Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Có một mái trường như thế

K

hông biết những người khác thế nào, chứ riêng tôi khi tuổi đã cao thường sống bằng kỷ niệm. Mà kỷ niệm khó quên nhất của tuổi già lại là thời thơ ấu. Kỷ niệm buồn cũng nhiều mà vui cũng không ít.

Lại thêm một đặc điểm nữa của tuổi già là những kỷ niệm ấy sôi trào lên khi những ngày lễ trọng đại của đất nước lại về, ngày mà lịch sử đã dành cho nó một vị trí không một ai có thể quên.

Ấy là mùa thu cách mạng lần thứ 5, tháng 8/1950  khi tôi đang là chú bé làm liên lạc viên ở Ban Tham mưu Trung đoàn 95 và được Trung đoàn cho đi học ở Trường Thiếu Sinh quân Liên khu 4.

Trường Thiếu Sinh quân liên khu 4 được thành lập vào ngày 6/1/1948 tại làng Bồ Hà - huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn) tỉnh Thanh Hoá theo sáng kiến của Thiếu tướng Nguyễn Sơn và tập thể Bộ Tư lệnh Liên khu 4. Con em cán bộ quân đội từ cấp đại đội trở lên, con em cán bộ Dân Chính Đảng cấp tỉnh và các em thiếu nhi đang phục vụ trong quân đội được thu nhận vào trường. Tôi vào trường là theo tiêu chuẩn thứ ba này và được biên chế vào Trung đội 18, đại đội 5 với biển tên trên túi áo dạng hình thoi. Đó là biển đeo của các học viên ở cấp học thấp nhất của trường lúc đó.

Trường Thiếu Sinh quân Liên khu 4 chỉ tồn tại có năm năm. Do điều kiện kinh phí và theo diễn biến của cuộc chiến, nên đến tháng 6/1952  tại xã Sơn Tiến huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh nhà trường đã làm lễ long trọng tuyên bố giải thể theo lệnh của Bộ Tư lệnh Liên khu 4. Tôi nhớ đó là một buổi sáng đẹp: trời xanh, gió nhẹ, vương làn mây mỏng xa xa và chút nắng vàng nhàn nhạt. Trên một sân vận động của xã và trường chúng tôi đã làm lễ chào cờ và hát bài ca truyền thống cuối cùng.

Tôi học ở đó được hai năm. Hai năm là quá ngắn so với sự học tại trường của một con người. Nhưng không hiểu sao, với tôi mái trường Thiếu Sinh  Quân ngày ấy sâu đậm đến thế, nó mãi mãi ở trong lòng tôi, nó mãi mãi là một dấu son đỏ chói trong cuộc đời, nó như là một chứng chỉ làm người của tôi. Không chỉ có tôi, đồng đội tôi vẫn có ấn tượng ấy cho dù họ diễn đạt rất khác nhau. Với họ Trường Thiếu Sinh quân là một phần đời của họ. Tôi hiểu nỗi lòng ấy và tôi cho họ có lý.

Trường Thiếu Sinh quân được tổ chức theo biên chế quân đội, kết hợp với trình độ học vấn và lứa tuổi. Trường mà không có trường. Trường đóng trong nhà dân. Bàn học là các cánh cửa xếp xuống. Ghế ngồi là những chiếc đòn tre tự đóng lấy. Bảng đen là những tấm ván được chùi bằng nhọ nồi với lá khoai lang đen nhánh. Đèn học ban đêm là một thanh nứa được che nhỏ làm thành cái lọng, dán giấy, quét vôi cho trắng rồi treo vào đấy một dĩa dầu lạc sáng gần như ngọn đèn điện mười oát.

Buổi sáng sau khi thể dục và vệ sinh cá nhân xong chúng tôi được điểm tâm một bát cháo hoặc vài củ khoai được chia sẵn theo khẩu phần. Ăn sáng xong lên lớp học văn hoá theo Trung đội. Mỗi Trung đội là một lớp, xê dịch từ ba mươi đến ba mươi lăm học viên. Chiều làm bài tập và chuẩn bị cho bài hôm sau theo tổ tam tam, hoặc theo tiểu đội. Từ mười sáu giờ là dành cho thể thao. Tối đến sinh hoạt văn nghệ hoặc tham gia công tác dân vận như dạy bình dân học vụ, giúp các gia đình neo đơn gánh nước, tuốt lúa, dọn sân vườn hoặc tham gia giúp các em nhi đồng địa phương học hát.

Mỗi tuần có một ngày học quân sự, chúng tôi được học các động tác cơ bản, tập đội hình, tập báo động hành quân, tập diễu binh, tập sử dụng súng trường và tham gia trực ban, trực nhật, gác đêm, tuần tra. Trường có nhiều đội văn nghệ, có đội bóng đá, bóng chuyền. Mỗi Trung đội có một tờ báo tường, có bảng chấm điểm thi đua. Mỗi năm những học viên chúng tôi được nhận hai bộ áo quần, rồi mũ dép và một khẩu súng tre.

Trường có từ lớp bốn đến lớp chín học theo chương trình phổ thông chín năm, có đủ các môn ngoại ngữ, âm nhạc, hội hoạ. Việc học chính trị được tổ chức rất chặt chẽ gắn liền hoạt động nhà trường với nhiệm vụ của quân đội. Hàng tuần vào ngày đầu tuần có lễ chào cờ, sau quốc ca là bài Thiếu Sinh quân ca. Tất cả đều hát bằng lời âm vang và hào hùng. Bài ca Thiếu Sinh quân của nhạc sĩ Phạm Duy với lời ca: "Đoàn Thiếu Sinh quân vượt chông gai theo chí lớn... quyết theo kịp đàn anh đang kháng chiến...". Dưới quốc kỳ chúng tôi nghiêm trang nghe nhận xét học tập tuần qua và những mệnh lệnh tuần tới của Giám đốc Nhà trường.

Từng năm một, các học viên lớp trên lần lượt được sang học tiếp các trường sỹ quan khác hoặc được bổ sung tăng cường cho các đơn vị chiến đấu...

Thật cảm động và cũng thật hiếm có một trường nào vào thời điểm đó mà có sự quan tâm trực tiếp và ưu ái của bác Hồ Tùng Mậu, của tướng Nguyễn Sơn, của tướng Trần Văn Quang như trường Thiểu Sinh quân Liên khu 4 lúc ấy.

Các Giám đốc nhà trường Võ Trí Sơn, Lê Thuyết. Đinh Nho Đang đều là những thầy giáo kiêm sỹ quan quân đội tài giỏi.

Trường được một đội ngũ thầy giáo và cán bộ toàn tâm toàn ý cho việc nuôi và dạy học mà tên tuổi ho mài mãi là niềm tự hào và kiêu hãnh của chúng tôi như: Nguyễn Như Cương, Nguyễn Hàm Chrâu, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Công Tiến, Nguyễn Công Nghênh,  Trương Tửu, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, Phạm Duy, Phạm Sửu, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Gia Cát, Nguyễn Hữu Tự, Hoảng Kim Điện, Hà Thị Hà Nam.

Con em Quảng Trị ra học ở Trường Thiếu Sinh quân theo nhiều con đường khác nhau. Có bạn tập trung tại Ba Lòng tổ chức thành một Trung đội do bác Trường Linh chỉ huy và sau này tỉnh cử anh Phạm Dựng dẫn ra như Lê Nam Thọ, Lê Trọng Bình, Phan Việt, Hoàng Khôi, Trần Chí Việt, Nguyễn Như Viên, Nguyễn Đình Ái, Trần Quang Cẩm... Có bạn đi theo giới thiệu của Bộ chỉ huy Phân khu Bình Trị Thiên và Trung Lào như Trần Công Tấn, Mai Duy Hối Hoàng Ngọc Man... Lại có bạn đi từ các Ban Chính Trị và Tham mưu của Trung đoàn 95 như Lê Ngọc Minh, Lê Bá Tạo. Dù đi theo hướng nào, tất cả đều là học sinh Trường Thiếu Sinh quân Liên khu 4 được cách mạng nuôi dạy và bồi dưỡng. Tất cả họ đều đã trưởng thành. Sau này họ là một bộ phận cán bộ nồng cốt của thời chống Mỹ trên nhiều lĩnh vực Quân sự. Văn hoá: Giáo dục, Báo chí, Văn nghệ, Kinh tế, Y tế...

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, một số bạn Quảng Trị đã trở lại chiến trường quê hươn,. đã góp công sức và xương máu với mảnh đất đã sinh ra và nuôi dạy mình, trong đó tiêu biểu là bạn Phan Lượng (Phan Việt) đã anh dũng hy sinh khi đang là Phó Bí thư huyện uỷ Gio Linh hoặc như bạn Hoàng Như Viên đã ngã xuống trên đất nước Angiêri trong biến cố tôn giáo và sắc tộc khi đang là chuyên gia của ngành Giáo dục.

Nhớ về một mái trường là nhớ về một ưu ái mà cách mạng sáng 8 đã dành .cho chúng tôi. Và vì vậy chúng tôi nguyện sống xứng đáng với vinh dự ấy.

Tháng 4 năm 2007

L.B.T

 

 

Lê Bá Tạo
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 158 tháng 11/2007

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

3 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground