình vẫn không chụp được cảnh ấy để lưu lại  cho hậu thế…

***

            Giữa năm 1953, tôi được điều vào Đông Nam Bộ và ở lại đó xây dựng chiến khu chứ không đi tập kết như số đông anh em khác. Lúc này, tổ chúng tôi có Ba Còn và Tư Xanh do tôi làm tổ trưởng. Tư Xanh và Ba Còn đều là người của Bến Tre. Chúng tôi sống chan hòa, thương nhau như anh em ruột thịt.

            Nhiệm vụ của chúng tôi là ở lại cùng đồng bào các dân tộc ít người ở Đông Nam Bộ, chủ yếu là dân tộc XTiêng xây dựng chiến khu để sau này đón quân vào. Những năm Mỹ - Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam nước ta, tổ chúng tôi đều phải ngủ ngoài rừng. Cả 3 đứa đều đóng khố, chia nhau từng củ mài đào được, từng trái bắp dân cho. Tôi thường vẫn kể cho Ba Còn và Tư Xanh nghe những kỷ niệm giữa tôi với Xuân và Cẩm trong những năm ở chiến khu Ba Lòng, ở hữu ngạn sông Ea Krông, tất nhiên không thể không có chuyện hai lần gặp hổ. Chẳng dám khoe chứ tôi là tay có duyên kể chuyện nên mặc dù đã nghe nhiều lần mà tay Ba Còn và Tư Xanh vẫn phải “cống” tôi một khúc củ mài hoặc một vốc ngô để tôi kể lại chuyện hai lần gặp hổ cho nghe. Cứ mỗi lần tôi kể là hai đứa há hốc mồm ra rồi chép chép uống từng lời tôi kể. Một lần, Ba Còn bảo:

            - Đời anh Hai thế mới là đời! Giá chúng em được gặp hổ lấy một lần rồi sau đó có đi vào gió bụi cũng thỏa chí làm trai. Anh Hai thật đúng là  “Làm trai cho đáng lên trai/ Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng!”

            Thế rồi,  như các cụ ta đã dạy: “Mong được” nhưng ước không lên, một đêm nọ, sau khi vào bản, chúng tôi ra khu rừng phía đông núi Bà Rá ngủ. Đó là một đêm cuối mùa mưa, nền rừng đã ráo hoảnh, ba anh em mắc võng bên một hũng nước. ở Đông Nam Bộ, những hũng nước như thế này thường là những cái bẫy, vì ở dưới đó là cả một khối bùng nhùng và sâu thẳm. Đã sa xuống cái khối bùng nhùng ấy là cứ chìm dần…chìm dần vào trong lòng đất. Nếu các loài thú, kể cả “chúa sơn lâm” mà xuống đây uống nước thì cuộc đời coi như bỏ. Tuy nhiên, nó  chỉ là bẫy của những người và các loại thú không sinh ra ở đây hoặc chưa quen với thổ địa nơi này.

            Đêm ấy, tôi đang ngủ mơ màng thì thấy tiếng động đánh soạt ở bên sườn. Giác quan của người đi rừng làm tôi bừng tỉnh. Dưới ánh trăng mờ mờ tôi trông rõ một con hổ vằn và một chú lợn lòi đang gầm gừ nhau. Một con ở bên này, một con ở bên kia cái hũng nước. Chắc cụ kĩnh nhà chúng đã dạy cho chúng về sự nguy hiểm của cái bẫy này nên con hổ không dám bổ nhào vào con lợn. Vì độ bổ nhào của con hổ không thể vượt qua cái hũng. Còn con lợn lòi thì lấy cái hũng ấy làm lá chắn cho mình. Cứ mỗi lần con hổ gầm lên thì con lợn lòi lại nhe răng ra. Tôi trông rõ hai cái răng nanh của 

 

nó, nhọn như hai mũi dùi, quằm quằm và trắng hếu. Con hổ cứ bò bò cho tới gần con lợn thì chú lợn lại lùi lũi để lợi dụng cái “lá chắn” tự nhiên cho mình. Hai con cứ một bò một lũi thế xung quanh cái hũng cho tới lúc con hổ không chịu nổi sự kiên trì của mình nữa thì nó vật đuôi vào một tảng đá rồi pông - nhông tới chú lợn. Nhưng sự ước lượng của nó không chính xác…Cả thân hình của “chúa sơn lâm” đã đâm đánh chũm xuống cái hũng và để lại một tiếng rống dội vào màn đêm. Tôi khoái quá, đứng phắt lên, quát: “Đáng đời! Đáng đời! Đáng đời chưa!”

            Nghe tôi quát, tay Ba Còn và Tư Xanh mới bừng tỉnh. Hai đứa mắt rắp mắt mở, chưa kịp chạy đến tôi thì tôi phải chạy ngăn hai đứa lại, vì sợ chúng lại chạy vào cái “bẫy”. Tôi kể lại sự việc vừa xảy ra, hai đứa cứ tiếc rẻ. Sau khi đã nuốt nước miếng mấy lần, tay Xanh bảo:

            - Thế mà không kêu chúng em một tiếng!

            Tay Còn vừa lắc đầu vừa nói:                 

            - Thật là bỏ mất một khoảnh khắc vô giá của cuộc đời!

            Không lỡ để hai đứa thất vọng, tôi bảo:

            - Còn ở rừng là còn có dịp.

            Nhưng cho đến ngày 30/4/1975, dịp ấy đã không đến với hai chàng trai của xứ dừa!. . Thật  đáng tiếc!!. Nhưng biết làm sao được…

                                                                                  N.C.V

ÂặẽC TIÃN (vóỳ thaùch õọỳi)

 

   (*)Phỏng theo lời kể của Đại tá Quách Bá Đạt- Nguyên bộ đội tình nguyện Lào

 

 
 
Nguyễn Công Viễn
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 184 tháng 01/2010

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground