Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bài điếu văn thời tiền khởi nghĩa

 

L

.T.S: Đọc tập bản thảo: “Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng và thành lập chi bộ An Tiêm thời kỳ 1927 - 1934 của đồng chí Đoàn Bá Thừa, chúng tôi bắt gặp những dòng chữ quý báu này:

“Tháng 11.1930, được tin đồng chí Đoàn Luân chết, ngày 21.1.1930 do tên chủ ngục Lao Bảo điện về…

Xúc động trước cái chết, Đoàn Thí (tức là Đoàn Bá Thừa) tập hợp số anh em trong Hội quần chúng Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và nói:

- Đã làm cách mạng thì sống chết có nhau. Nay đồng chí Lân đã chết, một số khác bị địch bắt giam. Chúng ta còn lại không thể khoanh tay ngồi yên chờ ai được. Chúng ta phải theo Đảng làm cách mạng để tiếp tục sự nghiệp mà các đồng chí bỏ dỡ. Và cuối tháng 1.1930 Đoàn Thí thành lập chi bộ An Tiêm, chi bộ Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị…

Tháng 2.1930 chị Ơt với anh Tường và vợ anh Cương đến nhà đồng chí Lân thăm, chia buồn cùng gia đình, mang theo một bức trướng hàng Cẩm Châu màu đỏ, hai câu đối, hương đèn, hoa quả. Chị Ơt đưa riêng một phong bì bên trong là bài điếu văn tri điệu đồng chí Lân do anh em trong nhà lao gửi ra. Bức trướng có viết ba chữ to chính giữa bằng chữ Hán: Tận Nghĩa Vụ. Và hai câu đối bằng chữ Hán: Lam Sơn Mai chướng nam thị độc. Hắc hải phong trào bệnh dĩ thâm…

Bài điếu về sau, ngày 22.2.1930 chi bộ An Tiêm tổ chức đọc tại nhà đồng chí Lân để truy điệu, ảnh hưởng rất tốt đến phong trào…”.

Chưa rõ nhà lao trong đoạn hồi ký vừa nêu trên là nhà lao Quảng Trị hay nhà tù Lao Bảo? Trong không khí mừng sinh nhật Đảng và mừng Xuân Kỷ Mão năm nay. CV. Trân trọng giới thiệu bài điếu văn khuyết danh lịch sử và cảm động này (do đồng chí Đoàn Bá Thừa nhớ và ghi lại). Cung cấp tư liệu bước đầu cho tuyển tập “Một thế kỷ văn học Quảng Trị” và qua đây rất mong các bậc lão thành cách mạng, bạn đọc gần xa cung cấp thêm cho Cửa Việt tác giả bài điếu văn này.

Than ôi!

Khói ủ trời xanh, sóng xao bể bạc, gặp buổi sanh linh đồ thán, nặng non sông đành phải nhẹ gia đình.

Muốn mưa nhân loại đại đồng, quý tinh thần nên phải hành thân xác.

Nhớ anh xưa!

Khí  bẩm tinh anh, tài tình lỗi lạc.

Đèn khuya sách sớm, nghề búi nghiên cũng đứng bạc tài danh

Cửa rộng nhà cao, lối gia tư cũng sách bề cung các.

Vận nước!

Gặp cơn dâu bể, kẻ khóc sưu, người van thuế, xứ xứ vang tai tiếng não sầu.

Tấc lòng luống những quặn đau, khi nghĩ cạn lúc suy sâu, đoạn đoạn căm gan phường độc ác.

Vẫn biết!

Thân gia thư thái, bề tài nguyên chẳng phí sức lo âu

Chỉ vì thế đạo bất công, nợ tang bồng phải xê vai gánh vác

Kết nhau lại này nanh, này vuốt, dầu gian nguy nghìn nỗi chẳng sai chầy

Vỗ tay nên làm sấm, làm giông, chữ đồng tâm trăm năm nguyền ghi tạc

Bao xiết kể vào kinh ra quân, nào tuyên truyền nào tổ chức, bỏ gia đình để kiếm bạn sắt son.

Biết bao phen lướt gốc (?) dày gai, khi mạo hiểm, lúc lâm nguy, xem cường quyền cũng như tuông cỏ rác.

Chí quyết phơi gan thải ruột, hè nhau đạp đổ lũ hung tàn

Hầu mong tháo củi số lòng, thẳng bước lên đường chung khoái lạc.

Nào hay!

Thời đã éo le, người càng quỷ quái, tìm sâu vạch lá, lũ đầu trâu ác nghiệt đa đoan, xáo thịt nồi da, đồ mặt nạ phản tâm khai giác.

Cõi Đông Dương đất bằng sóng dậy, kẻ tan nhà người nát cửa, dân ta đoạn khổ, đoạn can lòng.

Nạn Tây di éo mỡ rán sành, nay luật nọ, mai lệ kia mùi độc càng lâu càng chua chát

Đã quyết trước sau tròn khí tiết, giam mặc kệ, tù tội mặc kệ, xiềng xích gông cùm sá kể lối cơ mi.

Chí lam sắt đá, vững tấm lòng, dày mà chi, cầm cố mà chi, Lao Bảo - Côn Lôn nào ghê nơi đỉnh hoạc (?)

Chín tháng lẻ trong vòng ly tiết, nào lúc trưng cầu, nào khi phản kháng, bao phen tuyệt thực muốn chết đi cho rồi sống dở dang.

Trong mắt xem ngoài chốn lao tù, nơi toan bạo động, nơi dựng cờ hồng, khoẳn khoái tấm lòng, gượng sông lại để toan bề tường đạt.

Đánh liều ngậm cay nuốt đắng, lối tùy cơ tạm cũng lần lừa, may ra sức cánh mạnh vai, khi hữu sự chen vai vào công tác.

Dè đâu!

Đất nọ vô tình, trời kia phụ bạc

Chứa chan một bầu nhiệt huyết, khối tình còn nặng với ngày sau

Thờ ơ một trận gió mây, hồn Anh đã xa nơi đường khác

Sông Hãn Giang lờ đờ dòng nước chảy, cá cua cùn tủi với vừng trăng

Núi Mai Sơn mờ mịt làn mây, cây cỏ cũng sầu theo bóng ác

Ngao ngán nổi sông dài biển rộng, phù sinh nào khác bóng đưa quan

Tức tôus thay kẻ mất người còn, sầu lệ ngọc cầm mưa lác đác

Ôi! Than ôi!

Ngang trời dọc biển, khí phách vinh quang, nhớ cảnh thương người mối sầu man mác

Ba tấc đất ngậm ngùi, người đọc đoàn tiên phong chếch mất một vai

Chín tầng mây lơ lững hồn hương, nghĩa chung thủy đau lòng bọn tạc

Tay trần khôn khéo lại xe dây, tấc dạ xin ngõ cùng suối bạc.

Lòng biết nhau thì sống thác theo nhau

Người Anh chết nhưng tinh thần chẳng chết

Thề cùng nhau bền gan bấm chí, dấu đại đồng xin ráng sức theo đòi

Nguyện một lòng quét khói khua mây, phường vô đạo quyết làm cho tan ná

Nỉ non sao xiết nỗi ân cần, thô thiểu biểu chút tình đạm bạc

ST
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 53 tháng 02/1999

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground