Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cam Lộ phủ chí: Cuốn sách tư liệu quý về xứ Cam Lộ xưa

LTS: Phủ Cam Lộ xưa từng được mạnh danh là vùng đất lam sơn chứng khí với địa hình khá đa dạng: vừa có gò đồi, vừa có vúng núi cao xen giữa những thung lũng đất đỏ ba zan cùng những cánh đồng trồng lúa nước nhỏ hẹp bị chia cắt bởi những những dòng sông, mà đa số bắt nguồn từ núi cao hoặc từ lãnh thổ nước Lào. Là chốn tụ cư lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn. Do vị trí địa lý và khí hậu tự nhiên khá phức tạp, nên người Kinh Việt đến đây lập nghiệp khá muộn, mặc dù mảnh đất này đã thuộc về Đại Việt gần bảy trăm năm trước. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan lịch sử về một giải đoạn, cũng như được rộng đường tham khảo thêm tư liệu của xứ Cam Lộ xưa; chúng tôi xin giới thiệu cuốn Cam Lộ Phủ chí (Bản chép tay của một viên quan làm việc ở phủ Cam Lộ. Bản này vốn quản thủ tại Quốc Sứ quán triều Nguyễn, sau nhiều biến động, thất lạc, hiện lưu tại Viện Hán Nôm, Hà Nội, ký hiệu A 98, gồm 12 trang cả bìa). Cam Lộ Phủ chí được viết vào khoảng niên hiệu Tự Đức thứ 5 (1852) hoặc sớm hơn một hai năm, do vậy mà nhiều địa danh hay nhân vật chí ngày nay ta thường gặp thì chưa thấy có trong tác phẩm này. Ở đây tác giả của nó mới phác họa những nét chính về việc sắp đặt, đổi tên đơn vị hành chính, phong tục tập quan cũng như phong thổ khí hậu, sản vật của phủ Cam Lộ (Bao gồm cả huyện Cam Lộ, huyện Hướng Hóa và một phần đất của tỉnh Xavanakhet – thuộc nước lào ngày nay). Mặc dù con sơ lược và hạn chế trong “tiểu mục chí”, chúng tôi vẫn có thể xem đây là một nguồn tài liệu vô cùng quý giá của đất Cam Lộ xưa.

Vì thời gian khuôn khổ của Tạp chí, chúng tôi mới đăng được bản dịch Việt ngữ; phần chữ Hán xin thưa chỉ giới thiệu thêm một tràn (10) chính bản để bạn đọc tham khảo. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ công bố nguyên bản chữ Hán ở những số tiếp sau.

Các thời vua trước đặt dinh Ai Lao, trong thời Gia Long đặc đạo Cam Lộ. Nguyên đạo Cam Lộ đặt tại làng Nghĩa An. Đến năm Minh Mạng thứ 9, xây dựng thành Vĩnh Ninh tại làng Cam Lộ; rồi sau đổi đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ.

Kiên trí duyên cách:

Lúc đầu đặt sinh thì mộ binh đồn trú, sau đổi thành đạo (1) thì đặt một Quản đạo và một Hiệp thủ để quản lý cá Man sách mà Nguyên sách.

Người Thừa biện ở đạo thì có một Cai hợp, một thủ hạp và mười hai lệnh sứ. Người  Thừa biện ở châu thì gọi là Quan châu. Người Thừa biện ở tổng thì gọi Cai quản. Còn có lệ đặt thổ cống và Nam cống. Man cống có thiết lập một nửa tuần môn trông coi ba sở và đồn Lao Bảo.

Trong thời Minh Mang thì đem các Nguyên sách, Man cống hợp thành 15 tổng thuộc châu Hướng Hóa, lại đặt một viên Tri châu. Còn các châu khác thì vẫn để nguyên như cũ. Các thổ ti được ban tên họ bằng chữ Hán và con dấu có chữ ký để lo việc trong châu về việc hộ tịch, thu thuế thân, lo việc thu nhập các khoản tiền bạc.

Về sau đạo Cam Lộ đổi thành phủ Cam Lộ (2); châu Hương Hóa cải thành huyện Hướng Hóa thì phủ Cam Lộ kiêm nhiệm quản lý cả châu Hướng Hóa; lại còn thống lĩnh cả Cửu châu (3). Phủ Cam Lộ còn đặt chức úy quan chuyên trách bảo vệ thành.

Trong thời Triệu Trị lại đặt thêm An Man Bảo để bắt buộc dân tráng các man sách phụ cận vào lính định man nhưng có nhiệm vụ lưu phòng vệ các bảo.

Hình Thế núi sông:

Mạch núi từ Trấn Ninh, Lạc Hoàn chạy xiên tới Hoành Hồ, Thác Lạc rồi tới huyện Hướng Hóa. Mạch núi gồm một mạch núi Phụ Dổng cao lởm chởm, chót vót, rất linh ứng; một dãy núi đã ngũ sắc vách dựng đứng, kẻ đá có thớ trong xa như bức màn nên gọi là núi Giang Màn.

Nguồn nước bắt nguồn từ dộng Bà Tiên (4) động Sất Lãng, núi Giang Màn, chảy qua hướng Đông rồi thuận dòng chảy ra cửa biển.

Cũng từ nguồn nước động Ba Tiên này có nhánh chảy ngược ra hướng Tây đến sông Khung (Mê Công) hợp lưu cùng sông Lư Lôi rồi chảy ngược đến cực nam, cuối cùng chảy ra biển Hải Nam của nước Xiêm, đến đây dòng sông chấm dứt.

Thời tiết

Quanh năm cứ đến khoảng sau tháng tư tháng năm thì gió nam rất mạnh phát ra tiêu kêu vang nhà cửa, rừng núi tưởng như sấm dậy bao trùm cả núi non hang động.

Thời tiết giữa hai mùa đông xuân thì tạnh ráo, ngày nắng đêm lạnh. Nắng nóng thì cỏ cây khô héo, lạnh lão thì cũi lửa không sao chống đỡ. Sáng tôi khí hậu khác nhau.

Mùa hè tháng năm, tháng sáu mưa lũ tràn ngập suối khe, đá lay, cây đổ, nguồn nước chảy xiết. Mừa dừng, nước cạn khí núi bốc lên dữ dội Mỗi năm duy nhất một vụ lúa hễ tháng ba, tháng tư lúa lên mầm, thì tháng bảy, tháng tám lúa chín.

Phong tục

Dân cư sống ở ven suối, ven động. Họ đốn cây làm nhà đốt rừng làm rẫy, làm nghề đánh cá, nghề săn bắn để sinh sống. Họ chẻ tre đan sọt, dệt sợi làm khố, bện mây làm chiếu, in nhuộm thành nhiều màu sắc. Các thứ áo quần, dụng cụ nấu ăn thì mua bán đổi chác với người Hán. Dân chúng thường sùng quỷ, sùng Phật, chuộng mo, cầu cúng bói toán.

Trong thôn ấp thường có người di tu những dân không biết Phật lịch, họ cho rằng mười tháng là một năm.

Về cúng giỗ: Nhà nhà đều nấu rượu, cũng tổ tiên, nam nữ tụ tập hát xướng vui vẻ. Tết trung thu nam nữ thường đến chùa dự lễ hội, lời ca tiến hát, giàu sắc thái, âm vang lan tỏa.

Còn như các ngày lễ: Tam nguyên, chính đán, Đoan ngọ, người dân đều không hay biết.

Về giá thú: Sính lễ thường có đôi trâu, hai lạng bạc. Nhà giàu thì nấu rượu giết trâu trước cúng gia tiên, sau đãi khách; nhà nghèo thì xuất tiền mua đèn rượu để lo việc kết hôn.

Thường là sau ngày cưới nếu không trả hết sính lễ thì con gái chỉ ở nhà ngoại không được về nhà chồng, đại khái việc luận bàn về tài sản giá thú như thế.

Về ốm đau bệnh tật: người bệnh không biết dùng thuốc tây, chỉ phó mặc mệnh cho thần, bệnh nặng thì dùng trâu, bệnh nhẹ thì dùng lợn để nhờ thầy mo cầu cúng, chết không biết tang phục. Nghèo khi chết thì dùng cỏ chôn vùi, giàu thì hỏa táng thành tro; lấy tro bỏ vào trong bình bằng đồng có dáng hình người đồi đem tro đặt vào một ngôi chùa, một thôn ấp nào đó để thờ tự. Tục phân chia tài sản bằng cách lưu lại một nửa cho vợ con sinh sống, một nữa giao nôp lên chùa để siêu độ cúng tế.

Phàm những người đi tu đều biết chữ Man, biết các nghề thủ công, xảo nghệ. Người xuất gia đi tu lại trở về thôn ấp để lo việc cúng dường, và cũng để cho con em học tập mà noi theo.

Trong thôn ấp giữa người này với người kia có chuyện nhiều khê, rắc rối thề bối với nhau mà không giải quyết được thì mời người láng giềng đến làm chứng.

Có phong tục lập đàn bên bờ suối, rước thầy mo để cầu cúng, cáo với các vị thần ở gốc cây, lòng suối; nước bèn dâng lên thì cho rằng thần linh giáng xuống chứng giám tạo mưa. Dân thường cởi áo nhảy xuống suối bơi lội, mở mắt thấy thuồng luồng thì kinh ngach, quái dị. họ nhảy lên bờ lấy nhựa quả trám bỏ vào đầy nồi lớn, đốt lửa mạnh lên thì bỗng thấy sinh ra chiếc lá rất đẹp, họ lại ném chiếc lá vào nồi đang nóng dữ dội lấy chiếc lá ra vlà vẫn tươi rói thị hò cho rằng thần linh giáng giám tạo mưa. Họ bèn nhuộm lòng tay, bày tay và thề rằng phép thuật thật linh kỳ.

Họ chẳng cần đi báo với quan ti, đại để công việc làm như vậy.

Từ trước đến này, các thổ ti đều có đất của mình. Còn dân chúng có việc gì muốn đến cửa quan, phải đứng ngoài chắp tay, cần khẩn, cởi dép rồi mới dám bước vào.

Có tục lệ người nắm ngải độc chỉ bằng chiếc lá cải những chất của nó lan nhanh chóng như một trò ảo thuật, cho dù đao phủ có đam chém vào người cũng không thể sát thương, ban ngày thì chất độc của ngải như ảo thuật tạo ra một con người thật, còn ban đêm thì ngầm xuất hiện con người ảo thế là người ta cho có mà lai xuất hiện vậy.

Còn có tục lệ hễ cha có kẻ thù tranh cướp mà con chưa trả đuợc thì cứu viện đảng khác đến giúp đỡ vừa đánh vừa nói “đả điệu, đả điệu” lại còn dùng lời bằng Hán tự để báo phục nữa.

Người nói năng không có lễ độ thì quan phái người xuống dùng ngôn từ ngon ngọt để giỗ dành thuyết phục làm cho tiêu mà cái ý đồ vô lễ.

Có người vì nhẹ dạ nghe những lời thanh sắc mà vào rừng làm những việc tầm thường, xấu xa, rối loạn.

Có tục cha chết thì con cướp vợ cha, anh chết thì em chiếm đoạt vợ của anh. Đại để tục lệ của làng bản Cửu châu là như thế. Tục lệ của người dân bản Hướng Hóa cũng giống như vậy, có khi còn man rợ ngu dốt hơn. Con trai không biết chữ, con gái không biết dệt vải. Chết biết cưa gỗ làm quan tài khâm liệm, tổng táng không chọn phép thuật gì, chỉ cần chọn ngày chôn và hướng chôn phần mộ. Sau khi chôn một năm, dân mới làm cái quách nhỏ để chiêu hồn người đã mất về với tổ tiên.

Cương vực

Phía nam giáp phủ hạt Thừa Thiên, thổ dân nguồn Ba Hi; phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, thổ dân nguồn mộc; phía đông giáp huyện Hải Lăng, Địa Linh (5) Minh linh; phía tây giáp các nguồn mường Lào thuộc đại phận Lạc Hoàn, Mục Đa Hãn, Triệu Ích Xỉ Phác.

Thành Trì

Năm Minh Mạng thứ 10, phủ thành được tu sửa xây cất trong lòng rộng chừng 30 trượng, bên dưới rộng chừng 1 trượng. Có 2 cái bồn nước ở 2 phía trái và phải. Phí sau có cầu đá mỗi cái dài 2 trương 6 thước ngang 1 trượng 2 thứoc cao 8 thước 5 tấc. Cống thoát nước ngang 3 thước 2 tấc, cao 7 thước 5 tấc. Có 3 cửa thành bên tả bên hữu hai cái mỗi cái cao 1 trượng 2 thước 4 tấc, ngang 7 thước 9 tấc, dài 1 thước 5 tấc, trong lòng cao 5 thước 4 tấc, ngang 4 thước 1 tấc. Cửa phía sau cao 1 trương 4 thước 2 tấc 5 phân ngang, 1 trượng 5 thước trong lòng cao 7 thước 2 tấc ngang 5 thước 4 tấc. Tùy theo hình thế của thành trước và sau còn có 1 cửa, dưới dài 3 trượng, trên dài 2 trượng 8 thước 4 tấc, xếp gạch cao 5 thước và sâu xuống lòng đất 1 thước, hai bên cao 2 thước 5 tấc.

Đền miếu

Ở Cam Lộ vốn có một ngôi đền gồm 2 tòa 3 gian để cúng tế thổ thần sông núi. Từ trước đến nay việc cầu đảo ở ngôi đền này thật linh ứng do vậy Phủ Cam Lộ sẽ tiếp tục tu sửa để thờ cúng.

Thổ sản

Về ngũ cốc có nếp đen, nếp trắng nếp cứng đủ loại; đậu thì có đậu đen, đậu lạc, mè thì có mè đen, mè trắng các loại.

Quả thì có mướp đắng, bí đao, mít nài, chuối ba tiêu, còn có bo bo (ý dĩ), đại mạch các loại.

Tre thì có tre lồ ô. Gỗ thì có gỗ trắc, gỗ hương. Mây thì có các loại mây. Hàng hóa có vải bố, thổ cẩm, đay, đồ da, mật ông. Cầm thú thì có gà rừng, trĩ, trâu bò lơn tế giác, voi… Cá và lươn thì thùy theo đềm hồ sâu cạn, lớn nhỏ nơi nơi đều có.

Phủ hạt nhật trình

Từ Phương An Định đến Khe Sanh đi một ngày đường, từ đó trở lên Lao Bão đường đi gồ ghề khúc khuỷu. Từ Khe Sanh đến Lao Bảo một ngày đường.

Từ Lao Bảo đến Nam Cô Giang hai ngày rưỡi đường. Từ Nam Cô Giang (6) đến Khe Rùa nửa ngày đường. Từ Khe Rùa đến Dàn Phú một ngày đường. Từ Dàn Phù đến Tầm Duyên nửa ngày đường. Từ Tầm Duyên đên Cam Giang một ngày đường. Từ Cam Giang đến Mường Bổng hai ngày đường. Từ Mường Bổng đến Tầm Bôn hai ngày đường. Từ Tầm Bôn đến Sông Khung (Mê Kông) hai ngày đường.

Tổng cộng đường đi từ Phủ thành Cam Lộ đến Khung Giang là 16 ngày rưỡi đường.

Lại có một con đường đi từ Phủ thành đến An Man Bảo hai ngày rưỡi đường.

Từ An Mao Bảo (7) đi ngang đến Ai Lao Bảo một ngày đường

N.X.H – H.P – D.P.T

 

 

 

 

Người dịch: NGƯT Nguyễn Xuân Hòa

HIệu đính và chú thích: Hoàng Phước

Giới Thiếu: Dương Phước Thu

(1). Dinh và đạo đều là đơn vị hành chính có vị thế do triều đình quản lý trực tiếp

(2). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi đạo làm phủ Cam Lộ có chứ Tri phủ. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) bỏ phủ làm bảo Co Lộ (Bảo kiêm lý hai huyện Cam Lộ và huyện Hướng Hóa; Huyện Hướng Hóa sau đổi tên làm huyện Thành Hóa, một thời gian rồi đổi lại làm huyện Hướng Hóa như cũ).

(3). Cửu Châu tức chín châu ky my, nghĩa là những châu miền núi được triều đình áp dụng chính sách như viễn cho phép quản lý, ràng buộc lỏng lẻo. Nay đa phần thuộc về lãnh thổ của nước Lào. Gồm châu Mường Vang; Na Bôn (tức Sê Pôn); Thượng kế (Mường Nong); Tầm Bồn (Mường Phong); Mường Bổng (Nam Nam); Ba Lan (Pha Lan); Tá Bang (Pha Bang); Xương Thịnh (Xiêng Hem); Lòng Thình (Mường Phìn).

(4). Một nhánh sông bắt nguồn từ động Ba Tiên chảy về hướng Đông qua sông Hiếu đến Phủ thành Cam Lộ.

- Một nhánh bắt nguồn từ động Sất Lãng chảy về hướng Đông chuyển qua hướng Nam đến địa phận tổng Viên Kiệu chảy về hướng Đông qua tuần Ngưu Cước đến Thạch Hãn.

- Một nhánh từ nguồn Hoa Động, tổng Viên Kiệu chảy về hướng Đông qua Độ Lại Giang, rồi cả ba nhánh sông hợp lại ngã ba Da Độ (có người đọc Dạ Độ) rồi chảy ra biển đông.

- Một nhánh bắt nguồn từ phía Tây động Ba Tiên chảy ngược sáng hướng Tây qua An Man Bảo, lại chuyển qua Xương Thạnh, Tá Bang, Na Đi, Nam Cô Giang.

- Một nhánh từ động Sất Lãng chảy về phái Nam đến Ai Lao Bảo hợp với sông ở Thượng Kế Tầm Thanh, lại chảy về phái Tây đến Na Bi, Nam Cô giang. Rồi cả hai nhánh sông hội nhập lại cùng chảy qua Lãng Thời, Tầm Bôn, Mường Bổng rồi chảy đến sông Khung (Mê Kông)

(5). Huyện Địa Linh sau đổi thành huyện Gio Linh. Huyện Minh Linh sau đổi làm huyện Vĩnh Linh.

Phủ thành lúc đầu xây ở làng Nghĩa An, tổng An Lạc, huyện Địa Linh, bốn bể có bờ lũy bao bọc. Về sau phủ thành lại dời về xây ở làng Cam Lộ, lúc đầu đặt tên là thành Vĩnh Ninh, sau đổi tên làm thành phủ Cam Lộ.

(6). Các địa phận như Nam Cô Giang, Khe Rùa, Dàn Phù, Tầm Duyên, Mường Bổng, Tầm Bôn, Khung Giang, này thuộc đất Lào.

(7). Theo Đại Nam nhất thống chí thì An Man Bảo thuộc địa phận Làng Liên, có chu vi 80 trượng cao 5 thước, có 2 cửa ra vào.

 

Nguyễn Xuân Hòa - Hoàng Phước - Dương Phước Thu
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 150 tháng 03/2007

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

34 Phút trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground