Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cam Lộ - Hậu họa chất độc da cam - Điôxin

C

am Lộ là huyện miền Tây của tỉnh Quảng Trị, thuộc Đông Trường Sơn. Đây là một mắt xích quan trọng trong địa trận của Quảng Trị và cả nước. Cam Lộ đã trở thành một binh trạm khổng lồ trung chuyển quân và hàng từ miền Bắc vào. Từ đây, bộ đội theo Đường 9 thọc sâu vào chiến trường Lào, theo tuyến Đông - Tây Trường Sơn tràn vào các tỉnh phía Nam đặc biệt là năm tỉnh cao nguyên Trung phần. Cam Lộ cùng các huyện bạn khống chế trực tiếp các căn cứ địa Đông Hà, Quảng Trị, Gio Linh, Dốc Miếu, Cửa Việt. Cam Lộ là một trong ba huyện có hàng rào điện tử Macnamara chạy qua. Địch sử dụng khoa học, công nghệ cao nhất thời đ¹i, ®ỉ 2 tỷ đô la để xây dựng phòng tuyến này hòng ngăn chặn sự phát triển ngày càng mạnh của phong trào cách mạng ở đây và chia cắt sự chi viện của hai miền Nam Bắc. Ở đây nhiều năm là vùng oanh tạc tự do của các loại hỏa lực địch.

Vượt lên trên mọi sự đánh phá của kẻ thù, cách mạng miền Nam nói chung và Cam Lộ nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Tại Cam Lộ, hàng rào điện tử Macnamara bị xé rách từng mảng, vô hiệu hóa. Quân và dân Cam Lộ lùi sâu xuống hầm hào cố thủ vững chắc.

Được sự đồng ý của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, T n¨m 1961 vµ kÐo dµi ®n n¨m 1971, chính phủ Mỹ ra lệnh cho quân đội Mỹ sử dụng chất diệt cỏ làm trụi lá cây rừng để tìm tòi, phát hiện kho tàng và nơi ẩn nấp của quân giải phóng. Ngày 07/3/1962 trên đài tiếng nói Hoa Kỳ, Diệm tuyên bố: "Việc rải chất khai quang là phương tiện rất hiệu nghiệm để chống lại chiến tranh du kích của cộng sản". Vì tầm quan trọng của địa bàn này, Cam Lộ là một "cái túi" bị phun rải chất diệt cỏ nặng nề.

Nhân dân Cam Lộ kể rằng: Ngày ấy (trong thời kỳ chiến tranh), thường vào buổi sáng sớm lặng gió, từng phi đội máy bay C123 t hai ®n ba chiếc có khi được yểm trợ bằng máy bay chiến đấu, rà xuống sát ngọn cây, trong vài phút xả xuống từng đám mây dày trắng đục chất diệt cỏ. Bấy giờ họ không biết là chất gì và cũng không chạy đi đâu được đành phải ăn uống, sinh hoạt chung với nó. Về sau, nhiều người trong số đó đã nổi bệnh, sinh ra con cái tật nguyền.

Trong thế chiến thứ hai, Phát xít Đức đã sử dụng vũ khí hóa học. Những năm 1950, Anh sử dụng vũ khí hóa học chiến tranh chống du kích Malaysia. Nhưng các cuộc chiến tranh hóa học đó diễn ra trong thời gian ngắn, tác hại trong phạm vi hẹp. Quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam, dài nhất trong lịch sử loài người lµ 10 năm, gây ra những tác hại khủng khiếp về người và sinh thái.

Quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 8 loại chất diệt cỏ khai hoang khác nhau. Trong đó có 2 chất trắng, chất xanh da trời không chứa Dioxin; chất da cam và chất da cam 2 (siêu da cam) chiếm 61% tổng khối lượng đã sử dụng, chứa nhiều kịch độc Dioxin.

Nếu chất làm rụng lá, diệt cỏ được sản xuất theo một quy trình công nghệ nghiêm ngặt thì không có tạp chất Dioxin. Quy trình đó là: Thời gian phản ứng hóa học không dưới 12 - 13 giờ. Nhiệt độ chưng cất không được cao quá 88,80C. Thời gian phản ứng càng ngắn, nhiệt độ càng cao thì hàm lượng Dioxin trong sản phẩm càng lớn. Vì muốn giảm chi phí, tăng lợi nhanh và nhiều sản phẩm bán cho ChÝnh phđ M nên các Công ty hóa chất Hoa Kỳ (CTHCHK) rút thời gian phản ứng còn 8 phút, tăng nhiệt độ lên 227,70C. Hậu quả là sản phẩm của họ có dư lượng Dioxin cao gấp 15.000 lần dư lượng Dioxin trong chất diệt cỏ dùng tại Mỹ. Theo Bộ quốc phòng Mỹ các CTHCHK đã bán mt lượng hóa chất có 170kg Dioxin để sử dụng trong cuộc chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam. Theo giáo sư Jeanne Mages Stellman (Trường Đại học tổng hợp Columbia) con số đó là 366 kg. Sau 18 năm nghiên cứu tại trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Viện sĩ Viện hàn lâm Y học Nga Xatronov Ghenrek Alexandrovich và giáo sư Rumax Vladimia Xtepanovic (đồng giám đốc Trung tâm) đã công bố tại hội nghị chuyên ngành sinh thái tại Saint Petecpourg năm 2003 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ 33 nước trªn thế giới trong đó có các nhà khoa học Mỹ, Canada, Đức, Nhật, Na Uy, Thụy Điển…, h đã thừa nhận:

"Dioxin là chất độc nhất mà loài người đã tổng hợp được".

Chỉ cần một thìa cà phê Dioxin có thể gây chết chóc cho một thành phố 8 triệu dân.

Chỉ cần 170kg là quá dư thừa để gây chết chóc cho toàn nhân loại sống trên trái đất này.

Điều nguy hiểm nữa là chất Dioxin rất bền vững khi ở trong nước và ngấm sâu xuống đất. Theo nhiều nhà khoa học trên thế giới trong đó có hai Viện sĩ và Giáo sư Nga nói trên: tha nhn: Chất Dioxin gây tác hại kéo dài tới cả trăm năm sau.

Cho đến nay, thế giới chưa tìm ra cách tẩy rửa Dioxin nhiễm trong cơ thể người. Vì thế, người nhiễm Dioxin, nếu được chăm sóc tốt c thĨ kéo dài thêm sự sống nhưng không thể chữa khỏi.

C¸c CTHCHK vì siêu lợi nhuận, nh­ng khi chính phủ Mỹ ra lệnh sử dụng, th× h ®· đánh lừa quân đội Mỹ. Hậu quả là người Việt Nam, quân đội Mỹ và quân đội các nước tham chiến với tư cách là đồng minh của Mỹ bị phơi nhiễm và lây nhiễm chất Dioxin khá nặng nề.

Theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin, 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm. Riªng Cam Lộ:

- Trong s: 9.288 h d©n c 1.087 h c n¹n nh©n

- Trong s: 43.000 d©n c 1.786 n¹n nh©n (166 ng­i ®· cht)

- S h c 2-5 n¹n nh©n: 523 h

Các bệnh nan y do chất Dioxin gây ra được tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhiều nhà khoa học trên thế giới thừa nhận: ung thư, thần kinh rối loạn, dị tật (và dị dạng), đau tủy, bạch cầu, đau u, hở cột sống, đái tháo đường… đều có ở đây. Có nạn nhân chịu tới 5 bệnh và dị tật, khiến họ không có hình nhân, hoàn toàn sống đời sống thực vật.

Tại xã Cam Nghĩa:

- Gia đình bà Mít, ông Lộc có 3 con đều dị dạng. Cháu đầu sinh 1978, sống được 4 năm thì chết. Hai cháu còn lại là Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Văn Trường chỉ biết lăn lê, thường xuyên lên cơn, la hét điên loạn, sùi bọt mép, tay chân quắt queo, tự đập và cào cấu vào người. Ông Lộc cũng bị nổi bệnh từ năm 1976: toàn thân bị ngứa, da đầu rụng từng mảng, trí nhớ bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều lúc ngớ ngẩn.

- Chị Trương Thị Thúy ở thôn Nghĩa Phong sinh cháu đầu bị dị dạng chỉ sống được 45 ngày. Hiện nay chồng ly dị, chị đang sống với người con dị dạng: không nhãn cầu, không nói, không đi lại được, đặt đâu nằm đó, tay chân quéo lại.

Tại xã Cam Chính: có trên 100 cháu nhỏ bị di chứng chất độc da cam Dioxin rất nặng.

- Vợ chồng anh Quyền và chị Hương, thôn Thượng Nghĩa sinh 3 cháu trai lúc đầu khỏe mạnh nhưng lớn lên bị teo cơ, bại liệt thân thể, bại liệt não rồi chết.

- Vợ chồng anh Phan Văn Phong và Lê Thị Táo thôn Mai Lộc có con là Phan Văn Quý khi mới sinh ra bình thường, 6 tháng sau xuất hiện triệu chứng mang bệnh sau đó bị bại não, các cơ teo lại, ăn uống, vệ sinh tại chỗ, không còn nhận thức được gì, cho vào mồm bất cứ cái gì vớ được.

- Vợ chồng anh Dũng, chị Hà thôn Trung Chỉ có hai con đều bị mù. Khi ngồi mặt luôn cúi gằm, trí não mụ mẫm.

- Anh Trần Văn Lâu thôn Độc Kỉnh có con trai là Trần Văn Tuyến dị dạng, không mặc áo quần, không tự ăn được, mất năm 20 tuổi.

Những cảnh đời như vậy c rất nhiều ở Cam Lộ. Nhiều bà mẹ sẩy thai hoặc thai tử trước khi sinh, người lâm bệnh, có dị tật, không tham gia lao động được lại mất thêm công chăm sóc, mất tiền thuốc, tiền ăn để duy trì sự sống cho họ. Bởi thế, những gia đình có nạn nhân chất độc da cam nghèo nhất trong những hộ nghèo nhất. Ở Châu Phi có vùng được công bố là nghèo nhất thế giới, mức sống cũng là mức thu nhập của họ 1USD/ngày/người. Con số đó ở những gia đình có nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin ở Cam Lộ là 0,5USD/ngày/người. Họ sống trong những ngôi nhà rách nát, thất học, tư tưởng tình cảm luôn bị dày vò. Tôi đã gặp một số người trong số họ. Họ đều nói chuyện với tôi trong nước mắt. Đa số các nạn nhân từ khi chào đời đã bị Dioxin tuớc đi tất cả quyền cơ bản của con người.

Vì tính bền vững của Dioxin, thảm họa trên giáng xuống đầu những người phơi nhiễm, đang tiếp tục gây thảm họa lây nhiễm cho thế hệ thứ hai, thứ ba và có thể nhiều thế hệ khác.

Ngày nay lên Cam Lộ, ai cũng vui mừng trước một màu xanh ngút ngàn, những đồi keo, bạch đàn, cao su, hồ tiêu… nối nhau rợp tầm mắt. Đó là một trong những nỉ lc lín lao của Đảng bộ và nhân dân Cam Lộ. Bi ngày ấy, hai tháng sau chiến tranh, tháng 7/1975, tôi về thăm Cam Lộ và thấy kinh hoàng. Chất diệt cỏ đã tàn sát cả một hệ sinh thái rừng nơi đây. Cháy mắt là những đồi trọc, nham nhở hố bom. Những thân cây chết đứng chỏng chơ, vắng bóng những con chim trời bay lượn. Hàng chục ngàn héc ta không còn sự sống của thiên nhiên.

Bây giờ màu xanh đã trở lại với đất trời nhưng những nạn nhân chất độc da cam Dioxin vẫn đang quằn quại trong đau khổ. Gia đình các nạn nhân đang sống cùng cực. Họ đang nỗ lực để tồn tại, Nhà nước, nhân dân và chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm tận tình giúp đỡ nhưng số nạn nhân quá đông, hầu hết là bệnh tình trầm trọng, những sự giúp đỡ đó không thể đáp ứng được nhu cÇu ti thiĨu. Nếu tính mỗi nạn nhân, trong một tháng, cần ở mức thấp nhất là 1 triệu đồng để ăn mặc, thuốc chữa bệnh và chi cho người chăm sóc, với số nạn nhân đang có, mỗi tháng Cam Lộ cần 1.786.000.000, mỗi năm cần 21.432.000.000. Con số đó vượt quá xa ngân sách của huyện.

Trách nhiệm này tại ai?

Trước hết là 37 công ty hóa chất của Mỹ, đứng đầu là hai công ty: Dow Chenucal và Mon Santo. Đạo và lý của cuộc đời rất minh bạch: có tội phải đền tội, gây hại phải đền hại. Điều đó được thể hiện trong Công ước quốc tế và trong pháp luật của tất cả các quốc gia. Những nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin Cam Lộ và Việt Nam khởi kiện 37 công ty hóa chất Hoa Kỳ không phải bới lại một vấn đề lịch sử đã qua mà đấu tranh cho lẽ phải mang tính nhân văn nóng bỏng, nhạy cảm mµ toàn nhân loại đang quan tâm, đang tồn tại và sẽ tồn tại nhiều thế hệ tiếp theo.

Tòa sơ thẩm (10/3/2005) và Tòa phúc thẩm (6/2006) đã bác đơn kiện của những nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin Việt Nam với những lý do:

“- Những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp lý.

- Những bệnh, dị tật nguyên đơn nêu ra chưa có một công trình khoa học nào hoàn toàn đáng tin cậy chứng minh do chất Dioxin gây ra.

- Chất da cam/ Dioxin là một chất diệt cỏ, đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó. Luật pháp Hoa Kỳ cũng không cấm sử dụng.

- Các công ty hóa chất không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền, của quân đội…”

Vậy đẻ ra nghịch lý:

1- Cùng một chất da cam/ Dioxin khi nhiễm vào binh lính Mỹ, được thừa nhận là chất độc. Dội lên đầu người Việt Nam không được gọi là chất độc!!!

2- Những bệnh, dị tật sinh ra với binh lính Mỹ và con em họ được thừa nhận là do phơi nhiễm và lây nhiễm chất độc da cam/ Dioxin. Người Việt Nam cũng bị như vậy với số lượng đông hơn rất nhiều lại không cho là do chất độc da cam/ Dioxin, đặt ra vấn đề "cần nghiên cứu", CÇu c¬ “C«ng tr×nh khoa hc ®¸ng tin cy”.

3- Người mang chất độc dội lên đầu người khác được đền bù độc hại (năm 1984, các CTHCHK đã bồi thường cho cựu chiến binh Mỹ 180 triệu USD). Người bị dội chất độc thì không được đền bù.

4- Công ước quốc tế đã có điều khoản cấm sử dụng vũ khí hóa học. Nếu chất diệt cỏ da cam được điều chế đúng quy trình, sử dụng trong phạm vi diệt cỏ, sẽ không được coi là vũ khí hóa học. Nhưng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng chất diệt cỏ da cam có nhiều kịch độc Dioxin và sử dụng liều lượng cực lớn, gây nguy hại khủng khiếp cho con người và môi trường vì vậy không thể chối tội vi phạm công ước quốc tế. Bà Joan A. Duffy New Berry nguyên thiếu úy hộ lý trong không quân Mỹ tại Việt Nam - thành viên Hội Cựu chiến binh vì hòa bình nói: "Chất độc da cam là loại vũ khí bị luật pháp quốc tế cấm sử dụng trong hơn một thế kỷ vì những hiệu ứng giết người vô hạn định của nó… Tôi đề nghị các bạn với tư cách là con người đồng loại hãy tìm kiếm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam".

Hai quan tòa sơ thẩm, phúc thẩm và những đại diện pháp lý của Mỹ không thể không nhận thức được những phi lý trong lập luận của họ. Đấy chỉ là cách "hoãn binh chi kế" nhằm trốn tránh trách nhiệm, nhằm kéo dài sự việc để nguyên đơn nh÷ng n¹n nh©n cht ®c da cam/Dioxin Việt Nam không đủ kinh phí, ®iỊu kiƯn ®Ĩ theo đuổi vụ kiện.

Cuộc đấu tranh vì công lý còn có thể kéo dài nhưng vấn đề lương tri không thể chờ đợi. Chúng ta đòi hỏi chính phủ Mỹ "là người đã ra lệnh và tiếp tục sử dụng chất độc này sau khi đã biết rõ về những tác động tiêu cực của nó đối với con người" (David Cline - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh vì hòa bình Hoa Kỳ); chúng ta đòi hỏi 37 công ty hóa chất Hoa Kỳ phải làm đúng như lời của Tổng thống Bill Clinton: "Phải làm cùng lúc nghiên cứu khoa học và nỗ lực trợ giúp nhân đạo của cả hai nước chúng ta" (12/02/2001 - Trả lời thông điệp của giáo sư Nguyễn Trọng Nhân).

Giáo sư Arthur W. Galston người phát minh ra chất diệt cỏ da cam đã bị các công ty hóa chất Mỹ lợi dụng, phát biểu:

"Tôi cho rằng chúng ta, một quốc gia giàu có đã sản xuất ra những phương tiện chiến tranh đáng lên án. Phải hành động! Đó mới là lương tâm của chúng ta".

Vì công lý và lương tri, trên các diễn đàn quốc tế, trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà khoa học, các chính khách, các cựu chiến binh đã từng tham chiến ở Việt Nam vµ nhân loại yêu hòa bình đang lên tiếng rầm rộ ủng hộ cuộc đấu tranh của các nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin Việt Nam.

Tôi viết bài này khi đang ngồi cùng những nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin ở Cam Lộ. Xung quanh tôi những đứa trẻ dị dạng, sống đời sống thực vật, bò lổm ngổm như những động vật vô thức. Chiến tranh đã đi qua lâu rồi mà gia đình của họ vẫn mái lá xiêu vẹo, bữa ăn vẫn dựa nhiều vào khoai sắn. Nói một cách khác, chiến tranh vẫn còn đó ®i với những gia đình này.

Cách đây 232 năm, năm 1776, Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã trịnh trọng tuyên bố trước loài người: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền sống không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."

Những nạn nhân chất độc da cam/ Đioxin chưa được hưởng quyền bình đẳng, họ bị Dioxin tước bỏ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

       Và còn nhiều thế hệ nữa đang đứng trước nguy cơ đó.

L.V.T

 

Lê Văn Thê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 168 tháng 09/2008

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

6 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

6 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

6 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

7 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground