Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cồn Cỏ với những tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch biển đảo

1 – Tiềm năng vượt trội

N

gay từ khi thành lập (Tại nghị định 174/2004/ NĐ – CP ngày 01/10/2004) và chính thức đi vào hoạt động từ 18/4/2005 Chính phủ đã có chủ trương đặc thù cho huyện đảo Cồn Cỏ là phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng – an ninh, trong đó ưu tiên xây dựng Cồn Cỏ trở thành hòn đảo du lịch biển/

Nằm ở biển Đông tỉnh Quảng Trị, huyện đảo Cồn Cỏ cách đất liền 13 – 17 hảy lý. Điểm gần nhất là Mũi Lay thuộc xã Vĩnh Thạch huyện Vĩnh Linh 13 hai lý cách cửa biển Cửa Tùng 15 hải lý và Cửa Việt 17 hải lý. Đảo Cồn Cỏ vì vậy được quy hoach là một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Tùng – Cửa Việt – Cồn Cỏ, nằm trong cụm du lịch phát triển phía bắc của tỉnh Quảng Trị. Nằm án ngữ ở cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ, vì vậy trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai, lúc nào Cồn Cỏ cũng có ý nghĩa chiến lược trọng yếu trong mối quan hệ kinh tế – lãnh thổ và quốc phòng – an ninh của đất nước. Điều đó thể hiện rõ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dảo Cồn Cỏ là chiến trường xưa gắn liền với những trận đánh ác liệt và lừng danh, từng được Bác Hồ trực tiếp…. lần gửi thư khen ngợi và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều di tích trận địa trên đảo gắn liền với những chiến công hiểm hách của cán bộ chiến sĩ đảo Cồn Cỏ, của quân và dân cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng là biểu tượng “thành thánh” cụ thể của dân tộc hiện đang được Sở Văn hóa – TDTT – DL hoàn tất hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhân “Di tích lịch sử quốc gia” sẽ là sản phẩm du lịch truyền thống đặc sắc ít nơi nào có được. Mặt khác, do nằm trong khu vực miền Trung, nơi giao nhau của các tuyến giao thông quan trọng Bắc – Nam và đặc biệt là tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nối Việt Nam với thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar… nên Cồn Cỏ cùng với Cửa Tùng – Cửa Việt được xác định sẽ là vùng động lực phát triển du lịch trên hành lang Đông – Tây, tạo thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưởng biển tổng hợp mang tầm quốc gia.

Theo kết quả điều tra năm 2005, Cồn Cỏ có tổng diện tích đất tự nhiên là 230 ha, trong đó diện tích rừng 180,71 ha chiến 78,44% diện tích của đảo. Địa hình của đảo là kết quả hoạt động kiến tạo dó núi lửa tạo ra, địa chất của đảo không phức tạp cùng với khí hậu đảo ôn hòa… nên Cồn Cỏ là một hải đảo có hệ sinh thái rừng và biển đẹp, tiềm ẩn những tiềm năng phong tục đa dạng, nổi trội về nhiều mặt để phát triển du lịch. Cồn Cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên. Thềm bờ biển phẳng, một số nơi rộng đến 200m với các thềm đá bazan dọc bờ biển có có các bãi tám nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò điệp, cát… Độ mặn nước biển không thay đổi theo mùa, trung bình 32%, nước biển trong. Nhiệt độ nước biển ổn định, trung bình hàng năm là 25,3 oC; tối đa trung bình 27,9oC và tối thiểu trung bình là 23,4oC, không tháng nào xuống dưới 21oC cho phép mùa tắm kéo dài. Hệ sinh thái 3 tầng trên đảo là một hệ sinh thái rừng khá hiếm của đảo núi lửa ở Việt Nam đang được giữ gìn và bảo vệ khá tốt. Vì vậy khí hậu trên đảo mát mẽ, trong lành, không bị ô nhiễm.

Cồn Cỏ nằm trong khu vực biển có hệ tài nguyên đa dạng và phong phú thuộc ngư trường Con Hổ, ngư trường miền Trung với diện tích khoảng 9.000km2. Đây là khu vực hội tụ của các loài hải sản Bắc và Nam vịnh Bắc Bộ, tại đây đã thống kê được 224 loài cá biển khơi trong tổng số 960 loài cá phân bố ở vị Bắc Bộ với các loài có giá trị cao như cá Mú, cá Ngừ, Cua, Ghẹ, Mực, Tôm Hùm… Ngoài ra còn có 113 loài san hô cứng, 56 loài rong biển, 46 loài động vật vây, 20 loài giáp xác, 87 loài cá rạn san hô, loài thực vật phù du và các loài quý hiếm như cá Heo, một họ vích (chelonidae), một họ quân đồng và một họ rùa da (dermochelyidae).

Cồ cỏ hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái trên biển của một vùng biển nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao và còn tương đối nguyên vẹn so với các vùng biển khác của Việt Nam. Cấu trúc địa sinh vật và đa dạng sinh học rất đặc trưng cho quần xã sinh vật ven biển Trung Bộ của Việt Nam. Rạn san hô ở Cồn Cỏ được đánh giá là đang trong tình trạng rất tốt, độ phủ cao, đa dạng về thành phần loài và còn tương đối nguyên vẹn, chỉ đứng sau Phú Quốc, Côn Đảo và Hòn Mun. UBND tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định (số 2090/ QĐ – UBND ngày 14/ 10/ 2009) về việc thành lập khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với tổng diện tích 4.532 ha theo loại hình bảo tồn loài, sinh vật cảnh gồm hệ sinh thái rạn san hô và các loài động, thực vật biển quý hiếm…

Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, song hiện nay hoạt động du lịch của đảo Cồn Cỏ chưa được khởi động, chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như du khách.

2 – Nhưng thách thức:

5 năm qua, lãnh đạo huyện Cồn Cỏ đã chú trọng, tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch và từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng. Về mặt quy hoạch đến nay, bên cạnh việc rà soát bổ sung, quy hoạch tổng thể KT – XH, huyện đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết du lịch; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch các tuyến đường giao thông trên đảo theo định hướng xây dựng đảo Cồn Cỏ thành điểm du lịch biển đảo. Trong quá trình triển khai các đề án quy hoạch huyện đã tranh thủ được sự tham gia tư vấn của các chuyên gia nước ngoài, tư vấn chuyên ngành của các Bộ, Ngành chức năng, sự tham gia nghiên cứu của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học của các trường Đại học lớn trong nước và các Cơ quan quân sự địa phương. Trong một thời gian ngắn huyện đảo Cồn Cỏ đã chú trọng đúng mức cho công tác quy hoạch, đặc biệt tại kỳ họp vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua Đề án quy hoạch, kế hoạch năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm đưa ra các chương trình, kế hoạch kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng thế mạng để phát triển du lịch, góp phần phát triển KT – XH của huyện từng năm và định kỳ sẽ khắc phục được tình trạng thiếu kế hoạch hoặc chắp vá gây lãng phí nguồn đầu tư.

Đồng hành với công tác quy hoạch, trong những năm qua huyện cũng đã chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Một số cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như hệ thống âu tàu cảng cá, kê chống xói lở Bến Tranh; đường giao thông chủ đạo chạy quanh đảo dài 5km, tuyến T2, N5, T1B trong khu vực trung tâm hành chính đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và phục vụ du lịch, trên đảo đã có một số giếng khoan có nước ngọt, trữ lượng tuy không lớn nhưng đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng dự án thu gọn, dữ trữ và cung cấp nước tập trung cho toàn đảo. năm 2009 huyện đã đầu tư xây dựng một trạm cấp điện bằng động cơ diezd có tổng công suất  132KVA, đủ cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên đảo. Về thông tin và liên lạc đã đầu tư 2 trạm viễn thồng qua Vinaphone và Viettel, Đài PTTH, trạm đèn biển, khí tương, ra đa… Đó chỉ là cơ sở hạ tầng đầu tư ban đầu, việc phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ ngoài những hạn chế chung của các tỉnh ven biển và các đảo của Bắc Trung Bộ còn có những thách thức riêng.

Là một huyện đảo độc lập giữa biển, việc đầu tư phát triển du lịch vào đảo là khá tốn kém, cao hơn 2 lần so với đầu tưu vào đất liền. Mùa mưa bão từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau nên giao thông đi lại giữa đảo và đất liền thường gặp khó khăn; thời vụ trong kinh doanh biển đảo hàng năm khoảng chừng 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8) mà ngay cả trong thời gian này có năm cũng xãy ra bão, lũ nên việc kinh doanh du lịch cũng gặp khó khăn. Vì vậy trong những năm qua sản phẩm du lịch và các loại hình phục vụ khách du lịch phát triển với tốc độ chậm, mang tính tự phát, chất lượng còn nhiều hạn chế, kết quả kinh doanh chưa đáng kể. Các loại hình dịch vụ trên đảo chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và ngư dân trên các tàu thuyền ghé đảo. Hoạt động dịch vụ này diện có 5 hộ gia đình với khoảng 10 lao động tham gia, chủ yếu phục vụ ăn uống, giải khát, cung cấp nh yếu phẩm phục vụ sinh hoạt và giải trí. Dân số huyện đảo hiện mới có khoảng 400 người, chủ yếu là LLVT và cán bộ hưởng lương Nhà nước. Một số bộ phận nhỏ gồm 11 hộ gia đình thuộc khu dân cư vốn là Thanh niên xung phong chưa có việc làm ổn định, thu nhập chủ yếu nhờ dịch vụ bôn bán nhỏ và làm công cho các công trình xây dựng trên địa bàn, vì vậy huyện và các cơ quan chức năng của tỉnh đang tích cực tham mưu xây dựng đề án di dân ra đảo theo hướng ưu tiên lực lượng lao động phục vụ du lịch.

Từ những khó khăn, thách thức nói trên đặt ra cho huyện đảo Cồn Cỏ là cần có chuyên trình, kế hoạch cơ sở vật chất, hình thành một số sản phẩm di lịch khép kín đạt tiêu chuẩn làm điểm nhấn, tạo đà cho việc phát triển du lịch huyện đảo. Ngay từ bây giờ phải có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, nguồn lực lao động để đáp ứng nhu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển.

3 – Hướng tới một đô thị biển:

Để có một đô thị biển theo cấu trúc “Bản sắc, hiện đại, sinh tái, đa chức năng” (hay du lịch sinh thái biển đảo; du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao) như du lịch tắm, nghỉ dưỡng biển gắn với các hoạt động thể thao dưới nước như bơi lặn, chèo thuyền; du lịch ẩm thực thưởng thức các đặc sản biển miền Trung: tôm, cua, ghẹ, cá, mực; du lịch thể thao biển, nghiên cứu hải dương học, lặn biển, đi thuyền đáy kính xem san hô, du lịch hội nghị, vui chơi có thưởng; du lịch lịch sử thăm các di tích lịch sử và giáo dục truyền thống… Trước mắt cũng như lâu dài huyện đảo Cổn Cỏ phải tuân thủ nghiêm ngặt phương án tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan của đề án đã được duyệt. Theo đó, diện tích quy hoạch phát triển du lịch trên toàn đảo gồm 46 ha, bao gồm các khu chức năng: Khu trung tâm du lịch, Khu dân cư (Phát triển chủ yếu về hướng đông và phía tây khu trung tâm hành chính với quy mô nhỏ, mỗi khu khoảng 100 ha); Khu dịch vụ (nằm xen lẫn trong tổng thể); Khu trung tâm hành chính huyện; Khu công viên cây xanh (là diện tích rừng giữ lại năm giữa khu hành chính và hậu cần nghề cá ở phía Tây); Khu vực phát triển mới (Gồm dịch vụ nghỉ dưỡng và khách sạn phát triển về phía Đông và khu hành chính); Khu công cộng và các điểm di tích lịch sử. Các khu vực phát triển về du lịch trên đảo bao gồm du lịch tự do; du lịch theo biển chỉ dẫn; và du lịch có hướng dẫn viên hướng dân. Các loại công trình phải phù hợp với cảnh quan thiên nhiên trên đảo. Cụ thể là nhà mái dốc kiên cố, màu sắc thanh thoát nhẹ nhàng phù hợp với không gian xanh của đảo thấp dần về hướng biển. Hạn chế các công trình che chắn tầm nhìn phục vụ cho du lịch cũng như quốc phòng an ninh. Hạn chế xây dựng khu vực ven biển, tập trung xây dựng, khai thác các bãi tắm nhỏ đặc trưng ở khu vực Bến Nghè. Các công trình phụ trợ xây dựng bằng vật liệu tại chỗ, cụ thể là đá… Như vậy bố cục không gian Cồn Cỏ được tổ chức, sắp xếp như sau: mở rộng phát triển các khu du lịch gắn liền với các khu dịch vụ thương mại chủ yếu là hướng Đông. Hướng Nam mở rộng khu Trung tâm hành chính huyện theo hướng kết hợp với các khu dân cư và dịch vụ đặc trưng như ẩm thực, lưu niệm. Hướng Tây phát triển khu dịch vụ hậu cần nghề cắ kết hợp phát triển dân cư nhằm khai thác thế mạnh của khu vực bến cảng. Phía Bắc là khu vực kiểm soát nghiêm ngặt rừng tự nhiên và dải sinh vật cảnh ven bờ phục vụ du lịch và nghiên cứu khoa học .

Hướng tới một đô thị biển, Đề án phát triển du lịch huyện đảo Cồn Cỏ đã chia ra các giai đoạn, cắm 3 cái mốc để kêu gọi đầu tư, xây dựng:

1 – Giai đoạn khởi động (2010 - 2015):

- Tập trung xây dựng nhằm hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nhân sinh, phát triển KTXH nói chung, đảm bảo QPAN, đồng thời làm cơ sở cho phát triển du lịch huyện đảo.

- Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, đồng thời tiến hành đầu tư mới một số cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng một số sản phẩm du lịch: các điểm lặn biển (lặn nông); đi thuyền đáy kính xem san hô bãi tắm; dạo đường mòn trong rừng; phục dựng một số di tích lịch sử kết hợp phòng truyền thông;… nhằm phục vụ nhu cầu về thăm và làm việc của các cựu chiến binh, cán bộ, nhân dân, khách du lịch trong và ngoài nước nhất là thế hệ trẻ.

2 – Giai đoạn phát triển (2015 - 2020):

Lập các dự án keeo gọi và tập trung đầu tư phát triển các cơ sở du lịch và dịch vụ. Xây dựng Cồn Cỏ thành điểm du lịch sinh thái thu hút du khách với các sản phẩm du lịch như: Du lịch thể thao biển; nghiên cứu hải dương học; lặn biển (lặn sâu); du lịch văn hóa lịch sữ; du lịch hội nghị; du lịch tuần trăng mật; vui chơi có thưởng; câu cá, ẩm thực…

3 – Giải đoạn hoàn thiện (sau 2020):

Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại. Hoàn thành về cơ bản xây dựng đảo Cồn Cỏ trở thành điểm du lịch sinh thái biển chất lượng cao; Hoàn thiện phát triển Đảo theo quy hoạch, đồng thời phát triển các loại dịch vụ và sản xuất khác để đưa KTXH của đảo lên trình độ phát triểm mới.

Về tăng cường đầu tư, huyện cũng đã xác định một số lĩnh vực để tập trung đầu tư có trọng điểm về cơ sở hạ tầng.

- Đến năm 2015: Ưu tiên nguồn vốn nganh sách đầu tư hoàn chỉnh các dự án cơ sở hạn tầng dang dở hoặc xây dựng mới, sớm đưa vào khai thác như: - Tuyến vận tải Cửa Tùng – Cồn Cỏ - Cửa Việt; đường giao thông quanh đảo; kè chống xói lở bờ biển từ Bến Nghè – Bến Sông Hương; trạm cung cấp điện giai đoạn 2; trạm cung cấp nước giai đoạn 2…

- Đến năm 2020: Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư hoàn thành các dự án hỗ trợ phục vụ du lịch: Sân vận động; Các thiết chế văn hóa; Công viên trung tâm; hỗ trợ các dự án phát triển làng nghề, chế biến hải sản phục vụ du lịch…

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch:

Dến năm 2015: Hoàn thành việc mở tuyến vận tải Cửa Tùng – Cồn Cỏ - Cửa Việt, có tàu thường xuyên đưa khách ra đảo; xây dựng bãi tắm và cơ sở lưu trú 50 phòng với tiêu chuẩn đạt từ tối thiểu đến 2 sao.

- Đến năm 2020: Xây dựng khu du lịch sinh thái, khu Resort; xây dựng các điểm dịch vụ phục vụ du lịch, khu khách sạn đạt 100 phòng lưu trú, trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn 3 – 4 sao chiếm khoảng 40 – 50%

- Sau năm 2020: Hoàn thành bến cập tàu du lịch chất lượng cao; Khu vui chơi giải trí có thưởng…

Cùng với các cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai; tự do hóa đầu tư; vì thức; xuất nhật cảnh, cư trú chính sách di dân và phát triển nguồn nhân lực… của UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành địa phương và các Bộ, Ngành TW… những tiềm năng và lợi thế của Cồn Cỏ nhanh chóng được khai thác để sớm hình thành nên khu du lịch biển trọng điểm phía Bắc của tỉnh Quảng trị là Cửa Tùng – Cửa Việt – đảo Cồn Cỏ.

 

 

A.T

 

 

Anh Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 190 tháng 07/2010

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

21 Giờ trước

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

21 Giờ trước

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

21 Giờ trước

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

21 Giờ trước

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground