T |
háng 4 năm 1949, Trung đoàn bộ 95 đóng ở Khe Cau chiến khu Ba Lòng. Sáng tinh mơ tôi ra bờ sông Thạch Hãn để tập thể dục. Nhìn xuôi phía Đá Nổi thấy hai tốp sáu người đi lên. Ba người đi đầu cao, gầy, mặc rất gọn gàng, đầu đội nón lá, lưng đeo ba lô nhẹ, vai mang xà cốt có cái khăn mặt ở quai.
Mới đó mà đã sáu năm rồi kể từ ngày Nguyễn Chánh hết hạn tù đày ở Buôn Ma Thuột đi Am Trì, Ba Tơ. Nhớ những đêm cùm chân bên nhau ở buồng số 6, những buổi thảo luận sôi nổi về chủ nghĩa Mác Lê Nin và tình hình chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô sẽ thắng, Đức quốc xã sẽ thua. Về chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, phương pháp vận động tổ chức cách mạng của chúng ta nhất định sẽ thắng. Anh Chánh là một cây lý luận xuất sắc, giọng nói trong sáng rõ ràng, tinh thần quyết chiến quyết thắng và tin tưởng cách mạng Việt
Tôi quay sang chào đồng chí Phạm Văn Đồng và xin lỗi ông. Một người nghe tiếng đã lâu nay nay mới gặp lần đầu. Anh cao, gầy, nhưng khỏe mạnh, cứng rắn, vững chắc. Tôi hơi ngượng vì mặc quần đùi đứng trước mặt hai vĩ nhân là đại diện Trung ương Đảng Liên khu 5, một người là Tư lệnh Chính ủy Liên khu trong một tình huống rất bất ngờ... Anh Đồng cười sảng khoái, nắm chặt tay tôi: “Chào Trung đoàn trưởng, người bếp trưởng năm xưa, nấu ăn giỏi, đánh giặc tốt, chúng ta đi vào nhà thôi”.
Dưới lùm cây che khuất, một túp nhà tranh bên bờ suối Khe Cau, một chiếc bàn tre xinh bốn bên nẹp bốn khúc gỗ gác chân kèo, đấy là nhà ở của Trung đoàn trưởng vừa là Chỉ huy Sở Trung đoàn 95. Tôi mời các đồng chí vào bàn ngồi. Anh Chánh nói ngay: - Trên đường đến đây an toàn, gặp được Trung đoàn trưởng là rất may mắn, từ đây ra Đức Thọ Hà Tĩnh, Thắng tổ chức cho chúng mình đi an toàn, nhanh chóng, bí mật. Tối nay vượt đường 9 đi đến Thủy Ba khoảng 12 giờ đêm được không. Tôi mời hai đồng chí và đoàn nghỉ một giờ để tôi đi chuẩn bị. Tôi đến nhà đồng chí Đại tham mưu trưởng trung đoàn, gọi hai đội trưởng trinh sát cảnh vệ tiểu đoàn trưởng ban tác chiến đến bàn kế hoạch bảo đảm.
Tôi giao nhiệm vụ: Hiện nay có một đoàn cán bộ Trung ương rất quan trọng gồm hai mươi đồng chí có 3 nữ đã có mặt ở Trung đoàn ta. Tối nay Đoàn cần qua đường 9 an toàn tuyệt đối. Tôi giao nhiệm vụ cho Tham mưu trưởng và 3 đồng chí ngay bây giờ lấy 2 tiểu đội trinh sát và vệ binh đi ra Cùa bố trí cảnh giới đường 9 đến trạm Ba Thung, báo cáo trực tiếp với tôi ở đồi Không Tên Đèo Cùa. Đồng chí đội trưởng trinh sát sẽ dẫn tổ 3 người đi thẳng ra Trạm Giang Phao đến Thủy Ba, huy động lực lượng du kích bố trí bảo đảm an toàn tuyệt đối trên đường đi đêm kể cả kế hoạch chống cọp. Vĩnh Linh phải bố trí đủ chỗ ngủ cho đoàn từ 12 giờ đêm đến sáng. Các đồng chí thấy có làm được không?” Tất cả đều nhất trí, trả lời là được. “Đồng chí trưởng tiểu ban tác chiến lấy một liên lạc cùng đồng chí chỉ huy của đoàn đi xuống Đá Nổi dẫn đoàn, ở đó qua sông vượt dốc Làng Hà đi Cùa. Còn đồng chí ra lấy hai thuyền nhỏ lên bến Khe Cau chở chúng tôi qua sông Ba Lòng lên chân dốc...”.
Trở về nhà báo cáo kế hoạch cụ thể xong, anh Chánh hồ hởi, nói: “Chúng ta lên đường”. Trên đó độc mộc chống ngược sông khoảng 500 mét, tôi giới thiệu chiến khu Ba Lòng và sông Thạch Hãn với 2 đồng chí. Đến chân dốc Chanh một tốp đi trước leo đến đỉnh thì nghỉ lại chờ cả đoàn đến, anh Chánh kéo tôi lại trước mặt 3 người giới thiệu: “Đây là chị Đồng và cháu Phạm Văn Dương”, lúc ấy khoảng 3 tuổi. Xuống dốc rồi tôi tranh thủ báo cáo tình hình Bình Trị Thiên và trao đổi quan hệ trực tiếp với Liên khu 5 nhất là Đà Nẵng, quân cảng, sân bay, tàu hỏa và đội ứng chiến của địch, lực lượng chủ bài của địch. Đến làng Mai Lộc, tất cả đoàn được bố trí nhà nghỉ, tôi đến nhà 2 đồng chí Đồng, Chánh xem xét hầm tránh máy bay và pháo xong, đề nghị các anh để đoàn nghỉ ít nhất 3 giờ, tối mới có sức đi. Tôi xin phép hai đồng chí đi kiểm tra việc chuẩn bị để khoảng 17 giờ sẽ đón đoàn ở điểm hẹn khác.
Tôi cùng huyện đội trưởng Cam Lộ lên đồi Không Tên ở đèo Cùa gặp Đại. Nghe báo cáo kế hoạch cảnh giới hai bên đường 9 đến 16 giờ thì tất cả các tổ đã vào vị trí. Ba hôm nay địch ở Cam Lộ không bắn pháo cối ra dọc đường liên lạc của ta. Không có lính tuần tiễu cũng không có các đoàn xe vận tải qua Lào. Tất cả chúng tôi nhất trí đánh giá là đường đi tối nay an toàn và quyết định 18 giờ thì qua đường 9, đồng thời chỉ định đồng chí Bình huyện đội trưởng đi ra đường 9 kiểm tra các tổ cảnh giới phía đông. Đồng chí Đại trở lại Mai Lộc đón đoàn, tôi đến điểm hẹn chờ đoàn.
Đến khoảng 17 giờ, tôi giới thiệu từ đây đến Ba Thung khoảng 4 km, đã bố trí cảnh giới bảo vệ. Đoàn đi chia làm 6 tốp, đi cách nhau 7 đến 8 mét, một tốp do Đại dẫn đầu. Anh Đồng nói to: “Cảnh quan đẹp quá... ta vẫn phải làm chủ đất ta...”. Tôi đứng lại xem xét các tổ xuất quân và nhắc: “Đi sát nhau, nếu có máy bay qua thì ngồi tại chỗ”. Tôi vượt lên đến kịp đoàn. Anh Chánh đến giữa đường 9 đúng 18 giờ, trời còn sáng rõ, đến trạm Ba Thung đúng 19 giờ, dừng lại ăn cơm tối. Anh Đồng nói: “Đồng chí Thắng hoàn thành nhiệm vụ này trở về đơn vị lo công việc, cho tôi thay mặt đoàn gửi lời chúc mừng thắng lợi đến bộ đội, nhân dân Quảng Trị, rất cảm ơn, cảm ơn”. Tôi nói: “Xin chấp hành mệnh lệnh đồng chí, chúc đoàn chân cứng đá mềm đi đến Việt Bắc an toàn. Từ đây đi đêm không có giặc phục kích, đoàn chú ý đi đường đội hình rút ngắn lại, các đồng chí bảo vệ chú ý sục sạo cọp...”. Tôi tạm biệt hai đồng chí và tạm biệt đoàn, hẹn ngày gặp lại ở Việt Bắc hay Hà Nội.
Nửa thế kỷ qua tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỷ niệm không thể nào quên với đồng chí Nguyễn Chánh, một đảng viên Cộng sản kiên cường dũng cảm, một nhà lý luận hiểu chủ nghĩa Mác Lê Nin sâu sắc, một tướng lĩnh tài ba sáng tạo đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tiếc rằng đồng chí đã trở về với tổ tiên qúa sớm. Đồng chí Phạm Văn Đồng một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo sáng tạo của cách mạng Việt
L.N.T